Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Câu hỏi trắc nghiệm môn Tâm lý học đại cương – Phần 4

VnDoc.ccom mời các bạn cùng tham khảo bộ đề Câu hỏi trắc nghiệm môn Tâm lý học đại cương – Phần 4 gồm 30 câu hỏi trắc nghiệm lý thuyết tâm lý học có kèm đáp án. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp các bạn sinh viên ôn tập chuẩn bị cho kỳ thi sắp tới đạt kết quả như mong muốn.

Lưu ý: Nếu không tìm thấy nút Tải về bài viết này, bạn vui lòng kéo xuống cuối bài viết để tải về.

1. Câu hỏi trắc nghiệm Tâm lý học đại cương - Phần 4

Câu 1. Khi nấu chè, muốn tốn ít đường mà chè vẫn có độ ngọt, người ta thường cho thêm một ít muối vào nồi chè. Đó là sự vận dụng của quy luật:

A. Ngưỡng cảm giác.

B. Thích ứng của cảm giác.

C. Tương phản của cảm giác.

D. Chuyển cảm giác.

Câu 2. Trường hợp nào đã dùng từ "cảm giác" đúng với khái niệm cảm giác trong tâm lí học?

A. Cảm giác day dứt cứ theo đuổi cô mãi khi cô để Lan ở lại một mình trong lúc tinh thần suy sụp.

B. Cảm giác lạnh buốt khi ta chạm lưỡi vào que kem.

C. Tôi có cảm giác việc ấy xảy ra đã lâu lắm rồi.

D. Khi "người ấy" xuất hiện, cảm giác vừa giận vừa thương lại trào lên trong lòng tôi.

Câu 3. Điều nào dưới đây là sự tương phản?

A. Uống nước đường nếu cho một chút muối vào sẽ cảm giác ngọt hơn nếu không cho thêm muối.

B. Ăn chè nguội có cảm giác ngọt hơn ăn chè nóng.

C. Khi dấp nước lạnh lên mặt thì độ tinh của mắt người phi công tăng lên.

D. Cả A, B, C.

Câu 4. Những đặc điểm đặc trưng của tri giác là:

1. Một quá trình tâm lí.

2. Phản ánh quy luật của tự nhiên và xã hội.

3. Phản ánh sự vật, hiện tượng theo một cấu trúc nhất định.

4. Phản ánh hiện thực khách quan một cách trực tiếp.

5. Quá trình nhận thức bắt đầu và thực hiện chủ yếu bằng hình ảnh.

Phương án đúng là:

A. 1, 3, 4

B. 2, 3, 5

C. 1, 2, 4

D. 2, 4, 5

Câu 5. Thành phần chính của nhận thức cảm tính là:

A. Cảm giác.

B. Tri giác.

C. Trí nhớ.

D. Xúc cảm.

Câu 6. Khả năng phản ánh đối tượng không thay đổi khi điều kiện tri giác đã thay đổi là nội dung của quy luật:

A. Tính đối tượng của tri giác.

B. Tính lựa chọn của tri giác.

C. Tính ý nghĩa của tri giác.

D. Tính ổn định của tri giác.

Câu 7. Khi tri giác con người tách đối tượng ra khỏi bối cảnh xung quanh, lấy nó làm đối tượng phản ánh của mình. Đó là nội dung của quy luật:

A. Tính lựa chọn của tri giác.

B. Tính đối tượng của tri giác.

C. Tính ổn định của tri giác.

D. Tính ý nghĩa của tri giác.

Câu 8. Trong cuộc sống, ta thường thấy có hiện tượng “Yêu nên tốt, ghét nên xấu” là do:

A. Tính đối tượng của tri giác.

B. Tính lựa chọn của tri giác.

C. Tính ý nghĩa của tri giác.

D. Tính ổn định của tri giác.

Câu 9. Câu thơ của Nguyễn Du: “người buồn cảnh có vui đâu bao giờ” là sự thể hiện của:

A. Tính ổn định của tri giác.

B. Tính ý nghĩa của tri giác.

C. Tính đối tượng của tri giác.

D. Tổng giác.

Câu 10. Hiện tượng tổng giác thể hiện ở nội dung nào?

A. Sự phụ thuộc của tri giác vào nội dung đời sống tâm lí của cá thể.

B. Sự phụ thuộc của tri giác vào đặc điểm đối tượng tri giác.

C. Sự ổn định của hình ảnh tri giác.

D. Cả A, B, C.

Câu 11. Điều nào không đúng với năng lực quan sát?

A. Hình thức tri giác cao nhất chỉ có ở con người.

B. Khả năng tri giác nhanh chóng, chính xác những điểm quan trọng chủ yếu của sự vật dù nó khó nhận thấy.

C. Thuộc tính tâm lí của nhân cách.

D. Phẩm chất trí tuệ cần giáo dục cho con người để hoạt động có kết quả cao.

Câu 12. Trong cuộc sống, khi tri giác phải tính đến kinh nghiệm và sự hiểu biết của con người, đến toàn bộ đời sống tâm lý của họ để việc tri giác được tinh tế nhạy bén. Đó là sự vận dụng:

A. Tính ổn định của tri giác.

B. Tính lựa chọn của tri giác.

C. Tính đối tượng.

D. Tổng giác.

Câu 13. Galilê đã tìm ra định luật dao động của con lắc trong trường hợp: khi làm lễ ở nhà thờ, ông nhìn lên chiếc đèn chùm bằng đồng của cha cả B.Chenlin. Gió thổi qua cửa sổ làm chiếc đèn khẽ đu đưa. Galilê bắt đầu đo thời gian dao động của cái đèn theo nhịp tim của mình. Ông bất chợt phát hiện ra rằng, thời gian dao động của cái đèn luôn xác định.Năng lực tri giác nào dưới đây được thể hiện trong ví dụ trên?

A. Năng lực tri giác trọn vẹn đối tượng.

B. Năng lực quan sát đối tượng.

C. Năng lực phối hợp các giác quan khi tri giác.

D. Năng lực phản ánh đối tượng theo một cấu trúc nhất định.

Câu 14. Khi giới thiệu đồ dùng trực quan cần kèm theo lời chỉ dẫn. Kết luận này là sự vận dụng quy luật nào của tri giác:

A. Tính trọn vẹn.

B. Tính lựa chọn.

C. Tính có ý nghĩa.

D. Tính ổn định.

Câu 15. Những đặc điểm đặc trưng cho tư duy của con người là:

1. Phản ánh cái mới, cái chưa biết.

2. Phản ánh những thuộc tính bản chất, tính quy luật của sự vật hiện tượng.

3. Phản ánh khi có sự tác động trực tiếp của sự vật hiện tượng vào giác quan.

4. Phản ánh các thuộc tính trực quan bên ngoài của sự vật hiện tượng.

5. Là một quá trình tâm lí chỉ nảy sinh trong hoàn cảnh có vấn đề.

Phương án đúng là:

A. 1, 2, 5

B. 2, 3, 4

C. 1, 3, 5

D. 1, 3, 4

Câu 16. Quá trình tâm lý cho phép con người cải tạo lại thông tin của nhận thức cảm tính làm cho chúng có ý nghĩa hơn đối với hoạt động nhận thức của con người là:

A. Trí nhớ.

B. Tri giác.

C. Tư duy.

D. Tưởng tượng.

Câu 17. Quá trình tâm lý nảy sinh khi xuất hiện hoàn cảnh có vấn đề, giúp con người nhận thức và cải tạo hiện thực khách quan là:

A. Cảm giác.

B. Trí nhớ.

C. Tri giác.

D. Tư duy.

Câu 18. Khi đến bến xe buýt không phải “giờ cao điểm” mà thấy quá đông người đợi, ta nghĩ ngay rằng xe đã bỏ chuyến.Đặc điểm nào dưới đây của tư duy được mô tả trong trường hợp trên?

A. Tính có vấn đề.

B. Tính gián tiếp.

C. Tính trừu tượng.

D. Tính khái quát.

Câu 19. Muốn kích thích tư duy thì hoàn cảnh có vấn đề phải bảo đảm các điều kiện:

1. Cá nhân ý thức được vấn đề.

2. Dữ kiện nằm ngoài tầm hiểu biết.

3. Có nhu cầu giải quyết vấn đề.

4. Dữ kiện nằm trong tầm hiểu biết.

5. Dữ kiện quen thuộc.

Phương án đúng là:

A. 1, 3, 5

B. 1, 2, 4

C. 1, 3, 4

D. 2, 3, 5

Câu 20. Nắm được quy luật đàn hồi của kim loại dưới tác động của nhiệt, người kĩ sư đã thiết kế những khoảng cách nhỏ giữa các đoạn đường ray để đảm bảo an toàn khi tàu chạy. Đặc điểm nào dưới đây của tư duy được thể hiện trong trường hợp trên?

A. Tính “có vấn đề”.

B. Tính gián tiếp.

C. Tính trừu tượng và khái quát.

D. Tính chất lí tính của tư duy.

Câu 21. Đặc điểm nào của tư duy thể hiện rõ nhất trong tình huống sau:"Một bác sĩ có kinh nghiệm chỉ cần nhìn vào vẻ ngoài của bệnh nhân là có thể đoán biết được họ bị bệnh gì?".

A. Tính có vấn đề của tư duy.

B. Tư duy liên hệ chặt chẽ với ngôn ngữ.

C. Tư duy liên hệ chặt chẽ với nhận thức cảm tính.

D. Tính trừu tượng và khái quát của tư duy.

Câu 22. Trong những tình huống sau, tình huống nào chứng tỏ tư duy xuất hiện?

A. Cô ấy đang nghĩ về cảm giác sung sướng ngày hôm qua khi lên nhận phần thưởng.

B. Cứ đặt mình nằm xuống, Vân lại nghĩ về Sơn: Những kỉ niệm từ thủa thiếu thời tràn đầy kí ức.

C. Trống vào đã 15 phút mà cô giáo chưa đến, Vân nghĩ: Chắc cô giáo hôm nay lại ốm.

D. Cả A, B, C.

Câu 23. Trong một hành động tư duy cụ thể, việc sử dụng các thao tác tư duy được thực hiện:

1. Theo một trình tự nhất định.

2. Do nhiệm vụ tư duy quy định.

3. Đan xen nhau không theo một trình tự nào.

4. Không nhất thiết phải thực hiện đầy đủ các thao tác tư duy.

5. Phải thực hiện đầy đủ các thao tác tư duy.

Phương án đúng là:

A. 1, 2, 4

B. 2, 3, 4

C. 2, 3, 5

D. 1, 2, 5

Câu 24. Trong số những đặc điểm của quá trình phản ánh được nêu ra dưới đây, đặc điểm nào đặc trưng cho tư duy?

A. Phản ánh kinh nghiệm đã qua dưới dạng các ý nghĩ, cảm xúc, hình tượng về sự vật, hiện tượng đã tri giác dưới đây.

B. Phản ánh các sự vật, hiện tượng trong toàn bộ thuộc tính và bộ phận của chúng.

C. Phản ánh những dấu hiệu bản chất, những mối liên hệ mang tính quy luật của sự vật và hiện tượng.

D. Cả A, B, C.

Câu 25. Phát triển tư duy phải gắn liền với việc trau dồi ngôn ngữ. Biện pháp này được rút ra từ đặc điểm nào dưới đây của tư duy?

A. Tính gián tiếp.

B. Tính trừu tượng và khái quát.

C. Tư duy có quan hệ mật thiết với ngôn ngữ.

D. Tư duy có quan hệ mật thiết với nhận thức cảm tính.

Câu 26. Trước khi giải bài tập toán, chúng ta thường tóm tắt đề. Việc làm đó có tác dụng kích thích thao tác nào dưới đây của tư duy?

A. Phân tích.

B. Tổng hợp.

C. Trừu tượng hoá.

D. Khái quát hoá.

Câu 27. Đọc nhật ký của Đặng Thuỳ Trâm, ta như thấy cuộc chiến đấu ác liệt của nhân dân ta trong cuộc chiến chống Mỹ cứu nước hiện ra trước mắt. Đó là sự thể hiện của loại tưởng tượng:

A. Tưởng tượng sáng tạo.

B. Tưởng tượng tái tạo.

C. Ước mơ.

D. Lý tưởng.

Câu 28. Các nhà phê bình đã sử dụng phương pháp nào dưới đây để vẽ tranh biếm hoạ:

A. Nhấn mạnh chi tiết sự vật.

B. Chắp ghép.

C. Liên hợp.

D. Điển hình hoá.

Câu 29. Các nhà văn, nhà soạn kịch… đã xây dựng nên tính cách cho các nhân vật trong tác phẩm của mình bằng phương pháp:

A. Chắp ghép.

B. Liên hợp.

C. Điển hình hoá.

D. Loại suy.

Câu 30. Cla-nhe (một kĩ sư người Mĩ) đã dựa vào cấu tạo đặc biệt của lớp da cá heo mà chế tạo thành công tàu cá heo giảm được 60% sức cản của nước. Phương pháp sáng chế này là:

A. Điển hình hoá.

B. Liên hợp.

C. Chắp ghép.

D. Loại suy.

2. Đáp án câu hỏi trắc nghiệm Tâm lý học đại cương - Phần 4

Câu

Đáp án

Câu

Đáp án

Câu 1

C

Câu 16

C

Câu 2

B

Câu 17

D

Câu 3

A

Câu 18

B

Câu 4

A

Câu 19

C

Câu 5

B

Câu 20

C

Câu 6

D

Câu 21

D

Câu 7

A

Câu 22

C

Câu 8

A

Câu 23

A

Câu 9

D

Câu 24

C

Câu 10

A

Câu 25

C

Câu 11

C

Câu 26

C

Câu 12

D

Câu 27

B

Câu 13

B

Câu 28

A

Câu 14

C

Câu 29

C

Câu 15

A

Câu 30

D

------------------------

Ngoài Câu hỏi trắc nghiệm môn Tâm lý học đại cương – Phần 4, mời các bạn cùng tham khảo thêm các tài liệu Cao đăng - Đại học khác nhằm phục vụ tốt cho quá trình học tập và công tác.

Đánh giá bài viết
1 3.151
1 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Ngọc Phương
    Ngọc Phương

    cho em xin giáo trình tâm lí học được không ạ

    Thích Phản hồi 11/01/22

    Cao đẳng - Đại học

    Xem thêm