Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Mối quan hệ giữa quy luật kinh tế và chính sách kinh tế

Giữa quy luật kinh tế và chính sách kinh tế có những mối quan hệ như thế nào? Để giúp bạn đọc có thể trả lời được câu hỏi trên, VnDoc.com mời bạn đọc cùng tham khảo bài viết dưới đây để có thể hiểu rõ hơn về mối quan hệ giữa quy luật kinh tế và chính sách kinh tế nhé. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết và tải về tại đây.

Câu hỏi: Mối quan hệ giữa quy luật kinh tế và chính sách kinh tế

Lời giải:

– Quy luật kinh tế là cơ sở của chính sách kinh tế.

Chính sách kinh tế là sự vận dụng các quy luật kinh tế và các quy luật khác vào hoạt động kinh tế. Nó chỉ đi vào cuộc sống, mang lại hiệu quả kinh tế cao khi nó phù hợp với yêu cầu của quy luật kinh tế, và đáp ứng được lợi ích kinh tế của con người.

Không hiểu biết, vận dụng sai hoặc coi thường quy luật kinh tế sẽ không tránh khỏi bệnh chủ quan, duy ý chí, chính sách kinh tế sẽ không đi vào cuộc sống, thậm chí còn gây hậu quả khó lường.

1. Đối tượng nghiên cứu của kinh tế chính trị

Đối tượng nghiên cứu của kinh tế chính trị Mác – Lênin được xác định dựa trên quan điểm duy vật lịch sử: Sản xuất vật chất là cơ sở của đời sống xã hội.

Nhưng bất cứ nền sản xuất nào cũng đều diễn ra trong một phương thức sản xuất nhất định, tức là trong sự thống nhất giữa quan hệ sản xuất với lực lượng sản xuất.

Kinh tế chính trị là khoa học xã hội. Đối tượng nghiên cứu của nó là mặt xã hội của sản xuất, tức là quan hệ sản xuất hay là quan hệ kinh tế giữa người với người trong quá trình sản xuất, phân phối, trao đổi và tiêu dùng của cải vật chất.

Đối tượng nghiên cứu của kinh tế chính trị là quan hệ sản xuất nhưng quan hệ sản xuất lại tồn tại và vận động trong sự tác động qua lại với lực lượng sản xuất.

Mặt khác, quan hệ sản xuất, tức là cơ sở hạ tầng xã hội, cũng tác động qua lại với kiến trúc thượng tầng. Kiến trúc thượng tầng, nhất là các quan hệ về chính trị, pháp lý… có tác động trở lại mạnh mẽ đối với quan hệ sản xuất.

Vậy đối tượng nghiên cứu của kinh tế chính trị là quan hệ sản xuất trong sự tác động qua lại với lực lượng sản xuất và kiến trúc thượng tầng.

2. Phạm trù kinh tế, quy luật kinh tế là gì? chính sách kinh tế?

Kinh tế chính trị là khoa học nghiên cứu quan hệ sản xuất nhằm tìm ra bản chất của các hiện tượng và quá trình kinh tế, phát hiện ra các phạm trù, quy luật kinh tế ở các giai đoạn phát triển nhất định của xã hội loài người.

– Các phạm trù kinh tế là những khái niệm phản ánh bản chất của những hiện tượng kinh tế như: hàng hóa, tiền tệ, giá trị, giá cả…

– Các quy luật kinh tế phản ánh những mối liên hệ tất yếu, bản chất, thường xuyên, lặp đi lặp lại của các hiện tượng và quá trình kinh tế.

Quy luật kinh tế có những tính chất sau:

- Cũng như các qui luật khác, qui luật kinh tế là khách quan, nó xuất hiện, tồn tại trong những điều kiện kinh tế nhất định và mất đi khi các điều kiện đó không còn; nó tồn tại độc lập ngoài ý chí con người.

Người ta không thể sáng tạo, hay thủ tiêu qui luật kinh tế mà chỉ có thể phát hiện, nhận thức và vận dụng qui luật kinh tế để phục vụ cho hoạt động kinh tế của mình.

- Qui luật kinh tế là qui luật xã hội, nên khác với các qui luật tự nhiên, qui luật kinh tế chỉ phát sinh tác dụng thông qua hoạt động kinh tế của con người.

Nếu nhận thức đúng và hành động theo qui luật kinh tế sẽ mang lại hiệu quả, ngược lại sẽ phải chịu những tổn thất.

- Khác với các qui luật tự nhiên, phần lớn các qui luật kinh tế có tính lịch sử, chỉ tồn tại trong những điều kiện kinh tế nhất định.

Do đó, có thể chia qui luật kinh tế thành hai loại. Đó là các qui luật kinh tế đặc thù và các qui luật kinh tế chung.

Các qui luật kinh tế đặc thù là các qui luật kinh tế chỉ tồn tại trong một phương thức sản xuất nhất định. Các qui luật kinh tế chung tồn tại trong một số phương thức sản xuất.

Ý nghĩa

Nghiên cứu qui luật kinh tế có ý nghĩa quan trọng bởi vì các hiện tượng và quá trình kinh tế đều chịu sự chi phối của các qui luật kinh tế. Qui luật kinh tế là cơ sở của chính sách kinh tế.

Chính sách kinh tế là sự vận dụng các qui luật kinh tế và các qui luật khác vào hoạt động kinh tế. Nó chỉ đi vào cuộc sống, mang lại hiệu quả kinh tế cao khi nó phù hợp với yêu cầu của qui luật kinh tế, và đáp ứng được lợi ích kinh tế của con người.

Không hiểu biết, vận dụng sai hoặc coi thường qui luật kinh tế sẽ không tránh khỏi bệnh chủ quan, duy ý chí, chính sách kinh tế sẽ không đi vào cuộc sống, thậm chí còn gây hậu quả khó lường.

Quy luật kinh tế là cơ sở của chính sách kinh tế.

- Chính sách kinh tế là sự vận dụng các quy luật kinh tế và các quy luật khác vào hoạt động kinh tế. Nó chỉ đi vào cuộc sống, mang lại hiệu quả kinh tế cao khi nó phù hợp với yêu cầu của quy luật kinh tế, và đáp ứng được lợi ích kinh tế của con người.

- Không hiểu biết, vận dụng sai hoặc coi thường quy luật kinh tế sẽ không tránh khỏi bệnh chủ quan, duy ý chí, chính sách kinh tế sẽ không đi vào cuộc sống, thậm chí còn gây hậu quả khó lường.

-------------------------

Mối quan hệ giữa quy luật kinh tế và chính sách kinh tế vừa được VnDoc.com gửi tới bạn đọc. Qua bài viết trên chắc hẳn bạn đọc đã biết được các mối quan hệ giữa quy luật kinh tế và chính sách kinh tế rồi đúng không ạ? Quy luật kinh tế là cơ sở của chính sách kinh tế, chính sách kinh tế là sự vận dụng các quy luật kinh tế và các quy luật khác vào hoạt động kinh tế. Mong rằng qua đây các bạn có thêm kiến thức để học tập tốt hơn môn Triết học nhé. Mời các bạn cùng tham khảo thêm mốt số tài liệu được VnDoc.com biên soạn và tổng qua tại tài liệu học tập cao đẳng đại học nhé.

Để giúp bạn đọc có thể giải đáp được những thắc mắc, VnDoc.com mời bạn đọc cùng đặt câu hỏi tại mục hỏi đáp học tập của VnDoc nhé.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Cao đẳng - Đại học

    Xem thêm