Các mô hình phân tích chiến lược

Chúng tôi xin giới thiệu bài Các mô hình phân tích chiến lược được VnDoc sưu tầm và tổng hợp nhằm giúp các bạn nắm bắt kiến thức lý thuyết đầy đủ của môn Quản trị dịch vụ lữ hành để hoàn thành bài thi môn học một cách hiệu quả

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Mỗi ngành đều có mức độ cạnh tranh riêng. Các doanh nghiệp cần lưu ý để dự báo và xác định chiến lược đúng đắn nhất.

1. Mô hình cổ điển

Là mô hình phân tích nhằm đối chiếu các điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp với những cơ hội và những mối đe dọa của môi trường. Mô hình này về sau trở thành những công cụ truyền thống trong quá trình hoạch định chiến lược của các chính trị gia.

Trong kế hoạch chiến lược những năm 60 hầu như các doanh nghiệp tập trung vào một mục tiêu là đánh giá mức độ tương thích giữa 03 yếu tố đặc trưng sau:

- Khả năng và các nguồn của doanh nghiệp.

- Cơ hội và những đe dọa đối với doanh nghiệp.

- Hệ thống giá trị và mong muốn của nhà lãnh đạo.

Một chiến lược được xem là hợp lý khi có sự tương thích giữa 03 yếu tố trên, được ký hiệu bằng 03 chữ E: Environnement (môi trường), Entreprise (doanh nghiệp) và Entrepreneur (chủ doanh nghiệp).

2. Phân tích môi trường cạnh tranh của M. Porter

Để phân tích môi trường cạnh tranh, M. Porter cũng đưa ra năm lực lượng cạnh tranh (được tóm tắt qua sơ đồ) sau:

- Sự đe dọa của những người mới nhập ngành tiềm năng.

- Cường độ cạnh tranh của các nhà cạnh tranh trong ngành.

- Mối đe dọa của các sản phẩm thay thế.

- Quyền lực của khách hàng.

- Quyền lực của các nhà cung cấp.

Để phân tích các đối thủ cạnh tranh, doanh nghiệp cần phải lưu ý đối thủ nào mới xuất hiện, đối thủ nào sẽ xuất hiện. Làm thế nào để cản trở sự ảnh hưởng và hạn chế sự xâm nhập của các đối thủ này. Đó là những câu hỏi đặt ra cho các doanh nghiệp.

3. Phương pháp ma trận Swot

Vận dụng phương pháp Ma trận Swot là phân tích những mặt mạnh (S-trengths), những mặt yếu (W- weaknesses), các cơ hội (O- Opportunites) và các nguy (T- Threats), phối hợp những mặt trên để xác định, lựa chọn chiến lược kinh doanh cho phù hợp với công ty.

Bước 1: Liệt kê những cơ hội chính.

Bước 2: Liệt kê những mối đe dọa chủ yếu bên ngoài công ty.

Bước 3: Liệt kê những điểm mạnh chủ yếu

Bước 4: Liệt kê những điểm yếu của nội bộ doanh nghiệp.

Bước 5: Kết hợp điểm mạnh bên trong với cơ hội bên ngoài và đề xuất phương án chiến lược O-S thích hợp. Chiến lược này để phát huy điểm mạnh và tận dụng cơ hội.

Bước 6: Kết hợp điểm yếu bên trong với cơ hội bên ngoài và đề xuất phương án chiến lược WO thích hợp, để khắc phục điểm yếu bằng cách tận dụng cơ hội.

Bước 7: Kết hợp điểm mạnh bên trong với cơ hội bên ngoài và đề xuất phương án chiến lược S-T thích hợp nhằm tạo lợi thế mạnh để đối phó với nguy cơ đe dọa từ bên ngoài

Bước 8: Kết hợp điểm yếu bên trong với mối đe dọa bên ngoài và đề xuất phương án chiến lược W-T thích hợp để giảm thiểu ảnh hưởng của điểm yếu và phòng thủ trước mối đe dọa từ bên ngoài

---------------------------------------

Chúng tôi đã giới thiệu nội dung bài Các mô hình phân tích chiến lược về đặc điểm của mô hình cổ điển, phân tích môi trường cạnh tranh của M. Porter và phương pháp ma trận Swot...

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn bài Các mô hình phân tích chiến lược. Các bạn có thể tham khảo thêm một số tài liệu của các môn học trong Cao đẳng - Đại học cũng như Cao học khác để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.

Đánh giá bài viết
1 50
Sắp xếp theo

    Cao đẳng - Đại học

    Xem thêm