Câu hỏi Rung chuông vàng chủ đề: Môi trường
Câu hỏi rung chuông vàng dành cho học sinh tiểu học Có đáp án
Câu hỏi Rung chuông vàng chủ đề: Môi trường là bộ câu hỏi giúp các em học sinh ôn tập luyện thi chuẩn bị cho các cuộc thi Rung chuông vàng cấp tiểu học lớp 4, lớp 5 đạt kết quả cao. Mời các em học sinh tham khảo chi tiết.
Luyện thi rung chuông vàng chủ đề: Môi trường
Câu 1. Chuồn chuồn bay thấp thì …, bay cao thì ….., bay vừa thì ……
a. Mưa, bão, gió
b. Nắng, mưa, râm
c. Mưa, nắng, râm
d. Mưa, nắng, gió
Câu 2. Điền từ vào chỗ trống: “Việt Nam là nước có ... nhiệt đới gió mùa”.
Đáp án: khí hậu
Câu 3. Loại rác nào dưới đây có thể tự phân hủy được trong thời gian ngắn?
a. Rau xanh ăn thừa
b. Túi nylon
c. Bát thủy tinh bị vỡ
d. Quần áo cũ
Đáp án: a. Rau xanh ăn thừa
Câu 4. Nguồn năng lượng nào dưới đây là năng lượng thân thiện với môi trường?
a. Năng lượng từ than
b. Năng lượng từ thủy điện
c. Năng lượng từ mặt trời
d. Năng lượng từ dầu mỏ
Đáp án: c. Năng lượng từ mặt trời
Câu 5. Phương tiện nào dưới đây thân thiện với môi trường nhất?
a. Ô tô
b. Xe đạp
c. Tàu hỏa
d. Xe buýt
Đáp án: b. Xe đạp
Câu 6. Hoạt động nào dưới đây có ích cho môi trường
a. Đốt rơm rạ
b. Không tắt đèn bàn học sau khi học xong
c. Chặt cây để đốn củi
d. Ăn nhiều rau xanh
Đáp án: d. Ăn nhiều rau xanh
Câu 7. “Hà Nội ngày hôm nay buối sáng trời nắng, nhiệt độ trung bình khoảng 35oC, chiều tối có mưa giông rải rác ở một vài nơi” là một ví dụ của:
a. Thời tiết
b. Khí hậu
c. Các điều kiện khí hậu
d. Biến đổi khí hậu
Đáp án: a. Thời tiết
Thời tiết là trạng thái của bầu khí quyển tại một địa điểm trong một thời gian nhất định, có thể là một giờ, một buổi, một ngày hay vài tuần. Thời tiết bao gồm các yếu tố: nhiệt độ không khí, áp suất khí quyển, gió, độ ẩm không khí, mưa dông…. Thời tiết dễ bị thay đổi
Câu 8. Mẹ An đi chợ mang theo làn nhựa khi đi về chỉ mang thêm 2 túi nylon đựng đồ ăn tươi sống. Mẹ Minh không mang theo đồ đựng, khi về cầm theo 7 túi nylon đựng các loại đồ ăn khác nhau. Làn nhựa cũng là một vật dụng thải nhiều khí nhà kính ra môi trường. Theo em, cách đi chợ của mẹ An hay mẹ Minh sẽ thân thiện với môi trường hơn? Vì sao?
Câu 9. Trẻ em là đối tượng dễ bị tổn thương nhất dưới tác động của biến đổi khí hậu, đúng hay sai?
a. Đúng
b. Sai
Đáp án: a. Đúng
Câu 10. Trong số các hoạt động sau, các hoạt động nào làm gây hại cho môi trường?
a. Dùng nước rửa mặt để tưới rau.
b. Trồng cây xanh.
c. Ăn nhiều bánh kẹo bọc trong túi ni lông.
d. Thu nhặt vỏ chai đem bán tái chế.
Đáp án: c. Ăn nhiều bánh kẹo bọc trong túi ni lông
Khi cần mua bánh kẹo, nên mua túi lớn thay vì các bánh kẹo bọc trong nhiều túi ni lông nhỏ, sẽ tiêu tốn nhiều túi ni lông và sinh ra rất nhiều rác, gây hại cho môi trường và khí hậu.
Di chuyển bằng xe buýt hay tàu hỏa thân thiệt với môi trường hơn đi bằng ô tô, nhưng đi xe đạp hoặc đi bộ mới là phương tiện thân thiện với môi trường nhất
Câu 11. Từ xưa đến nay, khí hậu trái đất:
a. không có thay đổi gì
b. có thay đổi tí xíu theo thời gian
c. đã thay đổi rất nhiều theo thời gian
d. chỉ mới thay đổi kể từ hơn một trăm năm trở lại đây
Đáp án: c
Từ xưa tới nay, khí hậu Trái Đất đã có sự thay đổi rất nhiều theo thời gian, trải qua nhiều đợt núi lửa phun trào hay kỉ Băng hà, và đã từng ấm lên vào khoảng 10.000 năm trước rồi lại lạnh đi... Tuy nhiên, với sự mở đầu của Cách mạng Công nghiệp năm 1870, từ khoảng 150 năm trở lại đây, khí hậu Trái Đất ngày càng ấm lên một cách bất thường
Câu 12. Hiện tượng nào sau đây KHÔNG phải là biểu hiện của BĐKH?
a. Ô nhiễm môi trường
b. Băng tan.
c. Nhiệt độ trái đất tăng lên.
d. Mực nước biển dâng lên.
Đáp án a. Ô nhiễm môi trường
BĐKH ngày nay có biểu hiện là nhiệt độ trung bình tăng lên, băng tan, mực nước biển dâng, thiên tai và nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan (nắng nóng, giá rét, bão, lũ lụt, hạn hán…) ngày càng khó dự đoán hơn. Kể từ sau Cách mạng Công nghiệp đến nay, lượng khí CO2 trong khí quyển đã tăng lên 1,35 lần.
Câu 13. Hiệu ứng nhà kính hoàn toàn có hại?
a. Đúng
b. Sai
Đáp án: b. Sai
Các khí nhà kính có vai trò như một chiếc chăn ấm, có độ dày vừa đủ giúp giữ ấm cho trái đất ở trong khoảng nhiệt độ thích hợp. Nếu không xảy ra hiệu ứng nhà kính, nhiệt từ mặt trời sẽ không được giữ lại, bề mặt trái đất sẽ lạnh hơn rất nhiều.
Câu 14. Khi biến đổi khí hậu diễn ra, năng suất trồng trọt sẽ giảm vì:
a. Các loài chim di cư sớm hơn
b. Diện tích rừng nguyên sinh có thể mở rộng
c. Thiên tai bất thường, sâu bệnh dễ phát triển
d. a và b
Đáp án: c. Thiên tai bất thường, sâu bệnh dễ phát triển
Câu 15. Khi mực nước biển dâng lên 1m, tại Việt Nam sẽ xảy ra các hiện tượng sau, ngoại trừ:
a. Người dân bị mất đất canh tác
b. Số lượng bão, lũ sẽ giảm đi
c. Thiệt hại về kinh tế
d. Đất bị nhiễm mặn
Đáp án: b. Số lượng bão, lũ sẽ giảm đi
Câu 16. Các loài động vật thích nghi với biến đổi khí hậu như thế nào?
a. Di chuyển đến nơi cư trú khác
b. Thay đổi mùa sinh sản
c. Không thay đổi gì
d. a và b
Đáp án: d. a và b
Câu 17. Khi nhiệt độ tăng lên, muỗi sẽ:
a. Ở nguyên địa điểm đó
b. Di chuyển lên khu vực cao hơn
c. Di chuyển xuống khu vực thấp hơn
Đáp án: b. Di chuyển lên khu vực cao hơn
Khi nhiệt độ tăng lên, muỗi sẽ di chuyển đến khu vực cao hơn, nơi có nhiệt độ mát mẻ, môi trường phù hợp để muỗi có thể sống và dễ gây bệnh sốt rét, sốt xuất huyết
Câu 18. Loại túi đi chợ nào thân thiệt với môi trường hơn?
a. Túi nylon
b. Túi giấy dùng 1 lần
c. Túi vải dùng nhiều lần
d. Không có loại túi nào trong hai loại trên
Đáp án: c. Túi vải dùng nhiều lần
Công đoạn sản xuất và phân hủy của cả túi giấy và túi nylon đều gây hại cho môi trường, do vậy hãy dùng loại túi tái sử dụng nhiều lần để đi siêu thị.
Câu 19. Trong số các hoạt động sau, các hoạt động nào giúp giảm nhẹ biến đổi khí hậu và tiết kiệm chi phí:
a. Tắt máy khi dừng đèn đỏ
b. Tắt các thiết bị điện khi ra khỏi phòng
c. Đi xe buýt
d. Cả a, b và c
Đáp án: d. Cả a, b và c
Câu 20. Mẹ bạn Linh đi chợ về nhà mang theo khoảng 10 cái túi nylon đựng đồ ăn. Tính mức độ phát thải khí nhà kính của mẹ bạn Linh, biết rằng mỗi chiếc túi nylon có thể thải ra 0,7 kg khí nhà kính ra ngoài môi trường?
Đáp án: 7kg