Câu hỏi trắc nghiệm Quản trị nguồn nhân lực đề số 5
VnDoc xin giới thiệu bài Câu hỏi trắc nghiệm Quản trị nguồn nhân lực đề số 5 được chúng tôi sưu tầm và đăng tải, có đáp án đi kèm, giúp các bạn ôn tập và củng cố kiến thức bộ môn Quản trị nguồn nhân lực để kết thúc học phần hiệu quả. Mời các bạn cùng tham khảo.
Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.
Đề thi môn Quản trị nguồn nhân lực
Câu 1. Với tư cách là 1 trong những chức năng cơ bản của quản trị tổ chức thì QTNL là…
- Là tất cả các hoạt động của một tổ chức để thu hút, xây dựng, phát triển, sử dụng, đánh giá, bảo toàn và giữ gìn một lực lượng lao động phù hợp với yêu cầu công việc của tổ chức cả về mặt số lượng và chất lượng.
- Việc tuyển mộ, tuyển chọn, duy trì, phát triển, sử dụng, động viên và cung cấp tiện nghi cho nhân lực thông qua tổ chức của nó.
- Nghệ thuật lãnh đạo, nghệ thuật chỉ huy, nghệ thuật làm việc với con người.
- Bao gồm việc hoạch định (kế hoạch hóa), tổ chức, chỉ huy và kiểm soát các hoạt động nhằm thu hút, sử dụng và phát triển con người để có thể đạt được các mục tiêu của tổ chức.
Câu 2. Tuyển mộ nhân lực là:
- Quá trình thu hút những người xin việc có trình độ từ lực lượng lao động xã hội.
- Quá trình thu hút những người xin việc từ lực lượng lao động xã hội và lực lượng lao động bên trong tổ chức.
- Quá trình thu hút những người xin việc có trình độ từ lực lượng lao động bên trong tổ chức.
- Quá trình thu hút những người xin việc có trình độ từ lực lượng lao động xã hội và lực lượng lao động bên trong tổ chức.
Câu 3. Ai chịu trách nhiệm hầu hết các hoạt động tuyển mộ?
- Tổng giám đốc
- Giám đốc các phòng ban
- Phòng nguồn nhân lực
- Chủ tịch hội đồng quản trị
Câu 4. Phương pháp hiệu quả nhất trong việc thu hút nguồn tuyển mộ là:
- Quảng cáo trên đài truyền hình
- Quảng cáo qua đài phát thanh
- Quảng cáo trên báo chí
- Phát tờ rơi
Câu 5. Đánh giá quá trình tuyển mộ nhằm mục đích gì?
- Xem xét tỉ lệ sàng lọc có hợp lý không
- Hoàn thiện công tác ngày càng tốt
- Đánh giá hiệu quả của quảng cáo
- Đánh giá chi phí tài chính
Câu 6. Nguồn lao động có thể tuyển mộ khi có nhu cầu cần tuyển người là:
- Nguồn lao động bên trong có tổ chức.
- Nguồn lao động bên ngoài có tổ chức.
- Cả nguồn lao động bên trong và bên ngoài nhưng nguồn ưu tiên là nguồn lao động bên trong.
- Cả nguồn lao động bên trong và bên ngoài nhưng nguồn ưu tiên là nguồn lao động bên ngoài.
Câu 7. Quá trình tuyển mộ chịu tác động của yếu tố nào?
- Không chịu tác động của bất kỳ yếu tố nào.
- Yếu tố thuộc về tổ chức.
- Yếu tố thuộc về môi trường.
- Cả B và C đúng.
Câu 8. Phương pháp nào sau đây không phải là phương pháp thu hút đối với nguồn tuyển mộ bên ngoài?
- Thông qua sự giới thiệu của cán bộ nhân viên trong tổ chức
- Căn cứ vào thông tin trong "danh mục các chức năng" của lao động được lưu trữ trong phần mềm nhân sự của công ty
- Thông qua quảng cáo trên các phương tiện truyền thông
- Thông qua các hội chợ việc làm
Câu 9. Phương pháp nào không được sử dụng trong tuyển mộ từ bên trong tổ chức?
- Phương pháp thu hút thông qua bản thông báo tuyển mộ.
- Phương pháp thu hút thông qua sự giới thiệu.
- Phương pháp thu hút các ứng viên thông qua hội chợ việc làm.
- Phương pháp thu hút căn cứ vào các thông tin trong: "Danh mục các kỹ năng".
Câu 10. Nguồn nhân lực bên trong tổ chức có các nhược điểm nào?
- Có khả năng hình thành nhóm ứng cử viên không thành công
- Đối với các tổ chức có quy mô vừa và nhỏ thì sẽ không thay đổi được lượng lao động
- Phải có một chương trình phát triển lâu dài với cách nhìn tổng quát, toàn diện hơn và phải quy hoạch rõ ràng
- Cả ba đáp án
Câu 11. Ưu điểm của nguồn nhân lực bên ngoài tổ chức:
- Đây là những người được trang bị những kiến thức tiên tiến và có hệ thống.
- Những người này thường có cách nhìn mới đối với tổ chức.
- Họ có khả năng làm thay đổi cách làm của tổ chức mà không sợ những người trong tổ chức phản ứng.
- Tất cả đều đúng.
Câu 12. Phương pháp được sử dụng để tuyển mộ từ bên ngoài:
- Phương pháp tuyển mộ qua quảng cáo
- Phương pháp thông qua việc cử cán bộ của phòng nhân sự tới tuyển mộ trực tiếp tại các trường đại học, cao đẳng, dạy nghề
- Phương pháp thông qua giới thiệu
- Phương pháp thông qua trung tâm môi giới và giới thiệu việc làm
Câu 13. Ý nào sau đây không phải là ưu điểm của nguồn tuyển mộ bên ngoài tổ chức?
- Đây là những người được trang bị kiến thức tiên tiến, mới, được đào tạo có hệ thống về chuyên môn
- Những người này có cách nhìn mới đối với tổ chức, có thể đổi mới, sáng tạo
- Làm quen với công việc nhanh chóng
- Có khả năng làm thay đổi cách làm cũ của tổ chức mà không sợ bị phản ứng hoặc theo lề thói
Câu 14. Nội dung của quá trình tuyển mộ bao gồm:
- Lập kế hoạch tuyển mộ
- Xác định nguồn và phương pháp tuyển mộ
- Xác định nội dung tuyển mộ và thời gian tuyển mộ
- Tất cả các phương án trên
Câu 15. Tỉ lệ sàng lọc ở các tổ chức của Việt Nam hiện nay được xác định…
- Khách quan theo số lượng cung cầu
- Theo ý định chủ quan của người lãnh đạo
- Theo chi phí tài chính của tổ chức
- Tâm lý và kỳ vọng của người xin việc
Câu 16. Biện pháp thay thế tuyển mộ nào dưới đây là "cho một tổ chức khác thực hiện công việc dưới dạng hợp đồng thuê lại":
- Hợp đồng thầu lại.
- Làm thêm giờ.
- Nhờ giúp tạm thời.
- Thuê lao động từ công ty cho thuê.
Câu 17. Khi tuyển mộ lao động cần chất lượng cao, không nên chọn vùng nào:
- Thị trường lao động đô thị.
- Các trung tâm công nghiệp và dịch vụ.
- Thị trường lao động nông nghiệp.
- Các khu chế xuất và có vốn đầu tư nước ngoài.
Câu 18. Tại sao trong tuyển mộ cần có "bản mô tả công việc" và "bản xác định yêu cầu công việc đối với người thực hiện"?
- Để làm căn cứ cho quảng cáo, thông báo tuyển mộ.
- Để xác định các kỹ năng, kỹ xảo cần thiết mà người xin việc phải có khi làm việc tại vị trí tuyển mộ.
- Giúp người xin việc quyết định xem họ có nên nộp đơn hay không.
- Tất cả đều đúng.
Câu 19. Quá trình tuyển chọn nhân lực cần phải đáp ứng được những yêu cầu nào sau đây?
- Tuyển chọn phải xuất phát từ kế hoạch sản xuất kinh doanh và kế hoạch nguồn nhân lực.
- Tuyển chọn người có trình độ chuyên môn cần thiết để đạt năng suất cao, hiệu suất tốt.
- Tuyển người có kỷ luật, trung thực, gắn bó với công việc, tổ chức.
- Cả 3 phương án trên đều đúng.
Câu 20. Tuyển chọn là:
- Quá trình đánh giá các ứng viên theo nhiều khía cạnh khác nhau.
- Là quá trình thu hút những người xin việc có trình độ từ lực lượng lao động xã hội và lực lượng bên trong tổ chức.
- Là buổi gặp gỡ các nhà tuyển chọn với các ứng viên.
- Là thu thập các thông tin về người xin việc.
Câu 21. Cơ sở của quá trình tuyển chọn:
- Bản mô tả công việc và bản tiêu chuẩn thực hiện công việc.
- Bản mô tả công việc và bản yêu cầu công việc đối với người thực hiện.
- Bản tiêu chuẩn thực hiện công việc yêu cầu công việc đối với người thực hiện.
- Tất cả các ý kiến trên.
Câu 22. Tham quan công việc giúp cho người lao động biết được về điều gì?
- Mức độ phức tạp của công việc.
- Sự thỏa mãn đối với công việc.
- Tình hình thu thập.
- Các đáp án trên.
Câu 23. Phương pháp trắc nghiệm được áp dụng trong tuyển chọn nhân viên lần đầu tiên ở đâu:
- Nhật Bản
- Anh
- Pháp
- Mỹ
Câu 24. Trắc nghiệm có ý nghĩa gì?
- Giúp cho các quản trị gia chọn được đúng người cho đúng việc.
- Giúp cho mọi người có cơ hội tìm hiểu rõ hơn về năng lực của mình, chọn được một nghề, một công việc phù hợp.
- Cả A và B sai.
- Cả A và B đúng.
Câu 25. Loại trắc nghiệm nào được dùng để đánh giá kinh nghiệm khả năng thực hành của ứng viên?
- Trắc nghiệm thành tích.
- Trắc nghiệm thực hiện mẫu công việc.
- Trắc nghiệm tìm hiểu về tri thức hiểu biết.
- Trắc nghiệm về các đặc điểm cá nhân và sở thích.
Đáp án đề thi môn Quản trị nguồn nhân lực
Câu | Đáp án | Câu | Đáp án |
Câu 1 | D | Câu 14 | D |
Câu 2 | D | Câu 15 | B |
Câu 3 | C | Câu 16 | A |
Câu 4 | C | Câu 17 | C |
Câu 5 | B | Câu 18 | D |
Câu 6 | C | Câu 19 | D |
Câu 7 | D | Câu 20 | A |
Câu 8 | B | Câu 21 | B |
Câu 9 | C | Câu 22 | D |
Câu 10 | D | Câu 23 | D |
Câu 11 | D | Câu 24 | D |
Câu 12 | D | Câu 25 | B |
Câu 13 | C |
-------------------------------
Trên đây, VnDoc đã giới thiệu nội dung bài Câu hỏi trắc nghiệm Quản trị nguồn nhân lực đề số 5. Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm một số tài liệu thuộc các chuyên ngành khác trong Cao đẳng - Đại học cũng như Cao học để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.