Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Các trường hợp giáo viên được hưởng nguyên lương khi đang hưởng chế độ thai sản

Giáo viên đang hưởng chế độ thai sản có được hưởng lương không? Đây câu hỏi được khá nhiều giáo viên quan tâm. Trong bài viết này VnDoc xin chia sẻ một số trường hợp giáo viên được hưởng nguyên lương khi đang hưởng chế độ thai sản. Mời các bạn cùng theo dõi.

Chế độ thai sản là một quyền lợi chính đáng đối với các lao động nữ nói chung và các giáo viên nói riêng. Ở bài viết trước VnDoc đã chia sẻ đến các bạn về vấn đề nghỉ thai sản có bị xét tinh giản biên chế? Trong bài viết ngày hôm nay chúng tôi xin được nêu ra một số trường hợp giáo viên đang được hưởng chế độ thai sản vẫn được hưởng lương. Mời các bạn cùng theo dõi trong nội dung sau đây.

Trường hợp giáo viên được hưởng lương khi đang hưởng chế độ thai sản

Theo quy định tại Điều 157 Bộ luật Lao động, lao động nữ được nghỉ trước và sau khi sinh con là 6 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ 2 trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 1 tháng. Thời gian nghỉ trước khi sinh tối đa không quá 2 tháng. Và trong thời gian nghỉ thai sản, lao động nữ được hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về BHXH.

Trước khi hết thời gian nghỉ thai sản theo quy định trên, nếu có nhu cầu, có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc đi làm sớm không có hại cho sức khỏe của người lao động và được người sử dụng lao động đồng ý, lao động nữ có thể trở lại làm việc khi đã nghỉ ít nhất được 04 tháng.

Trong trường hợp này, ngoài tiền lương của những ngày làm việc do người sử dụng lao động trả, lao động nữ vẫn tiếp tục được hưởng trợ cấp thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.

Theo đó, Luật Bảo hiểm xã hội 2014 cũng tiếp tục quy định về vấn đề này như sau:

Điều 34. Thời gian hưởng chế độ khi sinh con

1. Lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.

Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng.

…”

Điều 40. Lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con

1. Lao động nữ có thể đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con quy định tại khoản 1 hoặc khoản 3 Điều 34 của Luật này khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Sau khi đã nghỉ hưởng chế độ ít nhất được 04 tháng;

b) Phải báo trước và được người sử dụng lao động đồng ý.

2. Ngoài tiền lương của những ngày làm việc, lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con vẫn được hưởng chế độ thai sản cho đến khi hết thời hạn quy định tại khoản 1 hoặc khoản 3 Điều 34 của Luật này.”

Theo những quy định trên có thể thấy, trong trường hợp chưa hết thời gian nghỉ thai sản theo quy định mà giáo viên nữ có nhu cầu trở lại làm việc sớm (sau khi đã nghỉ hưởng chế độ được ít nhất 04 tháng và được cơ sở giáo dục đồng ý cho trở lại làm việc sớm) thì bên cạnh việc tiếp tục được hưởng trợ cấp thai sản do bảo hiểm xã hội chi trả cho đến khi hết thời hạn quy định, giáo viên nữ còn được cơ sở giáo dục trả tiền lương và các khoản phụ cấp như phụ cấp thâm niên nhà giáo, phụ cấp ưu đãi, phụ cấp chức vụ, phụ cấp trách nhiệm… (nếu có) cho thời gian trở lại làm việc sớm hơn.

Một vấn đề nữa đặt ra là vậy trong trường hợp giáo viên nữ nghỉ thai sản trùng với thời gian nghỉ hè thì sao?

Về vấn đề này thì theo quy định tại Khoản 3 Điều 5 Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT, Khoản 2 Điều 3 Thông tư 48/2011/TT-BGDĐT và Khoản 4 Điều 1 Thông tư 15/2017/TT-BGDĐT, thời gian nghỉ hè của giáo viên bao gồm cả thời gian nghỉ hàng năm là 8 tuần đối với giáo viên mầm non và 2 tháng đối với giáo viên phổ thông. Thời gian này giáo viên không phải đi làm nhưng vẫn được hưởng nguyên lương và các phụ cấp.

Như vậy, trường hợp giáo viên nữ có thời gian nghỉ thai sản trùng với thời gian nghỉ hè thì cùng với việc được hưởng trợ cấp thai sản do bảo hiểm xã hội chi trả, giáo viên sẽ được cơ sở giáo dục thanh toán tiền lương và các khoản phụ cấp (nếu có) của thời gian nghỉ hè 2 tháng.

Đồng thời, theo hướng dẫn tại Công văn 1125/NGCBQLGD-CSNGCB, trường hợp thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản của giáo viên trùng với thời gian nghỉ hè thì giáo viên đó sẽ được cơ sở giáo dục bố trí thời gian nghỉ hằng năm theo quy định tại Điều 111 và Điều 112 Bộ luật Lao động 2012 hoặc thanh toán tiền nghỉ hằng năm (nếu do yêu cầu công tác, cơ sở giáo dục không bố trí được thời gian nghỉ hằng năm cho giáo viên) theo quy định tại Điều 114 Bộ Luật Lao động 2012.

Như vậy, sẽ có 02 trường hợp giáo viên nữ đồng thời vừa được hưởng chế độ thai sản do BHXH chi trả, vừa được hưởng lương do cơ sở giáo dục chi trả:

Trường hợp 1: Khi chưa hết thời gian nghỉ thai sản theo quy định mà giáo viên nữ có nhu cầu trở lại làm việc sớm (sau khi đã nghỉ hưởng chế độ được ít nhất 04 tháng và được cơ sở giáo dục đồng ý cho trở lại làm việc sớm.

Trường hợp 2: Giáo viên nữ có thời gian nghỉ thai sản trùng với thời gian nghỉ hè.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Văn bản giáo dục

    Xem thêm