Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Câu hỏi trắc nghiệm môn Tâm lý học đại cương – Phần 5

VnDoc.ccom mời các bạn cùng tham khảo bộ đề Câu hỏi trắc nghiệm môn Tâm lý học đại cương – Phần 5 có đáp án đi kèm. Hi vọng đây sẽ là tài liệu tham khảo hay giúp các bạn nắm bắt kiến thức môn học một cách tốt hơn để có thể học và hoàn thành bài thi môn học một cách hiệu quả.

Lưu ý: Nếu không tìm thấy nút Tải về bài viết này, bạn vui lòng kéo xuống cuối bài viết để tải về.

1. Câu hỏi trắc nghiệm Tâm lý học đại cương - Phần 5

Câu 1. Trong các đặc điểm phản ánh dưới đây, đặc điểm nào chỉ đặc trưng cho tưởng tượng mà không đặc trưng cho các quá trình tâm lí khác?

A. Sự phản ánh của chủ thể đối với thế giới bên ngoài.

B. Phản ánh cái mới, cái chưa biết.

C. Phản ánh cái mới trên cơ sở lựa chọn và kết hợp các hình ảnh.

D. Được kích thích bởi hoàn cảnh có vấn đề.

Câu 2. Hình ảnh con rồng trong dân gian của người Việt Nam được xây dựng bằng phương pháp:

A. Chắp ghép.

B. Liên hợp.

C. Điển hình hoá.

D. Loại suy.

Câu 3. Những đặc điểm đặc trưng cho mức độ nhận thức lí tính là:

1. Phản ánh bằng con đường gián tiếp với sự tham gia tất yếu của ngôn ngữ.

2. Phản ánh kinh nghiệm của con người thuộc các lĩnh vực nhận thức, cảm xúc, hành vi.

3. Phản ánh những thuộc tính trực quan, cụ thể của sự vật, hiện tượng.

4. Phản ánh các dấu hiệu chung, bản chất của sự vật, hiện tượng.

5. Phản ánh quy luật vận động của tự nhiên và xã hội.

Phương án đúng là:

A. 1, 3, 4

B. 2, 3, 5

C. 2, 4, 5

D. 1, 4, 5

Câu 4. Nhờ ngôn ngữ mà con người có thể lĩnh hội nền văn hoá xã hội, nâng cao tầm hiểu biết của mình. Đó là thể hiện vai trò của ngôn ngữ đối với:

A. Tri giác.

B. Trí nhớ.

C. Tư duy.

D. Tưởng tượng.

Câu 5. Những đặc điểm nào dưới đây phù hợp với đặc điểm trí nhớ của con người?

1. Toàn bộ khối lượng của tài liệu không bao giờ được ghi nhớ một cách nguyên vẹn.

2. Các quá trình tri giác, giữ gìn, xử lí thông tin đều mang tính chất chọn lọc.

3. Sự ghi nhớ thông tin được tiêu chuẩn hoá một cách chặt chẽ.

4. Toàn bộ khối lượng của tài liệu có thể được ghi nhớ nguyên vẹn.

5. Sự ghi nhớ thông tin không được tiêu chuẩn hoá.

Phương án đúng là:

A. 2, 4, 5

B. 1, 3, 4

C. 1, 3, 5

D. 1, 2, 5

Câu 6. Trong cuộc sống ta thấy có hiện tượng chợt nhớ hay sực nhớ ra một điều gì đó gắn với một hoàn cảnh cụ thể. Đó là biểu hiện của quá trình:

A. Nhớ lại không chủ định.

B. Nhận lại không chủ định.

C. Nhớ lại có chủ định.

D. Nhận lại có chủ định.

Câu 7. Sinh viên thường ghi nhớ máy móc khi:

1. Không hiểu ý nghĩa của tài liệu.

2. Tài liệu quá dài.

3. Được yêu cầu trả lời đúng như trong sách vở.

4. Nội dung tài liệu không có quan hệ lôgíc.

5. Tài liệu ngắn, dễ học.

Phương án đúng là:

A. 1, 4, 5

B. 1, 3, 4

C. 1, 3, 5

D. 1, 2, 5

Câu 8. Đặc trưng của ghi nhớ có chủ định là hiệu quả phụ thuộc chủ yếu vào:

A. Động cơ, mục đích ghi nhớ.

B. Khả năng gây cảm xúc của tài liệu.

C. Hành động được lặp lại nhiều lần.

D. Tính mới mẻ của tài liệu.

Câu 9. Trong học tập, sinh viên xây dựng đề cương để ghi nhớ tài liệu là cách:

A. Ghi nhớ không chủ định.

B. Ghi nhớ có chủ định.

C. Ghi nhớ máy móc.

D. Ghi nhớ ý nghĩa.

Câu 10. Sản phẩm của trí nhớ là:

A. Hình ảnh.

B. Biểu tượng.

C. Khái niệm.

D. Rung cảm.

Câu 11. Đâu là dấu hiệu đặc trưng nhất để phân biệt giữ gìn tiêu cực với giữ gìn tích cực?

A. Chỉ giữ gìn tài liệu không cần thiết cho hoạt động.

B. Giữ gìn dựa trên sự tri giác lại tài liệu nhiều lần một cách rập khuôn.

C. Thực chất là quá trình ôn tập.

D. Chủ thể không phải hoạt động tích cực để giữ gìn tài liệu cần nhớ.

Câu 12. Ghi nhớ không chủ định thường được thực hiện khi:

1. Nội dung tài liệu trở thành mục đích chính của hành động.

2. Hành động được lặp đi lặp lại nhiều lần dưới hình thức nào đó.

3. Tài liệu đòi hỏi cá nhân phải ghi nhớ đầy đủ.

4. Những đối tượng gây ấn tượng xúc cảm mạnh đối với cá nhân.

5. Nội dung của tài liệu ngắn, dễ nhớ.

Phương án đúng là:

A. 1, 4, 5

B. 1, 3, 4

C. 1, 2, 4

D. 1, 2, 5

Câu 13. Những trường hợp nào dưới đây là ghi nhớ có ý nghĩa?

1. Người học dùng ngôn ngữ của mình để diễn đạt lại nội dung tài liệu cần ghi nhớ.

2. Người học sử dụng một số thủ thuật để ghi nhớ.

3. Người học xây dựng đề cương của tài liệu cần nhớ.

4. Người học hệ thống hoá kiến thức, nhờ vậy mà nhớ bài được dễ dàng.

5. Người học đọc đi, đọc lại tài liệu nhiều lần để nhớ.

Phương án đúng là:

A. 1, 2, 3

B. 1, 2, 4

C. 1, 3, 5

D. 1, 2, 5

Câu 14. Biện pháp nào trong các biện pháp sau giúp người học giữ gìn tài liệu có hiệu quả?

1. Đọc đi đọc lại nhiều lần tài liệu cần nhớ.

2. Ôn tập một cách đều đặn và tích cực.

3. Lập đề cương của tài liệu học tập.

4. Tích cực tư duy khi ôn tập.

5. Ôn liên tục trong một thời gian dài.

Phương án đúng là:

A. 2, 3, 4

B. 1, 3,5

C. 1, 3, 4

D. 1, 2,3

âu 15. “Đi truy về trao” là một biện pháp giúp người học:

A. Ghi nhớ tốt.

B. Giữ gìn tốt.

C. Nhớ lại tốt.

D. Nhận lại tốt.

Câu 16. Mối quan hệ nào dưới đây giữa các quá trình cơ bản của trí nhớ (ghi lại, giữ gìn, nhận lại, nhớ lại, quên) phản ánh đúng bản chất của quá trình trí nhớ?

A. Các quá trình trí nhớ diễn ra theo một trình tự xác định.

B. Các quá trình trí nhớ diễn ra đan xen nhau.

C. Các quá trình trí nhớ tác động theo một hướng nhất định.

D. Các quá trình trí nhớ thâm nhập vào nhau, tác động ảnh hưởng lẫn nhau.

Câu 17. Quên hoàn toàn được xem là:

1. Dấu hiệu của trí nhớ kém.

2. Hiện tượng hợp lí và hữu ích.

3. Yếu tố quan trọng của một trí nhớ tốt.

4. Nguyên nhân gây nên hiệu quả thấp của trí nhớ.

5. Là cơ chế tất yếu trong hoạt động đúng đắn của trí nhớ.

Phương án đúng là:

A. 1, 4, 51, 3, 4

B. 2, 3, 5

C. 2, 3, 5

D. 1, 3, 5

Câu 18. Đặc điểm đặc trưng của xúc cảm là:

1. Luôn ở trạng thái hiện thực.

2. Có tính nhất thời, đa dạng, phụ thuộc vào tình huống.

3. Gắn liền với phản xạ có điều kiện, với động hình.

4. Là một thuộc tính tâm lý.

5. Có cả ở người và động vật.

Phương án đúng là:

A. 1, 2, 5

B. 2, 3, 4

C. 2, 4, 5

D. 1, 3, 5

Câu 19. Hiện tượng nào dưới đây là sự thể hiện của xúc động?

A. Mấy ngày nay, Ngà như sống trong một thế giới khác, Ngà thấy cái gì cũng đẹp, cũng đáng yêu.

B. Trong lòng Na chợt xuất hiện nỗi buồn khó tả khi phải chia tay những người thân của mình.

C. Nhận được giấy báo trúng tuyển đại học, Lan mừng đến mức không cầm được nước mắt.

D. Mấy ngày nay Thảo luôn trăn trở về câu chuyện giữa cô và Nga, liệu bạn có thông cảm cho cô không?

Câu 20. Những đặc điểm đặc trưng của tình cảm là:

1. Là hiện tượng tâm lí mang tính chủ thể, có bản chất xã hội-lịch sử.

2. Phản ánh hiện thực khách quan dưới hình thức hình ảnh, biểu tượng, khái niệm.

3. Phản ánh mối quan hệ giữa sự vật, hiện tượng với nhu cầu và động cơ của cá nhân.

4. Phản ánh thế giới khách quan dưới hình thức những rung cảm, trải nghiệm.

5. Phản ánh quy luật vận động của tự nhiên và xã hội.

Phương án đúng là:

A. 1, 3, 5

B. 1, 3, 4

C. 1, 2, 5

D. 1, 4, 5

Câu 21. Hiện tượng tâm lý chi phối mọi biểu hiện của xu hướng, là mặt cốt lõi của tính cách, là điều kiện để hình thành năng lực là:

A. Xúc cảm.

B. Tình cảm.

C. Trí nhớ.

D. Tư duy.

Câu 22. Hiện tượng tâm lý nào dưới đây là sự thể hiện của tình cảm?

A. Trống trải.

B. Lo lắng.

C. Yêu thương.

D. Đau khổ.

Câu 23. “Chập chờn lúc tỉnh lúc mê, tôi thấp thỏm chỉ lo nhà tôi bị bắt. Liệu khi bị hành hạ, nhà tôi liệu có giữ được không? Nằm cứ tính toán quẩn quanh…”.

Đoạn trích trên là sự thể hiện của:

A. Xúc động.

B. Tâm trạng.

C. Xúc cảm.

D. Tình cảm.

Câu 24. “Điều trăn trở lớn nhất trong lòng anh nho Sắc: biết mất nước mà không lo việc cứu nước là phạm điều bất trung. Nhưng khốn nỗi gánh gia đình của anh quá nặng. Mới 37 tuổi mà đã 3 con …”

Đoạn trích trên phản ánh đặc điểm nào dưới đây của tình cảm?

A. Tình cảm âm tính.

B. Tình cảm dương tính.

C. Tính tích cực.

D. Tính tiêu cực.

Câu 25. Những hiện tượng nào dưới đây là sự thể hiện của tâm trạng?

1. Trầm uất.

2. Giận dữ.

3. Buồn rầu.

4. Khiếp sợ.

5. Trống trải.

Phương án đúng là:

A. 1, 2, 4

B. 1, 3, 5

C. 2, 3, 5

D. 2, 3, 4

Câu 26. Những biểu hiện nào dưới đây thuộc về tình cảm trí tuệ?

1. Ham hiểu biết.

2. Lòng trắc ẩn.

3. Sự mỉa mai.

4. Sự hoài nghi.

5. Ngạc nhiên.

Phương án đúng là:

A. 1, 4, 5

B. 2, 3, 5

C. 1, 3, 4

D. 2, 4, 5

1. Tính khôi hài.

2. Tình đồng chí.

3. Tình cảm nghĩa vụ.

4. Tình yêu nghệ thuật.

5. Tính ghen tị.

Phương án đúng là:

A. 1, 3, 4

B. 1, 4, 5

C. 2, 3, 5

D. 1, 3, 5

Câu 28. “Yêu nhau yêu cả đường đi

Ghét nhau ghét cả tông ty họ hàng”

Câu ca dao trên phản ánh quy luật nào dưới đây của tình cảm?

A. Quy luật “tương phản”.

B. Quy luật “lây lan”.

C. Quy luật “thích ứng”.

D. Quy luật “di chuyển”.

Câu 29. Quy luật lây lan của tình cảm được phản ánh trong câu tục ngữ:

A. Giận cá chém thớt.

B. Gần thường, xa thương.

C. Lửa gần rơm lâu ngày cũng bén.

D. Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ.

Câu 30. Ở vận động viên leo núi hay thám hiểm thường có tâm lý vừa lo âu vừa tự hào. Đó là sự thể hiện của quy luật:

A. “Tương phản”

B. “Pha trộn”

C. “Thích ứng”

D. “Di chuyển”

2. Đáp án câu hỏi trắc nghiệm Tâm lý học đại cương - Phần 5

Câu

Đáp án

Câu

Đáp án

Câu 1

C

Câu 16

D

Câu 2

A

Câu 17

C

Câu 3

D

Câu 18

A

Câu 4

C

Câu 19

C

Câu 5

D

Câu 20

B

Câu 6

B

Câu 21

B

Câu 7

B

Câu 22

C

Câu 8

A

Câu 23

B

Câu 9

D

Câu 24

A

Câu 10

B

Câu 25

B

Câu 11

B

Câu 26

A

Câu 12

C

Câu 27

C

Câu 13

A

Câu 28

D

Câu 14

A

Câu 29

D

Câu 15

B

Câu 30

B

------------------------

Ngoài Câu hỏi trắc nghiệm môn Tâm lý học đại cương – Phần 5, mời các bạn cùng tham khảo thêm các tài liệu Cao đăng - Đại học khác nhằm phục vụ tốt cho quá trình học tập và công tác.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
3
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Cao đẳng - Đại học

    Xem thêm