Cách tính giá cho bộ phận bán hàng (tính giá tour)
VnDoc xin giới thiệu bài Cách tính giá cho bộ phận bán hàng (tính giá tour) được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp nhằm giúp các bạn để có thể hoàn thành bài thi môn học một cách hiệu quả
Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.
Bài: Cách tính giá cho bộ phận bán hàng (tính giá tour)
1. Căn cứ vào các yếu tố liên quan đến sản phẩm dịch vụ
Các chi phí thực tế
- Chi phí vận chuyển: vé máy bay (hàng không), vé tàu hỏa, vé tàu thủy, ôtô, vé cáp treo…
- Chi phí phòng: khách sạn, resort, nhà trọ, lều…
- Chi phí ăn uống
- Chi phí tham quan: vé tham quan, thuyền,
- Thuế nhà nước
Các chi phí bổ sung
- Khăn; nước; bảo hiểm;
- Dịch vụ ghế, dù (bãi biển), vé xem xiếc;
- Phí dịch vụ xuất nhập cảnh (visa, passport), thuế sân bay…
- Phí tổ chức các trò chơi (team).
- Tiền tip
- Tiền hoa hồng, chiết khấu cho đối tác
Các chi phí dự kiến phát sinh
- Phát sinh vé máy bay, phòng khách sạn, tàu, xe … vì sự cố thiên tai
- Phát sinh do lỗi của người thừa hành hoặc khách hàng
2. Công thức, bảng chiết tính giá tour
* Bảo đảm chiết tính đủ:
- Lưu ý giá gồm những dịch vụ cơ bản và quan trọng như vé máy bay, vé tàu, phòng khách sạn, thuế, hoa hồng của khách, phí tham quan, các dịch vụ hỗ trợ gia tăng đối với những đoàn có phục vụ hội nghị…
- Lợi nhuận của doanh nghiệp.
* Bảo đảm chiết tính ghi hiệu ứng tốt đối với khách hàng:
-Lưu ý khi làm tròn số.
-Giá tour thể hiện số lẻ: 594, 596…
-Giá tour thể hiện số “tâm lý” như số 7, 9
3. Cách thức bán hàng
- Tiến trình bán hàng tại chỗ.
- Tiến trình bán hàng qua điện thoại, email, fax.
- Tiến trình bán hàng qua thương mại điện tử.
- Tiến trình bán hàng theo dịch vụ giá trị gia tăng.
- Tiến trình bán hàng, dịch vụ tại các khách sạn, sân bay, điểm du lịch...
4. Cách thức hợp đồng và đàm phán với khách hàng
Căn cứ vào:
- Nhu cầu của khách hàng.
- Tâm lý của khách hàng.
- Lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp.
- Những kết quả nghiên cứu về đối thủ cạnh tranh.
- Giá cả và dịch vụ cung cấp của đối tác.
5. Cách hạn chế rủi ro trong quá trình hợp đồng với khách hàng
1. Trước khi hợp đồng
- Kiểm tra tất cả những dịch vụ mà người bán sắp cung cấp cho khách hàng.
- Lưu ý các dịch vụ có thể phát sinh trong quá trình thực hiệu.
- Chú ý các điều khoản ghi trong hợp đồng: hủy – phạt, thời gian và hình thức thanh toán...
2. Trước khi thực hiện thanh lý hợp đồng
- Kiểm tra tất cả những dịch vụ mà người bán đã cung cấp cho khách hàng.
- Đừng quên phụ thu các dịch vụ phát sinh đã thống nhất với khách hàng.
- Thống nhất nội dung chi tiết ghi trong hóa đơn cho khách hàng.
- Chú ý các điều khoản ghi trong thanh lý hợp đồng: thời gian và hình thức thanh toán...
---------------------------------------
Chúng tôi đã giới thiệu nội dung bài Cách tính giá cho bộ phận bán hàng (tính giá tour) về căn cứ vào các yếu tố liên quan đến sản phẩm dịch vụ, công thức, bảng chiết tính giá tour, cách thức bán hàng, cách thức hợp đồng và đàm phán với khách hàng, hạn chế rủi ro trong quá trình hợp đồng với khách hàng...
Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn lý thuyết bài Cách tính giá cho bộ phận bán hàng (tính giá tour). Các bạn có thể tham khảo thêm một số tài liệu của các môn học trong Cao đẳng - Đại học cũng như Cao học khác để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.