Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Câu hỏi trắc nghiệm môn Tâm lý học đại cương – Phần 6

Với mong muốn giúp các bạn sinh viên đạt kết quả cao trong kì thi kết thúc học phần, VnDoc.com xin giới thiệu tới các bạn Câu hỏi trắc nghiệm môn Tâm lý học đại cương – Phần 6 có đáp án dưới đây. Hi vọng tư liệu này sẽ cung cấp những kiến thức bổ ích cho các bạn trong quá trình ôn tập nâng cao kiến thức trước khi bước vào kì thi của mình. Mời các bạn cùng tham khảo!

Lưu ý: Nếu không tìm thấy nút Tải về bài viết này, bạn vui lòng kéo xuống cuối bài viết để tải về.

1. Câu hỏi trắc nghiệm Tâm lý học đại cương - Phần 6

Câu 1. Câu tục ngữ “Dao năng mài năng sắc, người năng chào năng quen” phản ánh quy luật:

A. “Tương phản”

B. “Lây lan”

C. “Thích ứng”

D. “Hình thành tình cảm”

Câu 2. Biện pháp giáo dục “ôn nghèo nhớ khổ”, “ôn cố tri tân” xuất phát từ quy luật:

A. “Di chuyển”

B. “Pha trộn”

C. “Tương phản”

D. “Thích ứng”

Câu 3. Trong cuộc sống, cá nhân cần kiểm soát chặt chẽ thái độ xúc cảm của mình, làm cho nó mang tính có chọn lọc tích cực, tránh “vơ đũa cả nắm”, “giận cá chém thớt, cũng tránh tình cảm “tràn lan”, “không biên giới”. Đó là sự vận dụng quy luật:

A. “Tương phản”

B. “Pha trộn”

C. “Di chuyển”

D. “Thích ứng”

Câu 4. Là một hiện tượng tâm lí, ý chí phản ánh:

A. Bản thân hành động.

B. Phương thức hành động.

C. Mục đích hành động.

D. Năng lực hành động.

Câu 5. Giá trị chân chính của ý chí thể hiện ở:

A. Nội dung đạo đức.

B. Cường độ ý chí.

C. Tính ý thức.

D. Tính tự giác.

Câu 6. Hành động ý chí mang những đặc điểm:

1. Mới mẻ, khác thường.

2. Chính xác, hợp lý.

3. Có mục đích.

4. Có sự nỗ lực khắc phục khó khăn.

5. Có sự lựa chọn phương tiện và biện pháp hành động.

Phương án đúng là:

A. 1, 2, 4

B. 2, 3, 5

C. 3, 4, 5

D. 2, 3, 4

Câu 7. Những đặc điểm đặc trưng của hành động kĩ xảo là:

1. Mang tính chất kĩ thuật thuần tuý.

2. Luôn gắn với một tình huống xác định.

3. Được đánh giá về mặt kĩ thuật thao tác.

4. Có tính bền vững cao.

5. Được hình thành chủ yếu bằng luyện tập có mục đích, có hệ thống.

Phương án đúng là:

A. 2, 4, 5

B. 1, 3, 4

C. 1, 3, 5

D. 1, 2, 5

Câu 8. Một kỹ xảo đã hình thành, nếu không được luyện tập, củng cố, sử dụng thường xuyên sẽ bị suy yếu và mất đi. Đó là nội dung của quy luật:

A. QL tiến bộ không đồng đều.

B. QL “đỉnh” của phương pháp luyện tập.

C. QL tác động qua lại giữa kỹ xảo cũ và kỹ xảo mới.

D. QL dập tắt kỹ xảo.

Câu 9. Trong trong công tác giáo dục, để mang lại hiệu quả cao cần thường xuyên thay đổi phương pháp cho thích hợp. Biện pháp này xuất phát từ quy luật nào dưới đây của kỹ xảo?

A. QL tiến bộ không đồng đều.

B. QL “đỉnh” của phương pháp luyện tập.

C. QL tác động qua lại giữa kỹ xảo cũ và kỹ xảo mới.

D. QL dập tắt kỹ xảo.

Câu 10. Khi luyện tập kỹ xảo cần tính đến những kỹ xảo đã có ở người học là kết luận được rút ra từ quy luật:

A. QL tiến bộ không đồng đều.

B. QL “đỉnh” của phương pháp luyện tập.

C. QL tác động qua lại giữa kỹ xảo cũ và kỹ xảo mới.

D. QL dập tắt kỹ xảo.

Câu 11. Nguyên tắc “Văn ôn võ luyện” là sự vận dụng quy luật:

A. QL tiến bộ không đồng đều.

B. QL “đỉnh” của phương pháp luyện tập.

C. QL tác động qua lại giữa kỹ xảo cũ và kỹ xảo mới.

D. QL dập tắt kỹ xảo.

Câu 12. Khái niệm cá nhân trong tâm lí học được định nghĩa là:

A. Một con người cụ thể với các đặc điểm sinh lí, tâm lí và xã hội riêng biệt tồn tại trong một cộng đồng, là thành viên của xã hội.

B. Thành viên của một cộng đồng, một xã hội, vừa là một thực thể tự nhiên vừa là một thực thể xã hội.

C. Thành viên của một xã hội nhất định, là chủ thể của các quan hệ người – người, của hoạt động có ý thức và giao tiếp.

D. Một con người với những thuộc tính tâm lí tạo nên hoạt động và hành vi có ý nghĩa xã hội của họ.

Câu 13. Khái niệm nhân cách trong tâm lý học được định nghĩa là:

A. Một cá nhân có ý thức, chiếm một vị trí nhất định trong xã hội và thực hiện một vai trò xã hội nhất định.

B. Là một con người với tư cách là kẻ mang toàn bộ thuộc tính và phẩm chất tâm lý quy định hình thức hoạt động và hành vi có ý nghĩa xã hội.

C. Một tổ hợp những đặc điểm, những thuộc tính tâm lý của cá nhân, biểu hiện bản sắc và giá trị xã hội của con người.

D. Là một con người, với đầy đủ thuộc tính tâm lí do các mối quan hệ xã hội (gia đình, họ hàng, làng xóm) quy định.

Câu 14. “Có tài mà không có đức là người vô dụng, có mà không có tài thì làm việc gì cũng khó” lời nhận định trên của Hồ Chủ Tịch phản ánh đặc điểm nào dưới đây của nhân cách?

A. Tính thống nhất

B. Tính ổn định

C. Tính tích cực

D. Tính giao lưu

Câu 15. Hãy xác định xem đặc điểm nào dưới đây là đặc trưng cho một nhân cách?

A. Tốc độ phản ứng vận động cao.

B. Nhịp độ hoạt động nhanh.

C. Khiêm tốn, thật thà, ngay thẳng.

D. Tốc độ hình thành kỹ xảo cao.

Câu 16. Hãy xác định xem những đặc điểm nào dưới đây là đặc trưng cho một cá thể?

1. Tận tâm.

2. Hay phản ứng.

3. Tốc độ phản ứng vận động cao.

4. Nhịp độ hoạt động nhanh.

5. Ít nhạy cảm với sự đánh giá của xã hội.

Phương án đúng là:

A. 2, 4, 5

B. 1, 3, 4

C. 1, 3, 5

D. 2, 3, 4

Câu 17. Hệ thống những quan điểm về tự nhiên, xã hội và bản thân xác định phương châm hoạt động của con người được gọi là:

A. Hứng thú

B. Lý tưởng

C. Niềm tin

D. Thế giới quan

Câu 18. Đặc điểm nổi bật của nhu cầu là:

A. Hiểu biết về đối tượng

B. Có tình cảm với đối tượng

C. Luôn có đối tượng

D. Phụ thuộc vào đặc điểm của đối tượng

Câu 19. Hiện tượng tâm lý nào dưới đây là biểu hiện tập trung nhất của xu hướng nhân cách?

A. Nhu cầu

B. Hứng thú

C. Lý tưởng

D. Niềm tin

Câu 20. Thành phần tạo nên hệ thống động cơ của nhân cách là:

A. Xu hướng.

B. Khí chất.

C. Tính cách.

D. Năng lực.

Câu 21. Biểu hiện đặc trưng cho xu hướng của nhân cách là:

A. Cẩn thận.

B. Có niềm tin.

C. Khiêm tốn.

D. Tính yêu cầu cao.

Câu 22. Khi giải bài tập, có những học sinh sau lần thất bại thứ nhất đã cố gắng giải nó lần thứ 2, thứ 3… Đó là sự biểu hiện của:

A. Xu hướng.

B. Tính cách.

C. Năng lực.

D. Khí chất.

Câu 23. Những nét tính cách thế hiện thái độ đối với người khác là:\

1. Tính quảng giao.

2. Tinh thần trách nhiệm.

3. Lòng vị tha.

4. Tính khiêm tốn.

5. Tinh thần tập thể.

Phương án đúng là:

A. 1, 2, 3

B. 1, 3, 4

C. 1, 2, 4

D. 1, 3, 5

Câu 24. Những nét tính cách thể hiện thái độ đối với lao động là:

1. Tính ích kỉ.

2. Tính lười biếng.

3. Tính sáng tạo.

4. Lòng trung thực.

5. Tính cẩn thận.

Phương án đúng là:

A. 2, 3, 5

B. 1, 3, 4

C. 1, 3, 5

D. 1, 2, 5

Câu 25. Những nét tính cách thể hiện thái độ đối với bản thân là:

1. Tính kín đáo.

2. Lòng trung thực.

3. Tính khiêm tốn.

4. Tính tự phê bình.

5. Tính tự trọng

Phương án đúng là:

A. 1, 4, 5

B. 1, 3, 4

C. 3, 4, 5

D. 1, 2, 5

Câu 26. Hãy chỉ ra luận điểm nào dưới đây là đúng đắn hơn cả trong việc cắt nghĩa khái niệm tính cách:

A. Những nét tính cách thể hiện cả thái độ và phương thức hành động bộc lộ hành vi tương ứng.

B. Những nét tính cách thể hiện trong bất kỳ hoàn cảnh và điều kiện nào.

C. Những nét tính cách chỉ thể hiện trong những hoàn cảnh điển hình với chúng mà thôi.

D. Những nét tính cách không phải là cái gì khác ngoài thái độ của con người đối với các mặt xác định của hiện thực.

Câu 27. Hãy xác định xem tính cách của con người được thể hiện trong trường hợp nào dưới đây?

A. Một người hay nổi nóng khi bị người khác phê bình.

B. Một người luôn sôi nổi, nhiệt tình trong công việc.

C. Một học sinh say mê lắp ráp đài bán dẫn , dành mọi thời gian rảnh rỗi cho công việc.

D. Một học sinh chỉ nghe giảng chăm chú khi giáo viên thông báo một điều gì lí thú.

Câu 28. Những biểu hiện đặc trưng của khí chất là:

1. Khiêm tốn.

2. Nóng nảy.

3. Cẩn thận.

4. Nhút nhát.

5. Siêng năng.

Phương án đúng là:

A. 1, 4, 5

B. 2, 3, 4

C. 1, 3, 5

D. 1, 2, 5

Câu 29. Những đặc điểm đặc trưng cho kiểu khí chất “Hăng hái” là:

1. Tính tích cực cao.

2. Sức làm việc lâu bền.

3. Năng động, hoạt bát.

4. Vui vẻ, yêu đời.

5. Muốn thay đổi các ấn tượng thường xuyên.

Phương án đúng là:

A. 2, 4, 5

B. 1, 3, 4

C. 1, 4, 5

D. 3, 4, 5

Câu 30. Những đặc điểm nào dưới đây của hành vi là do kiểu khí chất quy định?

1. Một học sinh cục cằn, hay cáu gắt, thiếu kiên nhẫn.

2. Một học sinh hoạt bát, vui nhộn, hăng hái trong công việc của tập thể.

3. Một học sinh học giỏi, luôn có yêu cầu cao với bản thân và rất tự tin.

4. Một học sinh luôn tỏ thái độ phê phán với những ai lảng tránh công việc của tập thể

5. Một học sinh sôi nổi, bồng bột, muốn thay đổi các ấn tượng thường xuyên.

Phương án đúng là:

A. 2, 4, 5

B. 1, 2, 5

C. 1, 3, 5

D. 1, 4, 5

2. Đáp án câu hỏi trắc nghiệm Tâm lý học đại cương - Phần 6

Câu

Đáp án

Câu

Đáp án

Câu 1

D

Câu 16

D

Câu 2

C

Câu 17

D

Câu 3

C

Câu 18

C

Câu 4

C

Câu 19

C

Câu 5

A

Câu 20

A

Câu 6

C

Câu 21

B

Câu 7

C

Câu 22

B

Câu 8

D

Câu 23

D

Câu 9

B

Câu 24

A

Câu 10

C

Câu 25

C

Câu 11

D

Câu 26

A

Câu 12

A

Câu 27

B

Câu 13

C

Câu 28

B

Câu 14

A

Câu 29

B

Câu 15

C

Câu 30

B

------------------------

Ngoài Câu hỏi trắc nghiệm môn Tâm lý học đại cương – Phần 6, mời các bạn cùng tham khảo thêm các tài liệu Cao đăng - Đại học khác nhằm phục vụ tốt cho quá trình học tập và công tác.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Cao đẳng - Đại học

    Xem thêm