Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Câu hỏi trắc nghiệm môn Tâm lý học đại cương – Phần 7

Với mong muốn giúp các bạn sinh viên đạt kết quả cao trong kì thi kết thúc học phần, VnDoc.com xin giới thiệu tới các bạn Câu hỏi trắc nghiệm môn Tâm lý học đại cương – Phần 7 có đáp án dưới đây. Hi vọng tư liệu này sẽ cung cấp những kiến thức bổ ích cho các bạn trong quá trình ôn tập nâng cao kiến thức trước khi bước vào kì thi của mình. Mời các bạn cùng tham khảo!

Lưu ý: Nếu không tìm thấy nút Tải về bài viết này, bạn vui lòng kéo xuống cuối bài viết để tải về.

1. Câu hỏi trắc nghiệm Tâm lý học đại cương - Phần 7

Câu 1. Hãy chỉ ra những quan điểm đúng đắn về kiểu khí chất?

1. Khí chất là do kiểu hoạt động thần kinh quy định.

2. Khí chất của con người không thể thay đổi được.

3. Khí chất có thể thay đổi dưới ảnh hưởng của môi trường sống.

4. Không có kiểu khí chất nào là xấu hay tốt hoàn toàn.

5. Kiểu khí chất sôi nổi mang nhiều nhược điểm hơn các kiểu khí chất khác.

Phương án đúng là:

A. 2, 3, 5

B. 1, 3, 4

C. 1, 4, 5

D. 1, 2, 5

Câu 2. Tổ hợp các thuộc tính tâm lý của cá nhân phù hợp với yêu cầu của một hoạt động nhất định, đảm bảo cho hoạt động đó có kết quả được gọi là:

A. Xu hướng

B. Tính cách

C. Khí chất

D. Năng lực

Câu 3. Những trường hợp nào dưới đây nói về năng lực?

1. Sự hiểu biết rộng về một lĩnh vực nào đó.

2. Một người ghi nhớ nhanh chóng được hình dáng, màu sắc, độ lớn của sự vật.

3. Một người phân biệt rất giỏi các mùi và ghi nhớ chúng một cách chính xác.

4. Một học sinh kể lại rất hay câu chuyện mà mình đã được đọc.

5. Một học sinh rất say mê học môn toán.

Phương án đúng là:

A. 2, 4, 5

B. 2, 3, 4

C. 1, 3, 5

D. 1, 4, 5

Câu 4. Yếu tố nào dưới đây không thuộc về lí tưởng?

A. Một hình ảnh tương đối mẫu mực, có tác dụng hấp dẫn, lôi cuốn con người vươn tới.

B. Phản ánh đời sống hiện tại của cá nhân và xã hội.

C. Hình ảnh tâm lí vừa có tính hiện thực vừa có tính lãng mạn.

D. Có chức năng xác định mục tiêu, chiều hướng và động lực phát triển của nhân cách.

Câu 5. Yếu tố tâm lí nào dưới đây không thuộc xu hướng nhân cách?

A. Hiểu biết.

B. Nhu cầu.

C. Hứng thú, niềm tin.

D. Thế giới quan, lí tưởng sống.

Câu 6. Năng lực và tri thức, kĩ năng, kĩ xảo có mối quan hệ:

A. Thống nhất với nhau.

B. Đồng nhất với nhau.

C. Có tri thức, kĩ năng kĩ xảo về một lĩnh vực nào đó là có năng lực về lĩnh vực đó.

D. Tri thức, kĩ năng, kĩ xảo không liên quan gì với nhau.

Câu 7. Trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách, giáo dục có vai trò:

A. Chủ đạo.

B. Quyết định trực tiếp.

C. Nhân tố quan trọng.

D. Nhân tố cơ bản.

Câu 8. Trong các đặc điểm sau đây của nhân cách, đặc điểm nào thể hiện thuộc tính của khí chất?

A. Hồng là cô gái yêu đời, sôi nổi, tốt bụng nhưng rất dễ quên lời hứa với người khác.

B. Mai hứng thú với nhiều thứ nhưng hứng thú của Mai thường không ổn định, chóng nguội đi.

C. Mơ ước của Lan là sẽ trở thành cô giáo, nên em rất chịu khó sưu tập những câu chuyện về nghề Giáo viên.

D. Nam hoạt động tích cực trong tập thể, nhất là những hoạt động công ích.

Câu 9. Luận điểm nào dưới đây không phản ánh đúng vai trò chủ đạo của giáo dục đối với sự hình thành và phát triển nhân cách?

A. Giáo dục quyết định chiều hướng, con đường hình thành và phát triển nhân cách.

B. Thông qua giáo dục, thế hệ trước truyền lại cho thế hệ sau các kinh nghiệm xã hội mà các thế hệ trước đã tích luỹ được.

C. Giáo dục vạch ra phương hướng và con đường cho sự phát triển nhân cách.

D. Giáo dục có thể phát huy tối đa các tiềm năng của cá nhân và các yếu tố khách quan trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách.

Câu 10. Luận điểm nào dưới đây không phản ánh đúng vai trò quyết định trực tiếp của hoạt động cá nhân đối với sự hình thành và phát triển nhân cách?

A. Thông qua hoạt động, con người tiếp thu nền văn hoá xã hội và biến chúng thành năng lực của riêng mình, đồng thời cũng thông qua hoạt động con người bộc lộ ra ngoài những năng lực đó.

B. Hoạt động của con người là hoạt động có mục đích, mang tính xã hội, tính cộng đồng và được thực hiện bằng những công cụ do con người sáng tạo ra.

C. Hoạt động của con người thường được diễn ra dưới nhiều hình thức phong phú, sinh động và biến đổi vai trò của mình trong mỗi thời kì phát triển nhân cách cá nhân.

D. Sự hình thành và phát triển nhân cách mỗi người phụ thuộc vào hoạt động chủ đạo của một giai đoạn phát triển.

Câu 11. Tập thể là:

A. Một nhóm người bất kì.

B. Một nhóm người có chung một sở thích.

C. Một nhóm người có mục đích, hoạt động chung và phục tùng các mục đích xã hội.

D. Một nhóm người có hứng thú và hoạt động chung.

Câu 12. Tác động của tập thể đến nhân cách thông qua:

A. Hoạt động cùng nhau.

B. Dư luận tập thể.

C. Truyền thống tập thể và bầu không khí tập thể.

D. Cả A, B và C.

Câu 13. Yếu tố đóng vai quyết định đối với sự hình thành năng lực là:

A. Tư chất

B. Tri thức, kĩ năng, kĩ xảo

C. Khuynh hướng cá nhân

D. Tính tích cực hoạt động của cá nhân

Câu 14. Một con người sinh động, hoạt bát, muốn thay đổi các ấn tượng thường xuyên, dễ dàng thích ứng với những điều kiện thay đổi của cuộc sống. Đó là người thuộc khí chất:

A. Hăng hái

B. Bình thản

C. Nóng nảy

D. Ưu tư

Câu 15. Yếu tố giữ vai trò quyết định trực tiếp đối với sự hình thành, phát triển nhân cách là:

A. Giáo dục

B. Hoạt động cá nhân

C. Tác động của môi trường sống

D. Sự gương mẫu của người lớn

Câu 16. Trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách, tập thể là nhân tố đóng vai trò:

A. Môi trường thuận lợi cho sự phát triển

B. Quyết định trực tiếp sự phát triển

C. Tiền đề, điều kiện của sự phát triển

D. Chi phối trực tiếp sự phát triển

Câu 17. Những đặc điểm cơ bản của nhân cách là:

A. Tính thống nhất và tính ổn định của nhân cách.

B. Tính ổn định của nhân cách.

C. Tính tích cực và tính giao tiếp của nhân cách.

D. Cả A, B và C.

Câu 18. Yếu tố được coi là nhu cầu xã hội cơ bản, xuất hiện sớm nhất ở con người, có vai trò quyết định đến sự hình thành nhân cách con người là:

A. Giáo dục

B. Hoạt động

C. Giao tiếp

D. Tập thể

Câu 19. Thuộc tính tâm lý là:

A. Quá trình tâm lý diễn ra thường xuyên trong đời sống.

B. Quá trình hình thành từ trạng thái tâm lý.

C. Trạng thái tâm lý lập đi lập lại trong đời sống.

D. Quá trình tâm lý, trạng thái tâm lý, nét tâm lý thường xuyên lập đi lập lại trở thành đặc điểm tâm lý bền vững của nhân cách.

Câu 20. Quan hệ giữa các hiện tượng tâm lý là:

A. Quá trình tâm lý là nguồn gốc của đời sống tâm lý.

B. Quá trình tâm lý là cái nền của tâm lý.

C. Quá trình tâm lý là quá trình nhận thức.

D. Quá trình tâm lý là quá trình cảm xúc ý chí .

2. Đáp án câu hỏi trắc nghiệm Tâm lý học đại cương - Phần 7

Câu

Đáp án

Câu

Đáp án

Câu 1

B

Câu 11

C

Câu 2

D

Câu 12

D

Câu 3

B

Câu 13

B

Câu 4

B

Câu 14

A

Câu 5

A

Câu 15

B

Câu 6

A

Câu 16

A

Câu 7

A

Câu 17

D

Câu 8

A

Câu 18

C

Câu 9

A

Câu 19

D

Câu 10

B

Câu 20

A

------------------------

Ngoài Câu hỏi trắc nghiệm môn Tâm lý học đại cương – Phần 7, mời các bạn cùng tham khảo thêm các tài liệu Cao đăng - Đại học khác nhằm phục vụ tốt cho quá trình học tập và công tác.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Cao đẳng - Đại học

    Xem thêm