Câu hỏi trắc nghiệm Tâm lý học đại cương: Chương II - Cơ sở tự nhiên và xã hội của sự hình thành tâm lý, ý thức
Câu hỏi trắc nghiệm Tâm lý học đại cương: Chương II - Cơ sở tự nhiên và xã hội của sự hình thành tâm lý, ý thức tóm tắt nội dung bài học và các câu hỏi trắc nghiệm liên quan đến nội dung bài, giúp các bạn nắm bắt kiến thức môn học một cách tốt hơn để có thể học và hoàn thành bài thi môn học một cách hiểu quả.
Lưu ý: Nếu không tìm thấy nút Tải về bài viết này, bạn vui lòng kéo xuống cuối bài viết để tải về.
Câu hỏi trắc nghiệm Tâm lý học đại cương: Chương I – Khái quát chung về tâm lý học
Đề thi trắc nghiệm môn Tâm lý học đại cương
Câu hỏi trắc nghiệm Tâm lý học đại cương: Chương III - Ý thức và chú ý
Tóm tắt nội dung và câu hỏi trắc nghiệm tâm lý học đại cương
A. Tóm tắt nội dung Chương II – Cơ sở tự nhiên và xã hội của sự hình thành tâm lý, ý thức
I. CƠ SỞ TỰ NHIÊN CỦA TÂM LÝ
1.1. Hệ nội tiếp và tâm lý
Hệ nội tiết bao gồm các tuyết tiết ra các chất hóa học đi vào trong máu giúp kiểm tra các hoạt động chức năng của cơ thể. Các chất đó gọi là hoócmôn, chúng tham gia vào sự điều chỉnh có tính chất dài hạn các quá trình sống của cơ thể. Hoócmôn có vai trò quan trọng trong việc định hình và phát triển sinh lý của con người, do vậy chúng cũng có sự ảnh hưởng nhất định đến sự biến đổi tâm lý của con người
1.2. Di truyền và tâm lý
Các đặc điểm giải phẫu sinh lý, di truyền vàt ư chất có liên quan đáng kể đến tâm lý con người. Chúng có vai trò nhất định trong sự hình thành và phát triển tâm lý con người.
1.3. Hệ thần kinh và tâm lý
+ Não và tâm lý: Tâm lý là kết quả của hệ thống chức năng những hoạt động phản xạ của não.
+ Vấn đề định khu tâm lý trong não:
+ Phản xạ có điều kiện và tâm lý
+ Các quy luật hoạt động thần kinh cấp cao: Quy luật hoạt động theo hệ thống; Quy luật lan tỏa và tập trung; Quy luật cảm ứng qua lại; Quy luật phụ thuộc vào cường độ kích thích;
+ Hệ thống tín hiệu thứ nhất và thứ hai: Hệ thống tín hiệu thứ nhất (những tín hiệu do các sự vật, hiện tượng khách quan và các thuộc tính của chúng tạo ra); Hệ thống tín hiệu thứ hai (Hệ thống tín hiệu của tín hiệu thứ nhất – tín hiệu của tín hiệu. Đó là các tín hiệu ngôn ngữ (tiếng nói, chữ viết)).
II. CƠ SỞ XÃ HỘI CỦA TÂM LÝ
2.1. Hoạt động
+ Khái niệm
+ Quá trình: Quá trình đối tượng hóa (“xuất tâm”); Quá trình chủ thể hóa (“nhập tâm”)
+ Đặc điểm: Hoạt động bao giờ cũng là hoạt động có đối tượng; Hoạt động bao giờ cũng có chủ thể; Hoạt động bao giờ cũng có tính mục đích; Hoạt động vận hành theo nguyên tắc gián tiếp
+ Phân loại hoạt động: cách chia khái quát nhất (lao động, giao tiếp); cách chia theo sự phát triển của cá thể hoạt động (vui chơi, học tập, lao động)
+ Cấu trúc của hoạt động
2.2. Giao tiếp
+ Khái niệm
+ Đặc điểm: Đối tượng của giao tiếp là những người khác; Trong quá trình giao tiếp không có ai là khách thể giữa vai trò thụ động tuyệt đối, mà đều là chủ thể giữ vai trò tích cực ở mức độ cao thấp khác nhau
+ Phân loại: Dựa vào phương tiện để giao tiếp (ngôn ngữ và phi ngôn ngữ); Dựa vào tính chất tiếp xúc (giao tiếp trực tiếp, giao tiếp gián tiếp); Dựa theo quy cách (giao tiếp chính thức, giao tiếp không chính thức); Giao lưu xã hội
+ Chức năng: Chức năng thuần túy xã hội (chức năng thông tin, tổ chức; chức năng điều khiển; chức năng phối hợp hành động; chức năng động viên, kích thích); Chức năng tâm lý xã hội (tạo mối quan hệ; cân bằng cảm xúc; phát triển nhân cách)
III. SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ
3.1. Tiêu chuẩn xác định sự nảy sinh tâm lý:
3.2. Các thời kỳ phát triển tâm lý
+ Thời kỳ phát triển cảm giác, tri giác, tư duy
+ Thời kỳ bản năng, kỹ xảo, trí tuệ
3.3. Các giai đoạn phát triển tâm lý về phương diện cá thể
B. Câu hỏi trắc nghiệm Chương II – Cơ sở tự nhiên và xã hội của sự hình thành tâm lý, ý thức
Cơ chế chủ yếu của sự hình thành và phát triển tâm lý người là
a. Di truyền
b. Tự nhận thức, tự giáo dục
c. Sự chín muồi của những tiềm năng sinh vật dưới tác động của môi trường
d. Sự lĩnh hội nền văn hóa xã hội
Theo tâm lý học hoạt động là
a. Phương thức tồn tại của con người trong thế giới
b. Sự tiêu hao năng lượng của con người tác động vào hiện thực khách quan để thỏa mãn các nhu cầu của cá nhân
c. Mối quan hệ tác động qua lại giữa con người và thế giới để tạo ra sản phẩm cả về phía bên ngoài, cả về phía con người
d. Điều kiện tất yếu đảm bảo sự tồn tại của cá nhân
(Trang 75, giáo trình)
Đối tượng của hoạt động
a. Có trước khi chủ thể tiến hành hoạt động
b. Có sau khi chủ thể tiến hành hoạt động
c. Được hình thành và bộc lộ dần trong quá trình hoạt động
d. Là mô hình tâm lý định hướng hoạt động của cá nhân
Động cơ của hoạt động là
a. Đối tượng của hoạt động
b. Khách thể của hoạt động
c. Bản thân quá trình hoạt động
d. Cấu trúc tâm lý bên trong của chủ thể
Giao tiếp là:
a. Sự tiếp xúc tâm lý giữa con người – con người
b. Con người tri giác và ảnh hưởng, tác động qua lại lẫn nhau
c. Quá trình trao đổi thông tin, cảm xúc của con người
d. Cả a, b và c
Yếu tố tham gia hình thành những đặc điểm về giải phẫu sinh lý cơ thể và sinh lý của hệ thần kinh, được thừa hưởng từ thế hệ trước, làm tiền đề vật chất cho sự phát triển của cá nhân là…
a. Não
b. Di truyền
c. Bẩm sinh
d. A & B đều đúng
(Trang 60, giáo trình)
Là cơ sở vật chất, nơi tồn tại của cảm giác, tri giác, tư duy, tưởng tượng, trí nhớ, chú ý, ý thức, vô thức… đó là…
a. Di truyền
b. Bẩm sinh
c. Não
d. A & B đều đúng
(Trang 61, giáo trình)
Bán cầu não phải đảm trách những chức năng gì?
a. Nhịp điệu, màu sắc, hình dạng
b. Bản đồ, tưởng tượng, mơ mộng
c. Từ ngữ, con số, đường kẻ
d. A & B đều đúng
Bán cầu não trái đảm trách những chức năng gì?
a. Từ ngữ, con số, đường kẻ
b. Bản đồ, tưởng tượng, mơ mộng
c. A & D đều đúng
d. Danh sách, lý luận, phân tích
Phát biểu nào sau đây là đúng nhất?
a. Bán cầu não trái điều khiển nửa cơ thể trái
b. Bán cầu não phải điều khiển nửa cơ thể phải
c. Bán cầu não trái, phải phối hợp điều khiển cả hai bên cơ thể
d. Bán cầu não trái điều khiển nửa cơ thể phải và ngược lại
Làm nhiệm vụ điều hòa và phối hợp hoạt động các phần của cơ thể, đảm bảo đời sống sinh vật diễn ra bình thường, do thế hệ trước truyền lại, ít khi thay đổi hoặc không thay đổi, có cơ sở là phản xạ vô điều kiện là…
a. Hoạt động của hệ thần kinh
b. Hoạt động của hệ thần kinh cấp thấp
c. Hoạt động của hệ thần kinh cấp cao
d. Hoạt động của hệ thần kinh trung ương
(Trang 69, 70)
Hoạt động của não để thành lập các phản xạ có điều kiện, là cơ sở sinh lý của các hiện tượng tâm lý phức tạp như: ý thức, tư duy, ngôn ngữ…, là hoạt động tự tạo của cơ thể trong quá trình sống đó là…
a. Hoạt động của hệ thần kinh
b. Hoạt động của hệ thần kinh cấp thấp
c. Hoạt động của hệ thần kinh cấp cao
d. Hoạt động của hệ thần kinh trung ương
(Trang 69, 70)
Hoạt động của thần kinh trung ương dựa vào…
a. Hoạt động của não và tủy sống
b. Quá trình hưng phấn và ức chế
c. Các tuyến nội tiết
d. Các hóc-môn trong cơ thể
Quá trình thần kinh giúp hệ thần kinh thực hiện hoặc tăng độ mạnh của phản xạ đó là…
a. Quá trình hưng phấn
b. Quá trình ức chế
c. Quá trình vừa hưng phấn vừa ức chế
d. Quá trình liên hợp
Quá trình hoạt động thần kinh nhằm làm yếu hoặc mất đi tính hưng phấn của tế bào thần kinh đó là…
a. Quá trình hưng phấn
b. Quá trình ức chế
c. Quá trình vừa hưng phấn vừa ức chế
d. Quá trình liên hợp
Tất cả các sự vật hiện tượng trong thế giới khách quan được phản ánh trực tiếp vào não và để lại dấu vết trong não, là cơ sở sinh lý của các hoạt động tâm lý như: nhận thức cảm tính, trực quan, tư duy cụ thể, cảm xúc của người và động vật đó là…
a. Hệ thống tín hiệu của não
b. Hệ thống tín hiệu thứ I
c. Hệ thống tín hiệu thứ II
d. Hệ thống tín hiệu đặc trưng
(Trang 74, giáo trình)
Toàn bộ những ký hiệu tượng trưng như: tiếng nói, chữ viết, biểu tượng…về sự vật hiện tượng trong hiện thực khách quan phản ánh vào não người là…
a. Hệ thống tín hiệu của não
b. Hệ thống tín hiệu thứ I
c. Hệ thống tín hiệu thứ II
d. Hệ thống tín hiệu đặc trưng
(Trang 74, giáo trình)
Phản xạ tự tạo trong đời sống để thích ứng với môi trường luôn biến đổi. Loại phản xạ này thường không bền vững, bản chất là hình thành đường mòn liên hệ thần kinh tạm thời giữa các trung khu thần kinh đó là…
a. Phản xạ có điều kiện
b. Phản xạ vô điều kiện
c. Phản xạ của đầu gối
d. Phản xạ của tủy sống
(Trang 69, giáo trình)
Con người luôn chịu sự tác động của các mối quan hệ xã hội nhất định. Trong quá trình sống, hoạt động và giao tiếp, con người lĩnh hội các yếu tố này một cách có ý thức hay vô thức, giúp con người hình thành những chức năng tâm lý mới, những năng lực mới đó là…
a. Hoạt động
b. Giao tiếp
c. Quan hệ xã hội và nền văn hóa xã hội
d. Ý thức
Loại hoạt động tạo ra những biến đổi lớn quá trình phát triển tâm lý và đặc điểm tâm lý nhân cách của chủ thể trong những giai đoạn nhất định, đó là…
a. Hoạt động
b. Hoạt động của chủ thể
c. Hoạt động chủ đạo
d. Hoạt động vui chơi, giải trí
Quá trình xác lập và vận hành các quan hệ giữa chủ thể và khách thể nhằm thỏa mãn nhu cầu của chủ thể hoặc khách thể và thực hiện các chức năng: chức năng thông tin, chức năng cảm xúc, chức năng nhận thức và đánh giá lẫn nhau, chức năng điều chỉnh hành vi, chức năng phối hợp hoạt động đó là…
a. Hoạt động
b. Hoạt động giao tiếp
c. Giao tiếp
d. Giao tế
Trong các phát biểu sau, phát biểu nào đúng nhất?
1. Tâm lý người do Thượng đế sinh ra
2. Tâm lý người mang tính bẩm sinh
3. Tâm lý người do con người tạo ra
4. Tâm lý người là sự phản ánh hiện thực khách quan thông qua não
Trong các phát biểu sau, phát biểu nào không đúng?
a. Tâm lý người là sự phản ánh hiện thực khách quan thông qua não
b. Tâm lý người có bản chất xã hội và mang tính lịch sử
c. Tâm lý người là sản phẩm của hoạt động và giao tiếp
d. Tâm lý người là sản phẩm của thói quen