Câu hỏi trắc nghiệm Tâm lý học đại cương: Chương III - Ý thức và chú ý

Câu hỏi trắc nghiệm Tâm lý học đại cương: Chương III - Ý thức và chú ý tóm tắt nội dung bài học và các câu hỏi trắc nghiệm liên quan đến nội dung bài, giúp các bạn nắm bắt kiến thức môn học một cách tốt hơn để có thể học và hoàn thành bài thi môn học một cách hiểu quả.

Lưu ý: Nếu không tìm thấy nút Tải về bài viết này, bạn vui lòng kéo xuống cuối bài viết để tải về.

A. Tóm tắt nội dung Chương III – Ý thức và chú ý

I. Ý THỨC

1.1. Khái niệm ý thức

1.2. Cấu trúc của ý thức

+ Mặt nhận thức (cảm giác, tri giác, trí nhớ, tưởng tượng và tư duy)

+ Mặt thái độ của ý thức

+ Mặt năng động của ý thức

1.3. Cấp độ của ý thức:

+ Cấp độ chưa ý thức

+ Cấp độ ý thức và tự ý thức

+ Cấp độ ý thức nhóm và ý thức tập thể

1.4. Chức năng của ý thức

+ Hình thành các mục đích của hoạt động, vạch ra phương án hoạt động, động viên ý chí, vượt khó khăn trong quá trình hoạt động, điều chỉnh các khâu hành động của hoạt động..

+ Tách bạch rõ ràng chủ thể và khách thể, tách những gì thuộc về “cái tôi” ra khỏi những gì thuộc về “cái không tôi”

1.5. Sự hình thành và phát triển ý thức

+ Sự hình thành ý thức của con người (về phương diện loài): lao động và ngôn ngữ là hai yếu tố tạo nên sự hình thành ý thức của loài người

+ Sự hình thành ý thức cá nhân: Ý thức cá nhân được hình thành trong hoạt động và thể hiện trong sản phẩm hoạt động của cá nhân; Ý thức cá nhân được hình thành trong sự giao tiếp với cá nhân khác, với xã hội; Ý thức cá nhân được hình thành bằng con đường tiếp thu nền văn hóa xã hội, ý thức xã hội; Ý thức cá nhân được hình thành bằng con đường tự nhận thức, tự đánh giá, tự phân tích hành vi của bản thân

II. CHÚ Ý – ĐIỀU KIỆN TÂM LÝ CỦA HOẠT ĐỘNG CÓ Ý THỨC

2.1. Khái niệm chú ý

2.2. Các loại chú ý

+ Chú ý không chủ định

+ Chú ý có chủ định

+ Chú ý sau chủ định

2.3. Các thuộc tính cơ bản của chú ý

+ Sức tập trung chú ý+ Sự bền vững của chú ý

+ Sự phân phối chú ý

+ Sự di chuyển chú ý

B. Câu hỏi trắc nghiệm Chương III – Ý thức và chú ý

Về phương diện loài, ý thức con người được hình thành nhờ

a. Lao động, ngôn ngữ

b. Tiếp thu nền văn hóa xã hội

c. Tự nhận thức, tự đánh giá, tự giáo dục

d. Cả a, b và c

(Trang 102, giáo trình)

Tự ý thức được hiểu là:

a. Khả năng tự giáo dục theo một hình thức lý tưởng

b. Tự nhận thức, tự tỏ thái độ và điều khiển hành vi, hoàn thiện bản thân

c. Tự nhận xét, đánh giá người khác theo quan điểm của bản thân

d. Cả a, b và c

(Trang 101, giáo trình)

Nội dung nào dưới đây không thể hiện rõ con đường hình thành ý thức cá nhân

a. Ý thức được hình thành và biểu hiện trong hoạt động và giao tiếp với người khác

b. Ý thức được hình thành bằng con đường tiếp thu nền văn hóa xã hội, ý thức xã hội

c. Tác động của môi trường sống đến nhận thức của cá nhân

d. Tự nhận thức, tự phân tích, đánh giá hành vi của bản thân

(Trang 104, giáo trình)

Sự tập trung của ý thức vào sự vật, hiện tượng để định hướng hoạt động bảo đảm cho hoạt động tiến hành hiệu quả được gọi là?

1. Năng lực

2. Sự tập trung

3. Khả năng

4. Chú ý

(Trang 105, giáo trình)

Loại chú ý không có mục đích tự giác, không cần đến sự nỗ lực của bản thân được gọi là gì?

a. Chú ý có chủ định

b. Chú ý sau chủ định

c. Chú ý tập trung

d. Chú ý không chủ định

(Trang 105, giáo trình)

Loại chú ý có mục đích từ trước và cần sự nỗ lực của bản thân được gọi là gì?

a. Chú ý có chủ định

b. Chú ý sau chủ định

c. Chú ý tập trung

d. Chú ý không chủ định

(Trang 106, giáo trình)

Chú ý này vốn là chú ý có chủ định nhưng không đòi hỏi sự căng thẳng của ý chí, lôi cuốn con người vào nội dung hoạt động tới mức khoái cảm, đem lại hiệu quả cao của ý chí. Nói cách khác, đó là sự lưu tâm của đối tượng sau khi chủ thể có một liên hệ tích cực nào đó đối với đối tượng được gọi là gì?

a. Chú ý có chủ định

b. Chú ý sau chủ định

c. Chú ý tập trung

d. Chú ý không chủ định

(Trang 106, giáo trình)

Đánh giá bài viết
1 4.866
Sắp xếp theo

Cao đẳng - Đại học

Xem thêm