Câu hỏi trắc nghiệm môn Tâm lý học đại cương – Phần 2

Câu hỏi trắc nghiệm môn Tâm lý học đại cương – Phần 2 gồm 30 câu hỏi trắc nghiệm lý thuyết tâm lý học có kèm đáp án để bạn tham khảo, ôn tập chuẩn bị cho kỳ thi sắp tới đạt kết quả như mong muốn.

Lưu ý: Nếu không tìm thấy nút Tải về bài viết này, bạn vui lòng kéo xuống cuối bài viết để tải về.

1. Câu hỏi trắc nghiệm Tâm lý học đại cương - Phần 2

Câu 1. "Cùng trong một tiếng tơ đồng

Người ngoài cười nụ, người trong khóc thầm".

(Truyện Kiều – Nguyễn Du)

Hiện tượng trên chứng tỏ:

A. Hình ảnh tâm lí mang tính sinh động, sáng tạo.

B. Hình ảnh tâm lí mang tính chủ thể.

C. Tâm lí người hoàn toàn có tính chủ quan.

D. Cả A, B, C.

Câu 2. Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào không thể hiện tính chủ thể của sự phản ánh tâm lí người?

A. Cùng nhận sự tác động của một sự vật, nhưng ở các chủ thể khác nhau, xuất hiện các hình ảnh tâm lí với những mức độ và sắc thái khác nhau.

B. Những sự vật khác nhau tác động đến các chủ thể khác nhau sẽ tạo ra hình ảnh tâm lí khác nhau ở các chủ thể.

C. Cùng một chủ thể tiếp nhận tác động của một vật, nhưng trong các thời điểm, hoàn cảnh, trạng thái sức khoẻ và tinh thần khác nhau, thường xuất hiện các hình ảnh tâm lí khác nhau.

D. Các chủ thể khác nhau sẽ có thái độ, hành vi ứng xử khác nhau đối với cùng một sự vật.

Câu 3. Quan điểm đúng đắn nhất về mối quan hệ giữa não và tâm lý là:

A. Quá trình tâm lý và sinh lý diễn ra song song trong não không phụ thuộc vào nhau.

B. Tư tưởng do não tiết ra giống như gan tiết ra mật.

C. Tâm lý là một hiện tượng tinh thần không liên quan gì đến não.

D. Tâm lý là chức năng của não.

Câu 4. Những hiện tượng tâm lí nào dưới đây có cơ sở sinh lí là hệ thống tín hiệu thứ hai?

1. Tư duy cụ thể.

2. Tình cảm.

3. Nhận thức cảm tính.

4. Tư duy trừu tượng.

5. Ý thức.

Phương án đúng là:

A. 1, 2, 3.

B. 2, 4, 5.

C. 3, 4, 5.

D. 1, 2, 5.

Câu 5. Khái niệm giao tiếp trong tâm lý học được định nghĩa là:

A. Sự gặp gỡ và trao đổi về tình cảm, ý nghĩ,… nhờ vậy mà mọi người hiểu biết và thông cảm lẫn nhau.

B. Sự trao đổi giữa thầy và trò về nội dung bài học, giúp học sinh tiếp thu được tri thức.

C. Sự giao lưu văn hóa giữa các đơn vị để học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau và thắt chặt tình đoàn kết.

D. Sự tiếp xúc tâm lý giữa người – người để trao đổi thông tin, cảm xúc, tri giác lẫn nhau, ảnh hưởng tác động qua lại với nhau.

Câu 6. Hãy cho biết những trường hợp nào trong số trường hợp sau là giao tiếp?

1. Hai con khỉ đang bắt chấy cho nhau.

2. Hai em học sinh đang truy bài.

3. Một em bé đang đùa giỡn với con mèo.

4. Thầy giáo đang sinh hoạt lớp chủ nhiệm.

5. Hai em học sinh đang trao đổi e-mail.

Phương án đúng là:

A. 1, 3, 4.

B. 2, 4, 5.

C. 3, 4, 5.

D. 1, 2, 4.

Câu 7. Loại giao tiếp nhằm thực hiện một nhiệm vụ chung theo chức trách và quy tắc thể chế được gọi là:

A. Giao tiếp trực tiếp.

B. Giao tiếp chính thức.

C. Giao tiếp không chính thức.

D. Giao tiếp bằng ngôn ngữ.

Câu 8. Những yếu tố nào dưới đây tạo nên tính gián tiếp của hoạt động?

1. Công cụ tâm lí.

2. Công cụ lao động.

3. Nguyên vật liệu.

4. Phương tiện ngôn ngữ.

5. Sản phẩm lao động.

Phương án đúng là:

A. 1, 2, 4.

B. 1, 3, 4.

C. 1, 2, 5.

D. 1, 3, 5.

Câu 9. Nghiên cứu những người có tuổi và sống lâu cho thấy, sự giảm bớt dần các trách nhiệm và các hoạt động liên quan đến các trách nhiệm đó đã thu hẹp và làm rối loạn nhân cách. Ngược lại, mối liện hệ thường xuyên với cuộc sống xung quanh lại duy trì nhân cách cho đến lúc chết. Những người về hưu, không tham gia hoạt động nghề nghiệp, hoạt động xã hội sẽ dẫn đến sự biến đổi sâu sắc trong cấu trúc nhân cách của họ - nhân cách bắt đầu bị phá huỷ. Điều này dẫn đến các bệnh tim mạch. Mối liên hệ nào dưới đây thể hiện trong trường hợp trên?

A. Tâm lí là sản phẩm của hoạt động.

B. Tâm lí là sản phẩm của giao tiếp.

C. Tâm lí là sản phẩm của hoạt động và giao tiếp.

D. Hoạt động là điều kiện để thực hiện mối quan hệ giao tiếp.

Câu 10. Dưới góc độ tâm lí học, hoạt động của con người giữ vai trò:

1. Tạo ra sản phẩm vật chất và tinh thần.

2. Cải tạo thế giới khách quan.

3. Làm nảy sinh và phát triển tâm lí.

4. Là phương thức tồn taị của con người trong thế giới.

5. Thỏa mãn những nhu cầu của con người.

Phương án đúng là:

A. 1, 2, 3.

B. 1, 3, 4.

C. 1, 4, 5.

D. 2, 4, 5.

Câu 11. Động cơ của hoạt động là:

A. Khách thể của hoạt động.

B. Cấu trúc tâm lí trong chủ thể.

C. Đối tượng của hoạt động.

D. Bản thân quá trình hoạt động.

Câu 12. Những trường hợp trẻ em do bị thú rừng nuôi mất hẳn bản tính người là do:

A. Không có môi trường sống thích hợp.

B. Không được giáo dục.

C. Không được giao tiếp với con người.

D. Không tham gia hoạt động.

Câu 13. Qua thực tế tại các doanh nghiệp, sinh viên thấy cần phải tích cực học tập và tu dưỡng nhiều hơn ở trường đại học. Chức năng giao tiếp được thể hiện trong trường hợp trên là:

A. Nhận thức.

B. Xúc cảm.

C. Điều khiển hành vi.

D. Phối hợp hoạt động.

Câu 14. Cơ chế chủ yếu của sự phát triển tâm lí con người là:

A. Di truyền qua gen.

B. Lĩnh hội nền văn hoá xã hội.

C. Thích nghi cá thể.

D. Giao tiếp với những người xung quanh.

Câu 15. Để định hướng, điều khiển, điều chỉnh việc hình thành các phẩm chất tâm lí cá nhân, điều quan trọng nhất là:

A. Tổ chức cho cá nhân tham gia các loại hình hoạt động và giao tiếp trong môi trường tự nhiên và xã hội phù hợp.

B. Tạo ra môi trường sống lành mạnh, phong phú cho mỗi cá nhân, nhờ vậy cá nhân có điều kiện hình thành và phát triển tâm lí.

C. Tổ chức hình thành ở cá nhân các phẩm chất tâm lí mong muốn.

D. Cá nhân độc lập tiếp nhận các tác động của môi trường để hình thành những phẩm chất tâm lí của bản thân.

Câu 16. Đối với sự phát triển các hiện tượng tâm lí, cơ chế di truyền đảm bảo:

A. Khả năng tái tạo lại ở thế hệ sau những đặc điểm của thế hệ trước.

B. Tiền đề vật chất cho sự phát triển tâm lí con người.

C. Sự tái tạo lại những đặc điểm tâm lí dưới hình thức “tiềm tàng” trong cấu trúc sinh vật của cơ thể.

D. Cho cá nhân tồn tại được trong môi trường sống luôn thay đổi.

Câu 17. Hiện tượng sinh lí và hiện tượng tâm lí thường:

A. Diễn ra song song trong não.

B. Đồng nhất với nhau.

C. Có quan hệ chặt chẽ với nhau.

D. Có quan hệ chặt chẽ với nhau, tâm lí có cơ sở vật chất là não bộ.

Câu 18. Giao tiếp là:

A. Sự tiếp xúc tâm lí giữa con người - con người.

B. Quá trình con người trao đổi về thông tin, về cảm xúc.

C. Con người tri giác lẫn nhau và ảnh hưởng tác động qua lại lẫn nhau.

D. Cả A, B và C.

Câu 19. "Hiền dữ phải đâu là tính sẵn;

Phần nhiều do giáo dục mà nên"

Câu thơ trên đề cập tới vai trò của yếu tố nào trong sự hình thành, phát triển nhân cách?

A. Di truyền.

B. Môi trường.

C. Giáo dục.

D. Hoạt động và giao tiếp.

Câu 20. Trong tâm lí học hoạt động, khi phân chia các giai đoạn lứa tuổi trong quá trình phát triển cá nhân, ta thường căn cứ vào:

A. Các hoạt động mà cá nhân tham gia.

B. Những phát triển đột biến tâm lí trong từng thời kì.

C. Hoạt động chủ đạo của giai đoạn đó.

D. Tuổi đời của cá nhân.

Câu 21. Yếu tố giữ vai trò quyết định trực tiếp đối với sự hình thành và phát triển tâm lí, nhân cách con người là:

A. Bẩm sinh di truyền.

B. Môi trường.

C. Hoạt động và giao tiếp.

D. Cả A và B.

Câu 22. Trong tâm lí học hoạt động, hoạt động là:

A. Phương thức tồn tại của con người trong thế giới.

B. Sự tiêu hao năng lượng, thần kinh, cơ bắp của con người tác động vào hiện thực khách quan để thoả mãn các nhu cầu của cá nhân.

C. Mối quan hệ tác động qua lại giữa con người và thế giới để tạo ra sản phẩm cả về phía thế giới, cả về phía con người.

D. Điều kiện tất yếu đảm bảo sự tồn tại của cá nhân.

Câu 23. Đối tượng của hoạt động:

A. Có trước khi chủ thể tiến hành hoạt động.

B. Có sau khi chủ thể tiến hành hoạt động.

C. Được hình thành và bộc lộ dần trong quá trình hoạt động.

D. Là mô hình tâm lí định hướng hoạt động của cá nhân.

Câu 24. Hình thức phản ánh tâm lí đầu tiên xuất hiện cách đây khoảng:

A. 600 triệu năm.

B. 500 triệu năm.

C. 400 triệu năm.

D. 300 triệu năm.

Câu 25. Tiêu chuẩn để xác định sự nảy sinh tâm lí là:

A. Tính chịu kích thích.

B. Tính cảm ứng.

C. Tính thích ứng.

D. Tính thích nghi

Câu 26. Xét về phương diện loài trong sự hình thành và phát triển tâm lý, hiện tượng tâm lý đơn giản nhất (cảm giác) bắt đầu xuất hiện ở:

A. Loài cá.

B. Loài chim.

C. Côn trùng.

D. Lưỡng cư.

Câu 27. Xét về phương diện loài trong sự hình thành và phát triển tâm lý, thời kỳ tri giác bắt đầu xuất hiện ở:

A. Loài cá.

B. Loài chim.

C. Lưỡng cư.

D. Bò sát.

Câu 28. Hoạt động chủ đạo là hoạt động:

1. Có đối tượng mới.

2. Chiếm nhiều thời gian và tâm trí của chủ thể nhất.

3. Ảnh hưởng quyết định đối với sự phát triển tâm lý của chủ thể.

4. Quy định tính chất của các hoạt động khác của chủ thể.

5. Tạo ra sản phẩm nhằm thoả mãn những nhu cầu của con người.

Phương án đúng là:

A. 1, 3, 5.

B. 1, 2, 4.

C. 1, 3, 4.

D. 2, 3, 5.

Câu 29. Ý thức là:

A. Hình thức phản ánh tâm lý chỉ có ở con người.

B. Hình thức phản ánh bằng ngôn ngữ.

C. Khả năng hiểu biết của con người.

D. Tồn tại được nhận thức.

Câu 30. Cấu trúc của ý thức bao gồm các thành phần:

1. Mặt nhận thức.

2. Mặt hành động.

3. Mặt thái độ.

4. Mặt năng động.

5. Mặt sáng tạo.

Phương án đúng là:

A. 1, 3, 4.

B. 1, 2, 3.

C. 2, 3, 4.

D. 1, 3, 5.

2. Đáp án câu hỏi trắc nghiệm Tâm lý học đại cương - Phần 2

Câu

Đáp án

Câu

Đáp án

Câu 1

B

Câu 16

B

Câu 2

B

Câu 17

D

Câu 3

D

Câu 18

D

Câu 4

B

Câu 19

C

Câu 5

D

Câu 20

C

Câu 6

B

Câu 21

C

Câu 7

B

Câu 22

C

Câu 8

A

Câu 23

C

Câu 9

C

Câu 24

A

Câu 10

A

Câu 25

B

Câu 11

C

Câu 26

D

Câu 12

C

Câu 27

A

Câu 13

A

Câu 28

C

Câu 14

B

Câu 29

A

Câu 15

A

Câu 30

A

------------------------

Ngoài Câu hỏi trắc nghiệm môn Tâm lý học đại cương – Phần 2, mời các bạn cùng tham khảo thêm các tài liệu Cao đăng - Đại học khác nhằm phục vụ tốt cho quá trình học tập và công tác.

Đánh giá bài viết
1 7.015
Sắp xếp theo

Cao đẳng - Đại học

Xem thêm