Câu hỏi ôn thi môn Tâm lý học đại cương - Chương 1

VnDoc.com xin giới thiệu bộ Câu hỏi ôn thi môn Tâm lý học đại cương - Chương 1 có đáp án dưới đây. Hi vọng tư liệu này sẽ cung cấp những kiến thức bổ ích cho các bạn trong quá trình ôn tập nâng cao kiến thức trước khi bước vào kì thi của mình. Mời các bạn cùng tham khảo!

Lưu ý: Nếu không tìm thấy nút Tải về bài viết này, bạn vui lòng kéo xuống cuối bài viết để tải về.

Câu 1: Tâm lý và tâm lý học là gì?

Hiện tượng tâm lý là tất cả các hiện tượng tinh thần nảy sinh trong đầu óc của con người, do thế giới khách quan tác động vào não sinh ra, gọi chung là hoạt động tâm lý

Tâm lý học là một ngành khoa học nghiên cứu về tất cả các hiện tượng tinh thần xảy ra trong đầu óc của con người, gắn liền và điều hành mọi hoạt động của con người. Nó nghiên cứu sự nảy sinh, quá trình hình thành và phát triển cũng như cơ chế hình thành các hiện tượng tâm lý.

Tâm lý và sinh lý không tách rời, nhưng cũng không đồng nhất. Chúng gắn bó chặt chẽ với nhau.

Câu 2: Vài nét về sự hình thành và phát triển tâm lý học?

Những tư tưởng tâm lý học thời cổ đại và trung đại :

  • Những tư tưởng tâm lý học thời cận đại
  • Tâm lý học trở thành một khoa học độc lập
  • Các trường phái cơ bản trong tâm lý học hiện đại: Tâm lý học hành vi; Tâm lý học cấu trúc (tâm lý học Genstalt); Phân tâm học (Tâm lý học Phrơt); Tâm lý học nhân văn; Tâm lý học nhận thức; Tâm lý học hoạt động

Câu 3: Đối tượng, nhiệm vụ của tâm lí học là gì?

Đối tượng của tâm lí học là các hiện tượng tâm lí với tư cách là một hiện tượng tinh thần do thế giới khách quan tác động vào não con người sinh ra, gọi chung là các hoạt động tâm lí. Tâm lí học nghiên cứu sự hình thành, vận hành và phát triển của hoạt động tâm lí.

Nhiệm vụ cơ bản của tâm lí học là nghiên cứu bản chất của hoạt động tâm lí, các quy luật nảy sinh và phát triển tâm lí, cơ chế diễn biến và thể hiện tâm lí, quy luật về mối quan hệ giữa các hiện tượng tâm lí, cụ thể là nghiên cứu:

  • Những yếu tố khách quan, chủ quan nào đã tạo ra tâm lí người.
  • Cơ chế hình thành, biểu hiện của hoạt động tâm lí.
  • Tâm lí của con người hoạt động như thế nào?

Chức năng, vai trò của tâm lí đối với hoạt động của con người. Có thể nêu lên các nhiệm vụ cụ thể của tâm lí học như sau:

  • Nghiên cứu bản chất của hoạt động tâm lí cả về mặt số lượng và chất lượng.
  • Phát hiện các quy luật hình thành phát triển tâm lí.
  • Tìm ra cơ chế của các hiện tượng tâm lí.

Câu 4: Bản chất,chức năng ,phân loại các hiện tượng tâm lí?

1. Bản chất hiện tượng tâm lý người

  • Tâm lý người là sự phản ánh hiện thực khách quan vào não người thông qua hoạt động của chủ thể
  • Tâm lý người là sự lĩnh hội kinh nghiệm lịch sử xã hội loài người biến thành kinh nghiệm riêng của mỗi người thông qua hoạt động của họ
  • Tâm lý là chức năng của não

2. Đặc điểm và chức năng của hiện tượng tâm lý

  • Đặc điểm của hiện tượng tâm lý: Các hiện tượng tâm lý của con người vô cùng đa dạng, phức tạp, phong phú; Các hiện tượng tâm lý của con người là những hiện tượng tinh thần, tồn tại một cách chủ quan trong đầu óc con người; Các hiện tượng tâm lý trong cùng một chủ thể luôn luôn có sự tác động qua lại lẫn nhau; Các hiện tượng tâm lý của con người có sức mạnh vô cùng to lớn chi phối hoạt động của con người
  • Chức năng của các hiện tượng tâm lý: Định hướng khi bắt đầu hoạt động; Giúp cho con người nhận biết được hiện thực khách quan; Động lực thúc đẩy hành động, hoạt động của con người; Điều khiển và kiểm soát quá trình hoạt động của con người; Giúp con người điều chỉnh quá trình hoạt động của mình

3. Phân loại các hiện tượng tâm lý

  • Dựa và thời gian tồn tại và vị trí tương đối trong nhân cách (Quá trình tâm lý, Trạng thái tâm lý, Thuộc tính tâm lý)
  • Dựa vào chủ thể mang hiện tượng tâm lý (Hiện tượng tâm lý cá nhân, Hiện tượng tâm lý xã hội)
  • Dựa vào mức độ tham gia của ý thức (Hiện tượng tâm lý vô thức, Tiềm thức, Hiện tượng tâm lý có ý thức, Siêu thức)
  • Dựa vào sự biểu hiện của các hiện tượng tâm lý (Các hiện tượng tâm lý sống động, Các hiện tượng tâm lý tiềm tàng)

Câu 5: Nguyên tắc phương pháp luận của việc nghiên cứu tâm lí?

Nguyên tắc đảm bảo tính khách quan

Nguyên tắc quyết định luận duy vật biện chứng

Nguyên tắc thống nhất tâm lí, ý thức với hoạt động

Nghiên cứu các hiện tượng tâm tí trong các môi liên hệ giũa chúng với nhau và trong môi liên hệ giữa chúng với các hiện tượng khác

Nghiên cứu tâm lí trong sự vận động và phát triển

Câu 6: Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi là gì?

Điều tra bằng phiếu hỏi là phương pháp nghiên cứu sử dụng phiếu trưng cầu ý kiến với một hệ thống câu hỏi đã được soạn sẵn nhằm thu thập những thông tin cần thiết về hiện tượng tâm lí cần nghiên cứu.

Nội dung chính của phiếu hỏi là các câu hỏi. Câu hỏi trong phiếu bao gồm có thể là câu hỏi đóng, loại câu hỏi có nhiều đáp án để lựa chọn và có thể là câu hỏi mở, không có đáp án lựa chọn mà cá nhân tự trả lời.

Điều tra bằng phiếu hỏi có ưu điểm là trong một thời gian ngắn cho phép thu thập thông tin nhanh của nhiều cá nhân trên một địa bàn rộng, mang tính chủ động cao. Hạn chế của phương pháp này là nhiều khi kết quả trả lời không đảm bảo tính khách quan, vì đánh giá hiện tượng tâm lí theo câu trả lời chủ quan của cá nhân người dễ xảy ra hiện tượng "Nghĩ một đằng, nói một nẻo"...

Câu 7: Đối tượng, nhiệm vụ và phương pháp cua Tâm Lí học?

1. Đối tượng của tâm lý học

Đối tượng của tâm lý học là các hiện tượng tâm lý với tư cách là các hiện tượng tinh thần do thế giới khách quan tác động vào não con người sinh ra gọi chung là các hoạt động tâm lý. Tâm lý học nghiên cứu sự hình thành, vận hành và phát triển của hoạt động tâm lý

2. Nhiệm vụ của tâm lý học:

Nhiệm vụ cơ bản: Mô tả và nhận diện các hiện tượng tâm lý; Nghiên cứu bản chất của hoạt động tâm lý, những yếu tố khách quan và chủ quan ảnh hưởng đến hoạt động tâm lý; Nghiên cứu cơ chế hình thành, hình thức biểu hiện, quy luật hoạt động và phát triển của tâm lý; Nghiên cứu chức năng, vai trò của tâm lý đối với hoạt động của con người; Ứng dụng các kết quả nghiên cứu vào trong hoạt động thực tiễn của con người.

3. Các phương pháp nghiên cứu trong tâm lý học

  • Các nguyên tắc phương pháp luận của tâm lý học (Nguyên tắc khách quan; Nguyên tắc quyết định luận duy vật biện chứng; Nguyên tắc thống nhất tâm lý, ý thức)
  • Các phương pháp nghiên cứu (Phương pháp quan sát; Phương pháp thực nghiệm; Phương pháp nghiên cứu “tiểu sử” cá nhân; Phương pháp nghiên cứu sản phẩm của hoạt động; Phương pháp trắc nghiệm; Phương pháp đàm thoại)

Câu 8: Vị trí và vai trò của Tâm lí học trong cuộc sống của con người?

1. Vị trí của tâm lý học trong hệ thống các khoa học

Tâm lý học vừa có tính chất của một khoa học tự nhiên, vừa có tính chất của một khoa học xã hội. Nằm ở vị trí trung gian, tâm lý học có quan hệ mật thiết với tất cả các ngành khoa học tự nhiên và các ngành khoa học xã hội. Nó sử dụng thành quả của các ngành khoa học khác để nghiên cứu, giải thích đời sống tâm lý con người đồng thời thành quả nghiên cứu của nó lại được ứng dụng trong các ngành khoa học khác

2. Vai trò của tâm lý học đối với hoạt động và cuộc sống của con người

  • Đối với hoạt động của cá nhân, chính các hiện tượng tâm lý giúp cho cá nhân định hướng, điều khiển và điều chỉnh hoạt động
  • Đối với các hoạt động xã hội của con người, tâm lý học cũng đóng vai trò rất quan trọng….

Câu 9: Trình bày nội dung của phương pháp đàm thoại?

Đàm thoại (phỏng vấn) là cách thức thu nhập thông tin về hiện tượng tâm lí được nghiên cứu dựa vào các nguồn thông tin thu thập được trong quá trình trò chuyện.

Nguồn thông tin có thể bao gồm các câu trả lời và các yếu tố hành vi như cử chỉ, ngôn ngữ của người trả lời. Phỏng vấn có thể bao gồm nhiều hình thức: trực tiếp hoặc gián tiếp, phỏng vấn cá nhân hoặc nhóm. Muốn phỏng vấn thu được nhiều tài liệu tốt cần phải:

  • Xác định rõ mục đích, yêu cầu vấn đề cần tìm hiểu
  • Tìm hiểu trước thông tin về đối tượng trò chuyện rất linh hoạt trong quá trình trò chuyện để thay đổi cách trò chuyện, dẫn dắt câu hỏi cho phù hợp với văn cảnh, hoàn cảnh nhằm đạt được mục đích của nhà nghiên cứu.

Ngoài các phương pháp nghiên cứu kể trên, trong khoa học tâm lí còn sử đụng nhiều các phương pháp nghiên cứu khác để nghiên cứu tâm lí người như phương pháp đo đạc xã hội học, phương pháp nghiên cứu tiểu sử cá nhân... Để đảm bảo độ tin cậy khoa học của kết quả nghiên cứu tâm lí cần:

  • Sử dụng các phương pháp nghiên cứu phù hợp với hiện tượng tâm lí của con người cần nghiên cứu.
  • Sử dụng phối hợp, đồng bộ các phương pháp khi nghiên cứu tâm lí con người.

------------------------

Ngoài Câu hỏi ôn thi môn Tâm lý học đại cương - Chương 1, mời các bạn cùng tham khảo thêm các tài liệu Cao đăng - Đại học khác nhằm phục vụ tốt cho quá trình học tập và công tác.

Đánh giá bài viết
1 720
Sắp xếp theo

    Cao đẳng - Đại học

    Xem thêm