Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Câu hỏi trắc nghiệm Tâm lý học đại cương: Chương V – Ngôn ngữ và trí nhớ

Câu hỏi trắc nghiệm Tâm lý học đại cương: Chương V – Ngôn ngữ và trí nhớ tóm tắt nội dung bài học và các câu hỏi trắc nghiệm liên quan đến nội dung bài, giúp các bạn nắm bắt kiến thức môn học một cách tốt hơn để có thể học và hoàn thành bài thi môn học một cách hiểu quả. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết và tải về bài viết dưới đây nhé

A. Tóm tắt nội dung Chương V – Ngôn ngữ và trí nhớ

I. NGÔN NGỮ

1.1. Khái quát chung về ngôn ngữ

+ Các khái niệm: ngữ ngôn, ngôn ngữ

+ Chức năng của ngôn ngữ: chức năng tư duy (chỉ nghĩa, khái quát, lập kế hoạch); chức năng giao tiếp (thông tin, biểu cảm, điều chỉnh hành động)

+ Các loại ngôn ngữ: ngôn ngữ bên ngoài (đối thoại, độc thoại); ngôn ngữ bên trong (ngôn ngữ thầm, ngôn ngữ thuần túy bên trong)

+ Vai trò của ngôn ngữ

1.2. Hoạt động ngôn ngữ

+ Biểu đạt và hiểu biểu đạt trong hoạt động ngôn ngữ

+ Ngôn ngữ cá nhân và vấn đề trau dồi ngôn ngữ

II. TRÍ NHỚ

2.1. Khái niệm trí nhớ

2.2. Vai trò của trí nhớ

2.3. Các loại trí nhớ

+ Dựa theo nội dung được phản ánh, trí nhớ được chia thành: trí nhớ hình ảnh ,trí nhớ xúc cảm, trí nhớ vận động, trí nhớ từ ngữ – logic

+ Dựa theo tính mục đích của hoạt động, trí nhớ được phân thành: trí nhớ không chủ định, trí nhớ có chủ định

+ Dựa theo thời gian củng cố và lưu giữ tài liệu đ/v hoạt động: trí nhớ ngắn hạn, trí nhớ dài hạn

+ Dựa vào tính chủ đạo, ưu thế của cơ quan cảm giác nào đó trong trí nhớ: trí nhớ bằng mắt, trí nhớ bằng tai, trí nhớ bằng tay, trí nhớ bằng mũi

2.4. Các giai đoạn của quá trình trí nhớ

2.4.1. Quá trình ghi nhớ

2.4.2. Quá trình giữ gìn

2.4.3. Quá trình tái hiện

2.5. Sự quên

B. Câu hỏi trắc nghiệm Chương V – Ngôn ngữ và trí nhớ

Cơ sở để phân loại trí nhớ thành trí nhớ cảm xúc, trí nhớ hình ảnh, trí nhớ từ ngữ, logic là

a. Tính mục đích của trí nhớ

b. Thời gian củng cố và giữ gìn tài liệu

c. Giác quan đóng vai trò chủ đạo

d. Nội dung được phản ánh trong trí nhớ

(Trang 173, giáo trình)

Hệ thống ký hiệu, từ ngữ dùng làm phương tiện giao tiếp và làm công cụ để tư duy gọi là gì?

a. Từ ngữ và ký hiệu

b. Ngôn ngữ

c. Ngôn từ

d. B & C đều đúng

Ngôn ngữ có thể được phân thành những loại nào?

a. Ngôn ngữ bên trong và ngôn ngữ bên ngoài

b. Ngôn ngữ đối thoại và ngôn ngữ độc thoại

c. Ngôn ngữ bằng lời và ngôn ngữ không lời

d. Ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết

(Trang 167, giáo trình)

Mục đích ghi nhớ rõ ràng, đồng thời chủ thể tìm kiếm những biện pháp kỹ thuật để đạt được mục đích ghi nhớ, đó là…

a. Trí nhớ ngắn hạn

b. Trí nhớ dài hạn

c. Ghi nhớ có chủ định

d. Ghi nhớ không chủ định

(Trang 176, giáo trình)

Loại ghi nhớ mà không cần phải đặt ra mục đích từ trước và cũng không đòi hỏi sự nỗ lực ý chí nào của chủ thể, đó là…

a. Trí nhớ ngắn hạn

b. Ghi nhớ không chủ định

c. Ghi nhớ có chủ định

d. Trí nhớ dài hạn

(Trang 176, giáo trình)

Loại trí nhớ phản ánh những cử động và hệ thống cử động, có ý nghĩa quan trọng trong việc hình thành những kỹ xảo thực hành và lao động, đó là…

a. Trí nhớ ngắn hạn

b. Trí nhớ không chủ định

c. Trí nhớ vận động

d. Trí nhớ dài hạn

(Trang 174,giáo trình)

Trí nhớ phản ánh những rung cảm, tình cảm đã diễn ra trong hoạt động trước đây, giúp chủ thể cảm nhận được giá trị thẩm mỹ trong hành vi, cử chỉ, lời nói và trong nghệ thuật, đó là…

a. Trí nhớ thẩm mỹ

b. Trí nhớ hình ảnh

c. Trí nhớ hành động

d. Trí nhớ xúc cảm

(Trang 174, giáo trình)

Loại trí nhớ được hình thành kèm theo quá trình cảm giác, tồn tại với mục đích lưu giữ những cảm giác khi kích thích từ môi trường tác động vào các giác quan, đó là…

a. Trí nhớ ngắn hạn

b. Trí nhớ dài hạn

c. Trí nhớ cảm giác

d. Trí nhớ hình ảnh

(Trang 173, giáo trình)

Loại trí nhớ tồn tại ngay sau giai đoạn vừa ghi nhớ, tồn tại với mục đích lưu giữ những điều mà chúng ta tri giác được, đó là…

a. Trí nhớ ngắn hạn

b. Trí nhớ dài hạn

c. Trí nhớ cảm giác

d. Trí nhớ hình ảnh

(Trang 175, giáo trình)

Loại trí nhớ chứa đựng mối liên hệ giữa các thành phần của nội dung ghi nhớ, là sản phẩm của quá trình củng cố, lặp đi lặp lại nhiều lần và sự tập trung chú ý, đó là…

a. Trí nhớ ngắn hạn

b. Trí nhớ dài hạn

c. Trí nhớ cảm giác

d. Trí nhớ hình ảnh

(Trang 175, giáo trình)

Trí nhớ phản ánh những tư tưởng, ý nghĩ của con người?

a. Trí nhớ thẩm mỹ

b. Trí nhớ hình ảnh

c. Trí nhớ hành động

d. Trí nhớ từ ngữ-logíc

(Trang 174, giáo trình)

Quá trình hình thành trí nhớ có mấy giai đoạn, đó là những giai đoạn nào?

a. 3 giai đoạn: ghi nhớ, lưu trữ và tái hiện

b. 2 giai đoạn: ghi nhớ và tái hiện

c. 4 giai đoạn: ghi nhớ, giữ gìn, tái hiện và quên

d. 1 giai đoạn: ghi nhớ

(Trang 176, giáo trình)

Quá trình không tái hiện được nội dung đã ghi nhớ trước đó vào những thời điểm cần thiết gọi là gì?

a. Mất trí nhớ

b. Đãng trí

c. Lơ đãng

d. Quên

(Trang 179, giáo trình)

Đặc điểm nào của tư duy thể hiện rõ nhất trong tình huống sau: “Một bác sĩ có kinh nghiệm chỉ cần nhìn vào vẻ ngoài của bệnh nhân là có thể đoán biết được họ bị bệnh gì”?

a. Tính có vấn đề của tư duy

b. Tư duy liên hệ chặt chẽ với ngôn ngữ

c. Tư duy liên hệ chặt chẽ với nhận thức cảm tính

d. Tính trừu tượng và khái quát của tư duy

Trường hợp nào đã dùng từ “cảm giác” đúng với khái niệm cảm giác trong tâm lý học?

a. Cảm giác day dứt cứ theo đuổi cô mãi khi cô để Lan ở lại một mình trong lúc tinh thần suy sụp

b. Cảm giác lạnh buốt khi ta chạm lưỡi vào que kem

c. Tôi có cảm giác việc ấy đã xảy ra lâu lắm rồi

d. Khi “người ấy” xuất hiện, cảm giác vừa giận vừa thương lại trào lên trong tôi

Trên đây VnDoc.com vừa gửi tới bạn đọc bài viết Câu hỏi trắc nghiệm Tâm lý học đại cương: Chương V – Ngôn ngữ và trí nhớ. Chắc hẳn qua bài viết bạn đọc đã nắm được những ý chính có trong bài viết rồi đúng không ạ? Bài viết tổng hợp các câu hỏi trắc nghiệm môn Tâm lý học đại cương chương V. Hi vọng qua đây các bạn có thêm nhiều tài liệu để học tập nhé.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Cao đẳng - Đại học

    Xem thêm