Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Bản chất, nội dung, vai trò và ý nghĩa của quản trị hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành

Bản chất, nội dung, vai trò và ý nghĩa của quản trị hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành được VnDoc sưu tầm và tổng hợp nhằm giúp các bạn nắm bắt kiến thức lý thuyết đầy đủ của môn Quản trị dịch vụ lữ hành để hoàn thành bài thi môn học một cách hiệu quả

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Quản trị kinh doanh dịch vụ lữ hành trong điều kiện cạnh tranh là tìm cách, biết cách tác động đến những người cấp dưới, những người thừa hành để tạo ra và duy trì các lợi thế về chất lượng sản phẩm, giá cả, thời hạn, sự thuận tiện và uy tín thương hiệu doanh nghiệp.

Người Nhật sử dụng Mô hình 7 chữ S để nói lên những thành tố cơ bản của hệ thống quản trị, rất thích hợp để áp dụng trong việc quản trị hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành.

Mô hình 7 chữ S bắt đầu từ 7 từ tiếng Anh: Strategy, Structure, System, Staff, Style, Skill, Shooting mark.

Strategy: Chiến lược: Định hướng tổng quát: đạt được mục đích gì, thông qua hoạt động nào, trên cơ sở các nguồn lực nào trong tương lai xa?

Structure: Cơ cấu tổ chức quản lý: Lựa chọn, thiết lập và không ngừng hoàn thiện cơ cấu tổ chức quản lý theo yêu cầu của thực tế và mục tiêu đã đặt ra.

System: Hệ thống: Là sự phối hợp các hoạt động giữa các bộ phận trong hệ thống.

Staff: Cơ cấu nhân lực: xác định và không ngừng làm cho cơ cấu nhân lực đáp ứng, phù hợp với yêu cầu của hoạt động kinh doanh.

Style: Phong cách làm việc: Đó là đặc điểm của người phụ trách chính khi thực hiện mục tiêu của tổ chức.

Skill: Kỹ năng: Đội ngũ lãnh đạo, quản lý và toàn thể nhân viên không chỉ có kiến thức cần thiết mà còn phải thành thạo trên thực tế công việc.

Shooting mark: Mục tiêu: Đó là ý đồ (ý tưởng) hoặc triết lý kinh doanh mà một tổ chức thấy cần truyền thụ cho các thành viên của mình và hướng các nỗ lực.

Trong 7 yếu tố trên, 3 yếu tố đầu là 3 chữ S “Cứng” vì đó là những yếu tố rõ ràng, tồn tại trên thực tế. Còn 4 yếu tố đầu là 3 chữ S “Mềm”. Bảy yếu tố ảnh hưởng lẫn nhau, cùng phát huy tác dụng. Nếu một phương pháp quản trị thiếu một trong những yếu tố đó thì nó không thể phát huy đầy đủ tiềm lực bên trong của doanh nghiệp và không phải là một phương pháp hoàn thiện.

Tầm quan trọng của 7 yếu tố là không ngang nhau. Ba yếu tố đầu là những yếu tố bên ngoài dễ bị người khác học theo và nắm bắt dễ dàng. Các nhân tố về chế độ, cơ cấu tổ chức và chiến lược trong quản lý phát huy như thế nào, hiệu quả nó ra sao phụ thuộc một cách trực tiếp vào 4 nhân tố mềm, trong đó mục tiêu của doanh nghiệp là yếu tố quan trọng nhất, vì nó là bộ mặt tinh thần của doanh nghiệp, quyết định mối quan hệ của chủ tịch hội đồng quản trị, giám đốc và nhân viên, giữa người quản lý và người bị quản lý, giữa cán bộ quản lý các cấp.

1. Về chiến lược kinh doanh

- Cần coi trọng sự sáng tạo trong chiến lược kinh doanh

- Thừa nhận tầm quan trọng của thị phần và phát triển thị phần. Nếu vì mục đích tăng thị phần thì doanh nghiệp cũng không nên ngần ngại hạ giá bán để khách hàng cùng được lợi.

- Nhấn mạnh mục tiêu chất lượng và giá cả. Kỹ nghệ marketing, phương pháp tổ chức kinh doanh, tổ chức lao động… là công cụ cho việc thực hiện các mục tiêu đó.

- Đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ và phát triển sản phẩm mới, độc đáo so với đối thủ cạnh tranh.

2. Về cơ cấu tổ chức quản lý

- Giao quyền cho các giám đốc bộ phận hoặc trưởng các bộ phận hoạt động tự chủ và chuyên sâu theo công việc.

- Xác định mục tiêu, phương châm hướng đến khách hàng.

- Nâng cao tính linh hoạt trong các bộ phận.

- Phát huy sở trường của các bộ phận, để họ có thể thích ứng và trưởng thành nhanh chóng.

Ưu điểm: Cơ cấu tổ chức theo từng bộ phận sẽ giúp bồi dưỡng một đội ngũ quản lý, giám đốc giỏi.

Nhược điểm:

- Do các bộ phận thường thực hiện công việc một cách độc lập nên họ thường có xu hướng thoát khỏi sự điều khiển của tổ chức, thậm chí khó lòng thúc đẩy sự hợp tác của các bộ phận.

- Những bộ phận chuyên môn hóa cao độ sẽ không có tầm nhìn xa và nguồn lực cần thiết để đối phó với những nguy cơ to lớn mà cả doanh nghiệp có thể gặp phải.

Vì thế, giải pháp cho việc cơ cấu tổ chức theo từng bộ phận có thể thể áp dụng 4 biện pháp sau:

+ Thiết lập ở mỗi bộ phận một cán bộ kiểm tra trực thuộc văn phòng tổng giám đốc, đồng thời thiết lập chế độ kiểm toán theo nguyên tắc quản lý toàn diện và tập trung.

+ Quản lý nhân sự cần tập trung vào trong tay tổng giám đốc.

+ Tập trung quản lý việc đào tạo cán bộ.

3. Về hệ thống

- Cơ cấu tổ chức chỉ cung cấp bộ khung về tổ chức.

- Các giám đốc bộ phận, trưởng bộ phận phổ biến tin tức trong hệ thống tổ chức xuống cơ sở.

- Vận hành hệ thống để tổ chức thực hiện, hoàn thành nhiệm vụ.

4. Về cơ cấu nhân lực

- Những thành viên mới phải được huấn luyện, làm cho họ hiểu rõ cơ cấu tổ chức, chế độ tài chính, quan điểm quản lý của doanh nghiệp. Cần thăng cấp nếu có năng lực thực sự nhằm khuyến khích động viên kịp thời.

- Việc tuyển chọn nhân viên, quản lý cần phải thực hiện một cách khoa học và thực hiện việc sát hạch, kiểm tra nhằm tìm đúng người, đúng việc.

- Thu hút nhân tài từ các trường đại học, cao đẳng và từ các nguồn khác để chú trọng bồi dưỡng.

5. Về phong cách làm việc

- Công ty Matsushita có phong pháp “tạo người kế nhiệm”, nghĩa là truyền thụ tinh thần của nhà doanh nghiệp cho những người quản lý thế hệ sau. Cách làm của họ là thân chinh giải quyết các vấn đề phức tạp, nhưng phương pháp tham gia của họ sẽ không làm cho cấp dưới cảm thấy họ bị truy cứu trách nhiệm mà cảm thấy được đào tạo, bồi dưỡng thực sự.

- Chủ doanh nghiệp Matsushita và người bạn thân sáng lập phong cách này đã đi sâu vào thực tế, đi sát cơ sở, đến hiện trường sản xuất, trực tiếp gặp gỡ khách hàng.

- Xử lý các vấn đề nảy sinh trong công việc một cách cầu thị.

6. Về kỹ năng

- Quan tâm đến vấn đề kỹ năng của nhân viên.

- Không chỉ trang bị cho nhân viên thuần túy về mặt kiến thức mà thường xuyên nâng cao kỹ năng thực hành cho họ.

7. Về mục tiêu (chiến lược)

- Người sáng lập doanh nghiệp Matsushita cho rằng: Con người phải gắn kết hoạt động sản xuất kinh doanh của họ với xã hội. Nhà doanh nghiệp phải nhận thức rằng, họ phải có trách nhiệm thúc đẩy tiến bộ xã hội, tạo thêm phúc lợi cho toàn xã hội, góp phần phát triển hơn nữa văn minh nhân loại.

- Mỗi nhân viên phải hiểu rằng, chỉ có thông qua sự cố gắng chung và sự hợp tác tốt với nhau của các thành viên trong công ty mới có thể thực hiện được mục tiêu tiến bộ và sự phát triển. Dường như mọi thành viên của công ty Matsushita đều nắm vững tư tưởng này, coi đó là suy nghĩ của mình. Chuẩn mực giá trị tinh thần này được tóm tắt thành 7 ý sau:

+ Đạt được lợi ích của mình thông qua đảm bảo lợi ích cho những người khác, lợi ích của đất nước;

+ Công bằng, hợp lý;

+ Hòa thuận và hợp tác;

+ Nếu đã tốt rồi thì phải tốt hơn;

+ Khiêm tốn, lễ độ;

+ Điều chỉnh và tiếp thu;

+ Cám ơn.

Quản trị kinh doanh là quản lý hoạt động kinh doanh. Theo cách biểu đạt của người Nhật thì quản lý hoạt động kinh doanh là thực hiện những thao tác tư duy, trí tuệ trước, trong và sau quá trình đó là nghiên cứu, tìm hiểu để đi đến chính thức quyết định lựa chọn trước lĩnh vực, mặt hàng kinh doanh, các phương thức, các yếu tố, phương thức tiến hành kinh doanh và tổ chức thực hiện các quyết định đó.

Quản trị hoạt động kinh doanh hay Quản trị hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành là thực hiện các nội dung công việc sau:

- Lập kế hoạch kinh doanh.

- Đảm bảo tổ chức bộ máy và tổ chức nhân sự cho hoạt động của doanh nghiệp.

- Điều hành (điều phối, tổ chức thực hiện) hoạt động kinh doanh có quy mô lớn.

- Kiểm tra chất lượng của mọi sản phẩm, tiến độ thực hiện mọi công việc, mọi khoản chi, mọi nguồn thu…

---------------------------------------

Chúng tôi đã giới thiệu nội dung bài Bản chất, nội dung, vai trò và ý nghĩa của quản trị hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành về tìm cách, biết cách tác động đến những người cấp dưới, những người thừa hành để tạo ra và duy trì các lợi thế về chất lượng sản phẩm, giá cả, thời hạn, sự thuận tiện và uy tín thương hiệu doanh nghiệp...

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn lý thuyết bài Bản chất, nội dung, vai trò và ý nghĩa của quản trị hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành. Các bạn có thể tham khảo thêm một số tài liệu của các môn học trong Cao đẳng - Đại học cũng như Cao học khác để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Cao đẳng - Đại học

    Xem thêm