Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Câu hỏi trắc nghiệm môn Tâm lý học đại cương – Phần 1

Câu hỏi trắc nghiệm môn Tâm lý học đại cương – Phần 1 gồm 30 câu hỏi trắc nghiệm lý thuyết tâm lý học có kèm đáp án để bạn tham khảo, ôn tập chuẩn bị cho kỳ thi sắp tới đạt kết quả như mong muốn.

Lưu ý: Nếu không tìm thấy nút Tải về bài viết này, bạn vui lòng kéo xuống cuối bài viết để tải về.

1. Câu hỏi trắc nghiệm Tâm lý học đại cương - Phần 1

Câu 1. Tâm lí con người theo quan niệm khoa học là:

1. Toàn bộ cuộc sống tinh thần phong phú của con người.

2. Hình ảnh chủ quan về thế giới khách quan.

3. Có bản chất xã hội và mang tính lịch sử.

4. Toàn bộ thế giới nội tâm của con người.

5. Chức năng của não.

Phương án đúng là:

A. 1, 4, 5.

B. 2, 3, 4.

C. 1, 3, 4.

D. 2, 3, 5.

Câu 2. Hiện tượng tâm lí được thể hiện trong những trường hợp:

1. Thần kinh căng thẳng như dây đàn sắp đứt.

2. Tim đập như muốn nhảy ra khỏi lồng ngực.

3. Bồn chồn như có hẹn với ai đó.

4. Lo lắng đến mất ăn mất ngủ.

5. Hồi hộp khi bước vào phòng thi.

Phương án đúng là:

A. 1, 3, 4.

B. 2, 3, 4.

C. 3, 4, 5.

D. 2, 3, 5.

Câu 3. Phản ánh tâm lí là:

A. Sự phản ánh chủ quan của con người về hiện tượng khách quan.

B. Quá trình tác động qua lại giữa con người và thế giới khách quan.

C. Sự chuyển hoá thế giới khách quan vào bộ não con người.

D. Sự phản ánh của con người trước kích thích của thế giới khách quan.

Câu 4. Phản ánh tâm lí là dạng phản ánh đặc biệt vì:

A. 2, 3, 5

B. 2, 3, 4

C. 3, 4, 5

D. 1, 3, 4

Câu 5. Điều kiện cần và đủ để có hiện tượng tâm lí người là:

1. Có thế giới khách quan và não.

2. Thế giới khách quan tác động vào não.

3. Não hoạt động bình thường.

4. Có tác động của giáo dục

5. Môi trường sống thích hợp.

Phương án đúng là:

A. 2, 3, 5

B. 1, 3, 4

C. 1, 4, 5

D. 1, 2, 3

Câu 6. Hiện tượng nào dưới đây là một quá trình tâm lý?

A. Hồi hộp trước khi vào phòng thi.

B. Chăm chú ghi chép bài.

C. Suy nghĩ khi giải bài tập.

D. Cẩn thận trong công việc.

Câu 7. Hiện tượng nào dưới đây là một trạng thái tâm lý?

A. Bồn chồn như có hẹn với ai.

B. Say mê với hội họa.

C. Siêng năng trong học tập.

D. Yêu thích thể thao.

Câu 8. Hiện tượng nào dưới đây là một thuộc tính tâm lý?

A. Hồi hộp trước giờ báo kết quả thi.

B. Suy nghĩ khi làm bài.

C. Chăm chú ghi chép.

D. Chăm chỉ học tập.

Câu 9. Tình huống nào dưới đây là một quá trình tâm lí?

A. Lan luôn cảm thấy hài lòng nếu bạn em trình bày đúng các kiến thức trong bài.

B. Bình luôn thẳng thắn và công khai lên án các bạn có thái độ không trung thực trong thi cử.

C. Khi đọc cuốn “Sống như Anh”, Hoa nhớ lại hình ảnh chiếc cầu Công lí mà em đã có dịp đi qua.

D. An luôn cảm thấy căng thẳng mỗi khi bước vào phòng thi.

Câu 10. Thuộc tính tâm lí là những hiện tượng tâm lí:

1. Không thay đổi.

2. Tương đối ổn định và bền vững

3. Khó hình thành, khó mất đi.

4. Đặc trưng cho mỗi cá thể và có tính độc đáo.

5. Thay đổi theo thời gian.

Phương án đúng là:

A. 1, 3, 4

B. 2, 3, 4

C. 3, 4, 5

D. 2, 4, 5

Câu 11. Câu thơ “Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ” nói lên tính chất nào sau đây của sự phản ánh tâm lý?

A. Tính khách quan.

B. Tính chủ thể.

C. Tính sinh động.

D. Tính sáng tạo.

Câu 12. Để đạt kết quả cao trong học tập, Hà đã tích cực tìm tòi, học hỏi và đổi mới các phương pháp học tập cho phù hợp với từng môn học. Chức năng của tâm lí thể hiện trong trường hợp này là:

1. Điều chỉnh hoạt động của cá nhân.

2. Định hướng hoạt động.

3. Điều khiển hoạt động.

4. Thúc đẩy hoạt động.

5. Kiểm soát hoạt động.

Phương án đúng là:

A. 1,2,4

B. 1,2,3

C. 2,4,5

D. 1,3,5

Câu 13. Sự kiện nào dưới đây chứng tỏ tâm lý ảnh hưởng đến sinh lý?

A. Hồi hộp khi đi thi.

B. Lo lắng đến mất ngủ.

C. Lạnh làm run người.

D. Buồn rầu vì bệnh tật.

Câu 14. Sự kiện nào dưới đây chứng tỏ sinh lý ảnh hưởng đến tâm lý?

A. Mắc cỡ làm đỏ mặt.

B. Lo lắng đến phát bệnh.

C. Tuyến nội tiết làm thay đổi tâm trạng.

D. Buồn rầu làm ngưng trệ tiêu hoá.

Câu 15. Quan điểm duy vật biện chứng về mối tương quan của tâm lý và những thể hiện của nó trong hoạt động được thể hiện trong mệnh đề:

A. Hiện tượng tâm lý có những thể hiện đa dạng bên ngoài.

B. Hiện tượng tâm lý có thể diễn ra mà không có một biểu hiện bên trong hoặc bên ngoài nào.

C. Mỗi sự thể hiện xác định bên ngoài đều tương ứng chặt chẽ với một hiện tượng tâm lý.

D. Hiện tượng tâm lý diễn ra không có sự biểu hiện bên ngoài.

Câu 16. Khi nghiên cứu tâm lý phải nghiên cứu môi trường xã hội, nền văn hóa xã hội, các quan hệ xã hội mà con người sống và hoạt động trong đó. Kết luận này được rút ra từ luận điểm:

A. Tâm lý có nguồn gốc từ thế giới khách quan.

B. Tâm lý người có nguồn gốc xã hội.

C. Tâm lý người là sản phẩm của hoạt động giao tiếp.

D. Tâm lý người mang tính chủ thể.

Câu 17. Nguyên tắc “cá biệt hóa” quá trình giáo dục là một ứng dụng được rút ra từ luận điểm:

A. Tâm lý người có nguồn gốc xã hội.

B. Tâm lý có nguồn gốc từ thế giới khách quan.

C. Tâm lý người mang tính chủ thể.

D. Tâm lý người là sản phẩm của hoạt động giao tiếp.

Câu 18. Tâm lí người mang bản chất xã hội và có tính lịch sử thể hiện ở chỗ:

A. Tâm lí người có nguồn gốc là thế giới khách quan, trong đó nguồn gốc xã hội là yếu tố quyết định.

B. Tâm lí người là sản phẩm của hoạt động và giao tiếp của cá nhân trong xã hội.

C. Tâm lí người chịu sự chế ước của lịch sử cá nhân và của cộng đồng.

D. Cả A, B, C.

Câu 19. Tâm lí người là:

A. Do một lực lượng siêu nhiên nào đó sinh ra.

B. Do não sản sinh ra, tương tự như gan tiết ra mật.

C. Sự phản ánh hiện thực khách quan vào não người, thông qua lăng kính chủ quan.

D. Cả A, B, C.

Câu 20. Tâm lí người có nguồn gốc từ:

A. Não người.

B. Hoạt động của cá nhân.

C. Thế giới khách quan.

D. Giao tiếp của cá nhân.

Câu 21. Phản ánh tâm lí là:

A. Sự phản ánh có tính chất chủ quan của con người về các sự vật, hiện tượng trong hiện thực khách quan.

B. Phản ánh tất yếu, hợp quy luật của con người trước những tác động, kích thích của thế giới khách quan.

C. Quá trình tác động giữa con người với thế giới khách quan.

D. Sự chuyển hoá trực tiếp thế giới khách quan vào đầu óc con người để tạo thành các hiện tượng tâm lí.

Câu 22. Phản ánh là

A. Sự tác động qua lại giữa hệ thống vật chất này với hệ thống vật chất khác và để lại dấu vết ở cả hai hệ thống đó.

B. Sự tác động qua lại của hệ thống vật chất này lên hệ thống vật chất khác.

C. Sự sao chụp hệ thống vật chất này lên hệ thống vật chất khác.

D. Dấu vết của hệ thống vật chất này để lại trên hệ thống vật chất khác.

Câu 23. Phản ánh tâm lí là một loại phản ánh đặc biệt vì:

A. Là sự tác động của thế giới khách quan vào não người.

B. Tạo ra hình ảnh tâm lí mang tính sống động và sáng tạo.

C. Tạo ra một hình ảnh mang đậm màu sắc cá nhân.

D. Cả A, B, C.

Câu 24. Cùng nhận sự tác động của một sự vật trong thế giới khách quan, nhưng ở các chủ thể khác nhau cho ta những hình ảnh tâm lí với mức độ và sắc thái khác nhau. Điều này chứng tỏ:

A. Phản ánh tâm lí mang tính chủ thể.

B. Thế giới khách quan và sự tác động của nó chỉ là cái cớ để con người tự tạo cho mình một hình ảnh tâm lí bất kì nào đó.

C. Hình ảnh tâm lí không phải là kết quả của quá trình phản ánh thế giới khách quan.

D. Thế giới khách quan không quyết định nội dung hình ảnh tâm lí của con người.

Câu 25. Hình ảnh tâm lí mang tính chủ thể được cắt nghĩa bởi:

A. Sự khác nhau về môi trường sống của cá nhân.

B. Sự phong phú của các mối quan hệ xã hội.

C. Những đặc điểm riêng về hệ thần kinh, hoàn cảnh sống và tính tích cực hoạt động của cá nhân.

D. Tính tích cực hoạt động của cá nhân khác nhau.

Câu 26. Tâm lí người khác xa so với tâm lí động vật ở chỗ:

A. Có tính chủ thể.

B. Có bản chất xã hội và mang tính lịch sử.

C. Là kết quả của quá trình phản ánh hiện thực khách quan.

D. Cả A, B, C.

Câu 27. Điều kiện cần và đủ để có hiện tượng tâm lí người là:

A. Có thế giới khách quan và não.

B. Thế giới khách quan tác động vào não.

C. Não hoạt động bình thường.

D. Thế giới khách quan tác động vào não và não hoạt động bình thường.

Câu 28. Những đứa trẻ do động vật nuôi từ nhỏ không có được tâm lí người vì:

A. Môi trường sống quy định bản chất tâm lí người.

B. Các dạng hoạt động và giao tiếp quy định trực tiếp sự hình thành tâm lí người.

C. Các mối quan hệ xã hội quy định bản chất tâm lí người.

D. Cả A, B, C.

Câu 29. Nhân tố tâm lí giữ vai trò cơ bản, có tính quy định trong hoạt động của con người, vì:

A. Tâm lí có chức năng định hướng cho hoạt động con người.

B. Tâm lí điều khiển, kiểm tra và điều chỉnh hoạt động của con người.

C. Tâm lí là động lực thúc đẩy con người hoạt động.

D. Cả A, B, C.

Câu 30. “Mỗi khi đến giờ kiểm tra, Lan đều cảm thấy hồi hộp đến khó tả”. Hiện tượng trên là biểu hiện của:

A. Quá trình tâm lí.

B. Trạng thái tâm lí.

C. Thuộc tính tâm lí.

D. Hiện tượng vô thức.

2. Đáp án câu hỏi trắc nghiệm Tâm lý học đại cương - Phần 1

Câu

Đáp án

Câu

Đáp án

Câu 1

D

Câu 16

B

Câu 2

C

Câu 17

C

Câu 3

A

Câu 18

B

Câu 4

A

Câu 19

C

Câu 5

A

Câu 20

C

Câu 6

C

Câu 21

A

Câu 7

A

Câu 22

A

Câu 8

D

Câu 23

D

Câu 9

C

Câu 24

A

Câu 10

C

Câu 25

C

Câu 11

B

Câu 26

B

Câu 12

B

Câu 27

D

Câu 13

B

Câu 28

B

Câu 14

C

Câu 29

D

Câu 15

A

Câu 30

A

------------------------

Ngoài Câu hỏi trắc nghiệm môn Tâm lý học đại cương – Phần 1, mời các bạn cùng tham khảo thêm các tài liệu Cao đăng - Đại học khác nhằm phục vụ tốt cho quá trình học tập và công tác.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
2
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Cao đẳng - Đại học

    Xem thêm