Câu hỏi trắc nghiệm Tâm lý học đại cương: Chương I - Khái quát chung về tâm lý học
Câu hỏi trắc nghiệm Tâm lý học đại cương: Chương I – Khái quát chung về tâm lý học giúp các bạn nắm bắt kiến thức môn học một cách tốt hơn để có thể học và hoàn thành bài thi môn học một cách hiểu quả.
Lưu ý: Nếu không tìm thấy nút Tải về bài viết này, bạn vui lòng kéo xuống cuối bài viết để tải về.
Tóm tắt nội dung và câu hỏi trắc nghiệm Tâm lý học đại cương
A. Tóm tắt nội dung Chương I – Khái quát chung về tâm lý học
I. TÂM LÝ HỌC LÀ MỘT KHOA HỌC
1.1. Tâm lý và tâm lý học
+ Hiện tượng tâm lý là tất cả các hiện tượng tinh thần nảy sinh trong đầu óc của con người, do thế giới khách quan tác động vào não sinh ra, gọi chung là hoạt động tâm lý
+ Tâm lý học là một ngành khoa học nghiên cứu về tất cả các hiện tượng tinh thần xảy ra trong đầu óc của con người, gắn liền và điều hành mọi hoạt động của con người. Nó nghiên cứu sự nảy sinh, quá trình hình thành và phát triển cũng như cơ chế hình thành các hiện tượng tâm lý.
+ Tâm lý và sinh lý không tách rời, nhưng cũng không đồng nhất. Chúng gắn bó chặt chẽ với nhau.
1.2. Vài nét về sự hình thành và phát triển tâm lý học
+ Những tư tưởng tâm lý học thời cổ đại và trung đại
+ Những tư tưởng tâm lý học thời cận đại
+ Tâm lý học trở thành một khoa học độc lập
+ Các trường phái cơ bản trong tâm lý học hiện đại: Tâm lý học hành vi; Tâm lý học cấu trúc (tâm lý học Genstalt); Phân tâm học (Tâm lý học Phrơt); Tâm lý học nhân văn; Tâm lý học nhận thức; Tâm lý học hoạt động
2. BẢN CHẤT, CHỨC NĂNG, PHÂN LOẠI CÁC HIỆN TƯỢNG TÂM LÝ
2.1. Bản chất hiện tượng tâm lý người
+ Tâm lý người là sự phản ánh hiện thực khách quan vào não người thông qua hoạt động của chủ thể
+ Tâm lý người là sự lĩnh hội kinh nghiệm lịch sử xã hội loài người biến thành kinh nghiệm riêng của mỗi người thông qua hoạt động của họ
+ Tâm lý là chức năng của não
2.2. Đặc điểm và chức năng của hiện tượng tâm lý
+ Đặc điểm của hiện tượng tâm lý: Các hiện tượng tâm lý của con người vô cùng đa dạng, phức tạp, phong phú; Các hiện tượng tâm ý của con người là những hiện tượng tinh thần, tồn tại một cách chủ quan trong đầu óc con người; Các hiện tượng tâm lý trong cùng một chủ thể luôn luôn có sự tác động qua lại lẫn nhau; Các hiện tượng tâm lý của con người có sức mạnh vô cùng to lớn chi phối hoạt động của con người
+ Chức năng của các hiện tượng tâm lý: Định hướng khi bắt đầu hoạt động; Giúp cho con người nhận biết được hiện thực khách quan; Động lực thúc đẩy hành động, hoạt động của con người; Điều khiển và kiểm soát quá trình hoạt động của con người; Giúp con người điều chỉnh quá trình hoạt động của mình
2.3. Phân loại các hiện tượng tâm lý
+ Dựa và thời gian tồn tại và vị trí tương đối trong nhân cách (Quá trình tâm lý, Trạng thái tâm lý, Thuộc tính tâm lý)
+ Dựa vào chủ thể mang hiện tượng tâm lý (Hiện tượng tâm lý cá nhân, Hiện tượng tâm lý xã hội)
+ Dựa vào mức độ tham gia của ý thức (Hiện tượng tâm lý vô thức, Tiềm thức, Hiện tượng tâm lý có ý thức, Siêu thức)
+ Dựa vào sự biểu hiện của các hiện tượng tâm lý (Các hiện tượng tâm lý sống động, Các hiện tượng tâm lý tiềm tàng)
III. ĐỐI TƯỢNG, NHIỆM VỤ VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU TRONG TÂM LÝ HỌC
3.1. Đối tượng của tâm lý học
Đối tượng của tâm lý học là các hiện tượng tâm lý với tư cách là các hiện tượng tinh thần do thế giới khách quan tác động vào não con người sinh ra gọi chung là các hoạt động tâm lý. Tâm lý học nghiên cứu sự hình thành, vận hành và phát triển của hoạt động tâm lý
3.2. Nhiệm vụ của tâm lý học:
Nhiệm vụ cơ bản: Mô tả và nhận diện các hiện tượng tâm lý; Nghiên cứu bản chất của hoạt động tâm lý, những yếu tố khách quan và chủ quan ảnh hưởng đến hoạt động tâm lý; Nghiên cứu cơ chế hình thành, hình thức biểu hiện, quy luật hoạt động và phát triển của tâm lý; Nghiên cứu chức năng, vai trò của tâm lý đối với hoạt động của con người; Ứng dụng các kết quả nghiên cứu vào trong hoạt động thực tiễn của con người.
3.3. Các phương pháp nghiên cứu trong tâm lý học
+ Các nguyên tắc phương pháp luận của tâm lý học (Nguyên tắc khách quan; Nguyên tắc quyết định luận duy vật biện chứng; Nguyên tắc thống nhất tâm lý, ý thức, nhân cách với hoạt động; Nguyên tắc về mối liên hệ phổ biến; Nguyên tắc về sự phát triển; Nguyên tắc cụ thể)
+ Các phương pháp nghiên cứu (Phương pháp quan sát; Phương pháp thực nghiệm; Phương pháp nghiên cứu “tiểu sử” cá nhân; Phương pháp nghiên cứu sản phẩm của hoạt động; Phương pháp trắc nghiệm; Phương pháp đàm thoại;)
IV. VỊ TRÍ, VAI TRÒ CỦA TÂM LÝ HỌC TRONG CUỘC SỐNG VÀ TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA CON NGƯỜI
4.1. Vị trí của tâm lý học trong hệ thống các khoa học
Tâm lý học vừa có tính chất của một khoa học tự nhiên, vừa có tính chất của một khoa học xã hội. Nằm ở vị trí trung gian, tâm lý học có quan hệ mật thiết với tất cả các ngành khoa học tự nhiên và các ngành khoa học xã hội. Nó sử dụng thành quả của các ngành khoa học khác để nghiên cứu, giải thích đời sống tâm lý con người đồng thời thành quả nghiên cứu của nó lại được ứng dụng trong các ngành khoa học khác
4.2. Vai trò của tâm lý học đối với hoạt động và cuộc sống của con người
+ Đối với hoạt động của cá nhân, chính các hiện tượng tâm lý giúp cho cá nhân định hướng, điều khiển và điều chỉnh hoạt động
+ Đối với các hoạt động xã hội của con người, tâm lý học cũng đóng vai trò rất quan trọng….
B. Câu hỏi trắc nghiệm Chương I – Khái quát chung về tâm lý học
Hiện tượng sinh lý và hiện tượng tâm lý thường:
a. Diễn ra song song trong não
b. Đồng nhất với nhau
c. Có quan hệ chặt chẽ với nhau
d. Có quan hệ chặt chẽ với nhau, tâm lý có cơ sở vật chất là não
(Trang 14, giáo trình => kiểm tra lại với đáp án d???)
Hiện tượng sinh lý và hiện tượng tâm lý thường
a. Diễn ra song song trong não
b. Có quan hệ chặt chẽ với nhau
c. Đồng nhất với nhau
d. Không ảnh hưởng lẫn nhau
(Trang 14, giáo trình)
Điều kiện cần và đủ để có hiện tượng tâm lý người là:
a. Có thế giới khách quan và não
b. Thế giới khách quan tác động vào não
c. Não hoạt động bình thường
d. Thế giới khách quan tác động vào não và não hoạt động bình thường
(Trang 29, giáo trình)
Tâm lý người có nguồn gốc từ
a. Hoạt động của cá nhân
b. Não người
c. Thế giới khách quan
d. Giao tiếp của cá nhân
(Trang 29, giáo trình)
Phản ánh tâm lý là một loại phản ánh đặc biệt vì:
1. Là sự tác động của thế giới khách quan vào não người
2. Tạo ra hình ảnh tâm lý mang tính sống động và sáng tạo
3. Tạo ra một hình ảnh mang đậm màu sắc cá nhân
4. Cả a, b và c
(Trang 30, giáo trình)
Tâm lý người mang bản chất xã hội và có tính lịch sử thể hiện ở
a. Tâm lý người có nguồn gốc là thế giới khách quan, trong đó nguồn gốc xã hội là yếu tố quyết định
b. Tâm lý người là sản phẩm của hoạt động và giao tiếp của cá nhân
c. Tâm lý người chịu sự chế ước của lịch sử cá nhân và của cộng đồng
d. Cả a, b, c
(Trang 33, giáo trình)
Tâm lý người khác xa so với tâm lý của động vật ở chỗ
a. Là kết quả của quá trình phản ánh hiện thực khách quan
b. Có tính chủ thể
c. Có bản chất xã hội và mang tính lịch sử
d. Cả a, b, c đều đúng
(Trang 33, giáo trình)
Chức năng của tâm lý người là:
a. Giúp định hướng hành động của cá nhân
b. Động lực thúc đẩy hành động của cá nhân
c. Điều khiển và điều chỉnh hành động của cá nhân
d. Cả a, b và c
(Trang 36, giáo trình)
Nhân tố tâm lí giữ vai trò cơ bản, có tính quy định trong hoạt động của con người
a. Tâm lí có chức năng định hướng cho hoạt động của con người
b. Tâm lí điều khiển, kiểm tra và điều chỉnh hoạt động của con người
c. Tâm lí là động lực thúc đẩy con người hoạt động
d. Cả a, b và c
(Trang 36, giáo trình)
Hãy chỉ ra câu nào là thuộc tính tâm lý?
a. Cô là người đa cảm và hay suy nghĩ
b. Đã hàng tháng cô luôn hồi hộp mong chờ kết quả thi tốt nghiệp
c. Hà là một cô gái nhỏ nhắn, xinh đẹp
d. Cô hình dung cảnh mình được bước lên nhận bằng tốt nghiệp Đại học
(Trang 37, giáo trình)
Câu nào dưới đây thể hiện là một thuộc tính tâm lý
a. Hà là một cô gái nhỏ nhắn, xinh đẹp
b. Cô là người thật thà, chịu khó
c. Đã hàng tháng cô luôn hồi hộp mong chờ kết quả thi tốt nghiệp
d. Cô hình dung cảnh mình được bước vào cồng trường đại học trong tương lai
(Trang 37, giáo trình)
Nhiệm vụ của tâm lý học là:
a. Nghiên cứu bản chất của hoạt động tâm lý
b. Tìm ra quy luật hoạt động và phát triển của các hoạt động tâm lý
c. Tìm ra cơ chế hình thành và phát triển của các hoạt động tâm lý
d. Cả a, b v à c
(Trang 41, giáo trình)
Một phép thử dùng để đo lường các yếu tố tâm lí, mà trước đó đã được chuẩn hóa trên một số lượng người đủ tiêu biểu là thuộc về phương pháp
a. Thực nghiệm
b. Trắc nghiệm
c. Quan sát
d. Phân tích sản phẩm hoạt động
(Trang 48, giáo trình)
Do quan hệ tình cảm với bị can mà người làm chứng đã có hành vi bao che, cung cấp thông tin không đúng sự thật. Phương pháp tâm lý nào giúp cho điều tra viên nhận rõ thái độ nói trên của người làm chứng
a. Quan sát
b. Đàm thoại
c. Nghiên cứu sản phẩm hoạt động
d. Cả a, b và c
Em nghĩ phải phối hợp cả 3 phương pháp.
Khi bào chữa cho một bị cáo, luật sư đã phân tích điều kiện gia đình không thuận lợi của anh ta như: mâu thuẫn gay gắt giữa bố mẹ bị cáo, cách cư xử bạo lực của người chồng với vợ con… để làm sáng tỏ thêm về hoàn cảnh phạm tội. Luật sư đã sử dụng phương pháp nghiên cứu tâm lý nào để phân tích điều kiện gia đình của bị cáo
a. Quan sát
b. Đàm thoại
c. Nghiên cứu sản phẩm hoạt động
d. Cả a, b và c
Tại phiên tòa, bị cáo phản cung, phủ nhận toàn bộ những gì đã khai báo tại cơ quan điều tr Anh ta cho rằng, cơ quan điều tra đã bức cung anh ta và luôn kêu oan. Phương pháp tâm lý nào cho phép hội đồng xét xử có thể hiểu được diễn biến tâm lí của bị cáo tại phiên tòa
a. Quan sát
b. Đàm thoại
c. Nghiên cứu sản phẩm hoạt động
d. Cả a, b và c
Tâm lý là gì
a. Lý lẽ của cái tâm
b. Nhìn là hiểu mà không cần nói
c. Những hiện tượng tinh thần nảy sinh và diễn biến ở trong não
d. Lý lẽ của trái tim
(Trang 13, giáo trình)
Theo tiếng Latinh, “Psyche” có nghĩa là gì
a. Linh hồn, tinh thần
b. Học thuyết
c. Tâm lý
d. Khoa học về tâm lý
(Trang 13, giáo trình)
Từ nào trong các từ sau có nghĩa là Tâm lý học
a. Psychology
b. Socialogy
c. Biology
d. History
(Trang 13, giáo trình)
Trong các phát biểu sau, phát biểu nào đúng nhất?
a. Con vật không có tâm lý
b. Con vật có tâm lý
c. Con vật và con người đều có tâm lý
d. Tâm lý con vật phát triển thấp hơn so với tâm lý con người
Tâm lý học có nguồn gốc từ đâu?
a. Sinh lý học
b. Nhân học
c. Triết học
d. Xã hội học
(Trang 13, giáo trình)
Tâm lý học chính thức có tên gọi từ khi nào?
a. Thế kỷ 15
b. Thế kỷ 16
c. Thế kỷ 17
d. Thế kỷ 18
(Trang 18, giáo trình)
Tâm lý học tách khỏi sự phụ thuộc vào Triết học và trở thành một khoa học độc lập khi nào?
a. Thế kỷ 17
b. Thế kỷ 18
c. Thế kỷ 19
d. Thế kỷ 20
(Trang 20, giáo trình)
Phòng thực nghiệm tâm lý đầu tiên được thành lập khi nào, được thành lập tại đâu và do ai thành lập?
a. Năm 1789, Leipzig (Đức), Wiheml Wundt
b. Năm 1789, Áo, Wiheml Wundt
c. Năm 1879, Leipzig (Đức), Wiheml Wundt
d. Năm 1897, Mỹ, Carl Roger
(Trang 20, giáo trình)
Viện Tâm lý học đầu tiên được thành lập vào năm nào, tại đâu?
a. 1780, Mỹ
b. 1870, Đức
c. 1880, Đức
d. 1880, Mỹ
Theo quan điểm của Sigmund Freud, những hiện tượng tâm lý có thể xếp thành:
a. Ý thức, tiền ý thức và vô thức
b. Ý thức, chưa ý thức và vô thức
c. Ý thức và tiềm thức
d. A & B đều đúng
(Trang 24, giáo trình)
Theo Sigmund Freud, những hiện tượng tâm lý có thực, và đang xảy ra trong ta mà ta không biết gì về nó, không biết vì sao nó như thế được gọi là?
a. Ý thức
b. Tiền ý thức
c. Vô thức
d. Những hiện tượng bí ẩn
(Trang 24, giáo trình)
Những hiện tượng tâm lý diễn ra trong một khoảng thời gian ngắn, có mở đầu diễn biến kết thúc rõ ràng đó là:
a. Thuộc tính tâm lý
b. Trạng thái tâm lý
c. Quá trình tâm lý
d. Phẩm chất tâm lý
(Trang 37, giáo trình)
Những hiện tượng tâm lý diễn ra trong khoảng thời gian dài, có mở đầu, diễn biến, kết thúc không rõ ràng, đó là:
a. Thuộc tính tâm lý
b. Trạng thái tâm lý
c. Quá trình tâm lý
d. Phẩm chất tâm lý
(Trang 37, giáo trình)
Những đặc điểm tâm lý mang tính ổn định, trở thành nét riêng của nhân cách, khó hình thành nhưng cũng khó mất đi, muốn mất đi cần phải có thời gian dài, đó là:
a. Thuộc tính tâm lý
b. Trạng thái tâm lý
c. Quá trình tâm lý
d. Phẩm chất tâm lý
(Trang 37, giáo trình)
Quá trình tri giác có chủ định, nhằm xác định đặc điểm của đối tượng qua những biểu hiện của hành động, cử chỉ,… đó là:
a. Phương pháp thực nghiệm
b. Phương pháp quan sát
c. Phương pháp Test (Trắc nghiệm)
d. Phương pháp điều tr
(Trang 43, giáo trình)
Quá trình “đo lường” tâm lý đã được chuẩn hoá trên một số lượng người đủ tiêu tiểu đó là:
a. Phương pháp điều tra
b. Phương pháp quan sát
c. Phương pháp Test (Trắc nghiệm)
d. Phương pháp thực nghiệm
(Trang 48, giáo trình)
Quá trình tác động vào đối tượng một cách chủ động trong những điều kiện đã được khống chế để gây ra ở đối tượng những biểu hiện về quan hệ nhân quả, tính quy luật, cơ cấu, cơ chế của chúng đó là:
a. Phương pháp điều tr
b. Phương đàm thoại
c. Phương pháp Test (Trắc nghiệm)
d. Phương pháp thực nghiệm
(Trang 45, giáo trình)
Quá trình đặt các câu hỏi cho đối tượng và dựa vào câu trả lời của đối tượng để trao đổi và hỏi thêm đó là:
a. Phương đàm thoại
b. Phương pháp điều tr
c. Phương pháp Test (Trắc nghiệm)
d. Phương pháp thực nghiệm
(Trang 49, giáo trình)
Quá trình dùng một số câu hỏi nhất loạt đặt ra cho một số đối tượng nghiên cứu nhằm thu thập ý kiến chủ quan của họ về vấn đề cần nghiên cứu đó là:
a. Phương đàm thoại
b. Phương pháp điều tr
c. Phương pháp Test (Trắc nghiệm)
d. Phương pháp thực nghiệm
Thông qua các sản phẩm, người nghiên cứu có thể phân tích, khám phá đặc điểm tâm lý của đối tượng tạo ra sản phẩm, đó là phương pháp…
a. Phương pháp nghiên cứu tiểu sử cá nhân
b. Phương pháp điều tra
c. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm lao động
d. Phương pháp đàm thoại
(Trang 47, giáo trình)