Các phương tiện tạo động cơ
Các phương tiện tạo động cơ được VnDoc sưu tầm và giới thiệu nhằm giúp các bạn nắm bắt kiến thức môn học một cách tốt hơn để có thể học và hoàn thành bài thi môn học một cách hiệu quả.
Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.
Bài: Các phương tiện tạo động cơ
Để tạo động cơ cho nhân viên, các nhà quản trị có thẻ sử dụng các phương tiện sau đây để tạo động cơ:
1. Sử dụng kích thích bằng tiền
Trong nền kinh tế thị trường, tiền có một vai trò rất quan trọng trong việc tạo động cơ làm việc của nhân viên, người nhân viên tham gia làm việc trong doanh nghiệp với mong muốn kiếm được nhiều tiền để thỏa mãn các nhu cầu khác nhau của cuộc sống. Việc tạo cho họ những cơ hội để có nhiều tiền sẽ là một phương tiện để kích thích họ làm việc tích cực hơn, đặc biệt là những người mà việc thỏa mãn các nhu cầu ở mức thấp là quan trọng.
Đối với những người mà nhu cầu ở mức thấp đã được thỏa mãn thì việc kiếm tiền với tư cách là phương tiện để thỏa mãn cuộc sống không còn là động lực mạnh mẽ đối với họ nữa, hay nói cách khác tiền giảm dần vai trò thúc đẩy cùng với việc thỏa mãn nhu cầu về tiền.
Tuy nhiên ở khía cạnh khác của tiền, nó đóng vai trò là thước đo của sự thành đạt. Trong nền kinh tế thị trường, tiền là một phương tiện để đo lường sự giàu có, thành đạt nên người ta vẫn cố gắng kiếm thật nhiều tiền, nhiều mãi, nhiều mãi không phải để thỏa mãn cuộc sống vật chất mà để dùng nó đo sự thành công trong sự nghiệp, để tạo ra sự ngưỡng mộ của người đời về sự thành đạt đó.
2. Sự lo sợ
Một người bị chi phối bởi nhu cầu sinh lý và an toàn an ninh khi đó người ta có xu hướng lo sợ cho tính mạng hoặc mất việc làm, lo sợ cho quyền tự do của họ. Đây là một yếu tố mang tính thúc đẩy mạnh mẽ, đặc biệt là các công việc đòi hỏi sức mạnh cơ bắp. Tuy nhiên, phương pháp này ngày càng mất đi tính hiệu quả của nó do có sự can thiệp ngày càng mạnh của pháp luật và các nghiệp đoàn. Hơn nữa phương pháp này chỉ có tác dụng khi cấp độ nhu cầu cần thỏa mãn ở mức thấp, đối với những người đã thỏa mãn tương đối các cấp độ nhu cầu thấp thì công cụ này không còn có mấy tác dụng. Một nhược điểm khác rất lớn của công cụ này là đối với những người làm nghề trí óc, sự lo sợ thường có tác động tiêu cực, làm giảm năng suất lao động. Trên thế giới hiện nay, người ta đang dần thay thế phương tiện này bằng các phương tiện thúc đẩy khác nhân đạo và tiến bộ hơn, hiệu quả hơn vì nó kích thích trực tiếp vào yếu tố tâm lý khiến cho con người tự giác phát huy hết mọi khả năng làm việc của họ để phục vụ cho tổ chức, đó là phương tiện để họ tự khẳng định mình.
Trong phương thức thúc đẩy mới, sự lo sợ vẫn còn hiện hữu ở tư tưởng sợ bị thất bại, nó có tác dụng theo 2 hướng đối nghịch nhau: Tích cực và Tiêu cực
3. Sự ganh đua
Thúc đẩy nhằm tạo ra thực hiện cao hơn trong trường hợp trình độ người lao động không thay đổi. Sự ganh đua là một phương tiện thúc đẩy động cơ làm việc của người lao động ở một mức độ cao hơn so với tiền và sự lo sợ, nó xuất phát từ việc tự thỏa mãn nhu cầu khẳng định của nhân viên.
Phương tiện thúc đẩy này nằm ngay trong cơ chế thi đua, các nhà quản trị tạo ra những tiêu chuẩn để mọi nhân viên phấn đấu và thông qua đó họ sẽ tự chứng tỏ năng lực của mình và doanh nghiệp sẽ thừa nhận sự thành công đó.
Việc quản lý của nhà quản lý có đầu ra là đầu ra của tổ chức dưới sự giám sát hoặc ảnh hưởng của người đó, hay nói cách khác, quản lý đó là hoạt động tập thể. Nhưng một tập thể được tổ chức và điều hành như thế nào cũng chưa phải là quan trọng, điều quan trọng nhất chính là việc các cá nhân sẽ làm việc như thế nào, tổ chức sẽ hoạt động tốt khi các cá nhân của tổ chức đó làm việc tốt. Mọi cố gắng của chúng ta sẽ trở nên vô ích nếu các thành viên của tổ chức không cố gắng để đóng góp nhiều cái mà họ có thể làm được cho tổ chức.
Làm gì để có thể tác động nhằm thúc đẩy các cá nhân làm việc tốt hơn? Đó là một câu hỏi mà chính các nhà quản lý phải trả lời nếu muốn mọi sự cố gắng của mình không trở nên vô ích.
Bây giờ ta thử phân tích xem hành vi của một người công nhân nào đó khi làm việc sẽ chịu ảnh hưởng của các yếu tố nào?
Giả sử người công nhân không làm công việc của mình. Cái gì đã làm cho anh ta hành động như vậy? Có lẽ cũng chi vì hai lý do cơ bản sau đây: Hoặc là anh ta không có khả năng để làm việc đó, hoặc là anh ta không muốn làm việc, chỉ vậy thôi!
Để xác định đâu là lý do, ta có thể làm một thử nghiệm đơn giản như sau: Nếu cuộc sống của cá nhân phụ thuộc vào sự thực hiện công việc, lúc đó anh ta có làm việc không? Nếu câu trả lời là có, khi đó việc anh ta phải làm việc là điều bắt buộc chứ không hề có động cơ, anh ta phải làm chứ anh ta không muốn! Nếu câu trả lời là không, lúc đó anh ta không có khả năng để làm việc đó.
Một nhiệm vụ quan trọng của nhà quản trị là làm thế nào để cho người cấp dưới của anh ta làm việc đạt hiệu quả cao nhất, nếu hai điều đã phân tích trong hạn chế đầu ra cao thì nhà quản lý có hai cách để giải quyết đó là: Thông qua đào tạo để cấp dưới có khả năng đảm nhiệm được công việc và thông qua sự thúc đẩy để tạo động cơ cho cấp dưới làm việc tốt hơn.
---------------------------------------
Chúng tôi đã giới thiệu nội dung bài Các phương tiện tạo động cơ về đặc điểm, nội dung một số phương tiện tạo động cơ như là sử dụng kích thích bằng tiền, sự lo sợ và ganh đua....
Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Các phương tiện tạo động cơ. Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm nhiều tài liệu Cao đẳng - Đại học cũng như Cao học khác để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.