Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Câu hỏi trắc nghiệm Tâm lý học đại cương: Chương VIII – Nhân cách

Câu hỏi trắc nghiệm Tâm lý học đại cương: Chương VIII – Nhân cách tóm tắt nội dung bài học và các câu hỏi trắc nghiệm liên quan đến nội dung bài, giúp các bạn nắm bắt kiến thức môn học một cách tốt hơn để có thể học và hoàn thành bài thi môn học một cách hiểu quả.

Lưu ý: Nếu không tìm thấy nút Tải về bài viết này, bạn vui lòng kéo xuống cuối bài viết để tải về.

Tóm tắt nội dung và câu hỏi trắc nghiệm tâm lý học đại cương

A. Tóm tắt nội dung Chương VIII – Nhân cách

I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NHÂN CÁCH

1.1. Khái niệm nhân cách

1.2. Đặc điểm của nhân cách:

+ Tính thống nhất của nhân cách

+ Tính ổn định của nhân cách

+ Tính tích cực của nhân cách

+ Tính giao tiếp của nhân cách

1.3. Cấu trúc của nhân cách

Phẩm chất (đức) + năng lực (tài)

1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển nhân cách

+ Bẩm sinh di truyền: đóng vai trò tiền đề thể chất, không có tính quyết định

+ Hoàn cảnh sống: đóng vai trò quan trọng, nhưng không có tính quyết định

+ Giáo dục: đóng vai trò chủ đạo nhưng không phải là vạn năng

+ Hoạt động: là yếu tố quyết định trực tiếp đối với sự hình thành và phát triển nhân cách

+ Giao tiếp: là yếu tố quyết định thứ hai trong sự hình thành và phát triển nhân cách

II. CÁC THUỘC TÍNH CỦA NHÂN CÁCH

2.1. Xu hướng

+ Động cơ – nhu câu

+ Hứng thú

+ Lý tưởng

+ Thế giới quan

+ Niềm tin

2.2. Năng lực

2.3. Tính cách

2.4. Khí chất

B. Câu hỏi trắc nghiệm Chương VIII – Nhân cách

Nhân cách là:

a. Một con người với những thuộc tính tâm lý tạo nên hoạt động và hành vi có ý nghĩa xã hội của cá nhân

b. Tổ hợp những thuộc tính tâm lý của cá nhân, biểu hiện bản sắc và giá trị xã hội của cá nhân ấy

c. Một cá nhân có ý thức đang thực hiện một vai trò xã hội nhất định

d. Một con người, với đầy đủ các thuộc tính tâm lý do các mối quan hệ xã hội quy định

(Trang 223, giáo trình)

Yếu tố giữ vai trò chủ đạo trong sự hình thành, phát triển nhân cách là

a. Hoạt động và giao tiếp của cá nhân

b. Bẩm sinh, di truyền

c. Giáo dục

d. Môi trường sống

(Trang 235, giáo trình)

Yếu tố giữ vai trò quyết định trực tiếp đối với sự hình thành và phát triển tâm lý, ý thức, nhân cách con người là

a. Hoàn cảnh sống

b. Bẩm sinh di truyền

c. Hoạt động và giao tiếp

d. Giáo dục

(Trang 235, giáo trình)

Yếu tố tâm lý nào dưới đây không thuộc xu hướng của nhân cách

a. Động cơ

b. Hứng thú

c. Hiểu biết

d. Thế giới quan, lý tưởng

(Trang 238, giáo trình)

Sự sai lệch hành vi trong sự phát triển nhân cách là do

a. Cá nhân nhận thức sai hoặc không đầy đủ, hoặc do sự biến dạng của các chuẩn mực xã hội

b. Quan điểm riêng của cá nhân khác với chuẩn mực chung

c. Cá nhân cố tình vi phạm các chuẩn mực

d. Cả a, b và c

Yếu tố tâm lí nào dưới đây không thuộc xu hướng của nhân cách

a. Nhu cầu

b. Hứng thú, niềm tin

c. Hiểu biết

d. Thế giới quan, lý tương

Yếu tố nào dưới đây không phải là đặc điểm của nhu cầu

a. Nhu cầu bao giờ cũng có đối tượng

b. Nội dung của nhu cầu do những điều kiện và phương thức thỏa mãn nó quy định

c. Nhu cầu bao giờ cũng gắn liền với sự tồn tại của cơ thể

d. Nhu cầu của con người mang bản chất xã hội

(Trang 240, giáo trình)

Thái độ đặc biệt của cá nhân đối với một đối tượng nào đó, vừa có ý nghĩa trong cuộc sống, vừa có khả năng đem lại khoái cảm cho cá nhân trong quá trình hoạt động, được gọi là

a. Thích thú

b. Quan tâm

c. Hứng thú

d. Yêu thích

(Trang 251, giáo trình)

Yếu tố nào dưới đây không thuộc về lí tưởng

a. Một hình ảnh tương đối mẫu mực, có tác dụng hấp dẫn, lôi cuốn con người vươn tới

b. Phản ánh đời sống hiện tại của cá nhân và xã hội

c. Hình ảnh tâm lý vừa có tính hiện thực vừa có tính lãng mạn

d. Có chức năng xác định mục tiêu, chiều hướng và động lực phát triển của nhân cách

(Trang 261, giáo trình)

Tính cách là

a. Sự phản ánh các quan hệ xã hội, mang tính độc đáo cá biệt của cá nhân

b. Một thuộc tính tâm lý phù hợp là hệ thống thái độ của cá nhân được hiện thức, biểu hiện qua hành vi, cử chỉ, cách nói năng tương ứng

c. Một thuộc tính tâm lý mang tính ổn định và bền vững, tính thống nhất

d. Một thuộc tính tâm lý mang tính độc đáo, riêng biệt của mỗi cá nhân

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Cao đẳng - Đại học

    Xem thêm