Câu hỏi trắc nghiệm Quản trị nguồn nhân lực đề số 6

Câu hỏi trắc nghiệm Quản trị nguồn nhân lực đề số 6 được VnDoc sưu tầm và đăng tải, có đáp án đi kèm, giúp các bạn ôn tập và củng cố kiến thức bộ môn Quản trị nguồn nhân lực để kết thúc học phần hiệu quả. Mời các bạn cùng tham khảo.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Đề thi môn Quản trị nguồn nhân lực

Câu 1. Loại trắc nghiệm nào đánh giá mức độ hiểu biết và kỹ năng thực tế nghề nghiệp mà ứng viên đã nắm được?

  1. Trắc nghiệm tìm hiểu về tri thức tìm hiểu
  2. Trắc nghiệm thành tích
  3. Trắc nghiệm thực hiện mẫu công việc
  4. Trắc nghiệm về đặc điểm cá nhân và sở thích

Câu 2. Hình thức trắc nghiệm nào được sử dụng để đánh giá ứng viên về khí chất, tính chất, mức độ tự tin, sự linh hoạt, trung thực, cẩn thận…?

  1. Trắc nghiệm các khả năng hiểu biết đặc biệt
  2. Trắc nghiệm sự khéo léo
  3. Trắc nghiệm về đặc điểm cá nhân
  4. Trắc nghiệm thực hiện mẫu công việc

Câu 3. Mục đích trắc nghiệm sự khéo léo được ứng dụng trong tuyển chọn loại ứng viên nào?

  1. Các cán bộ chuyên môn kỹ thuật
  2. Quản trị gia, cán bộ
  3. Công nhân kỹ thuật trong các dây chuyền lắp ráp điện tử, sửa đồng hồ
  4. Phương án khác

Câu 4. Các bước trong quá trình phỏng vấn được sắp xếp theo thứ tự:

1. Thực hiện phỏng vấn.

2. Chuẩn bị phỏng vấn.

3. Chuẩn bị câu hỏi phỏng vấn.

4. Xây dựng hệ thống thang điểm đánh giá các câu trả lời.

  1. 1-3-4-2
  2. 2-3-4-1
  3. 4-2-1-3
  4. 3-1-2-4

Câu 5. Trong các loại phỏng vấn sau loại phỏng vấn nào dễ làm cho ứng viên không thấy thoải mái, căng thẳng về tâm lý?

  1. Phỏng vấn không chỉ dẫn
  2. Phỏng vấn theo mẫu
  3. Phỏng vấn tình hình
  4. Phỏng vấn căng thẳng

Câu 6. Hình thức phỏng vấn nào theo kiểu nói chuyện không có bản câu hỏi kèm theo?

  1. Phỏng vấn theo mẫu
  2. Phỏng vấn liên tục
  3. Phỏng vấn không chỉ dẫn
  4. Phỏng vấn tình huống

Câu 7. Loại phỏng vấn nào mà người phỏng vấn đưa ra tình huống giống như trong thực tế mà người thực hiện thường gặp, rồi yêu cầu người dự tuyển trình bày hướng giải quyết?

  1. Phỏng vấn gián tiếp
  2. Phỏng vấn theo mẫu
  3. Phỏng vấn theo kiểu mô tả hành vi cư xử
  4. Phỏng vấn bằng tình huống

Câu 8. Hình thức phỏng vấn nào mà người ứng cử viên thường không biết là mình đang bị phỏng vấn?

  1. Phỏng vấn căng thẳng
  2. Phỏng vấn tình huống
  3. Phỏng vấn liên tục
  4. Phỏng vấn không chỉ dẫn

Câu 9. Để giảm bớt sự hồi hộp, lo lắng thái quá trong phỏng vấn của các ứng viên, hội đồng phỏng vấn rất không nên:

  1. Nói chuyện thân mật với các ứng viên trong vài câu đầu
  2. Kết thúc phỏng vấn bằng nhận xét tích cực
  3. Đánh giá trực tiếp, nhấn mạnh những điểm yếu của ứng viên để ứng viên biết và rút kinh nghiệm
  4. Cả A và B đều đúng

Câu 10. Để tổ chức cuộc phỏng vấn đạt kết quả cao, chúng ta cần:

  1. Tiến hành các bước theo đúng trình tự của quá trình phỏng vấn
  2. Khâu tổ chức chu đáo, chuẩn bị kỹ thuật nghiệp vụ phỏng vấn, tài chính
  3. Chuẩn bị đầy đủ các thiết bị phục vụ cho cuộc phỏng vấn
  4. Tất cả các ý trên

Câu 11. Chất lượng của quá trình lựa chọn sẽ không đạt được như các yêu cầu mong muốn hay hiệu quả thấp nếu:

  1. Số lượng người nộp đơn xin việc ít hơn số nhu cầu tuyển chọn
  2. Số lượng người nộp đơn xin việc bằng hoặc ít hơn số nhu cầu tuyển chọn
  3. Số lượng người nộp đơn xin việc nhiều hơn số nhu cầu tuyển chọn
  4. Số lượng người nộp đơn xin việc bằng hoặc nhiều hơn số nhu cầu tuyển chọn

Câu 12. Trong thực tế những người nộp đơn xin việc thường bị thu hút nhất, quan tâm nhất tới yếu tố nào sau đây?

  1. Thương hiệu, uy tín của công ty, tổ chức
  2. Điều kiện, môi trường làm việc
  3. Tiền lương, thưởng
  4. Tất cả các ý kiến trên

Câu 13. Để tuyển dụng một nhân viên có năng lực đáp ứng yêu cầu công việc, nhà tuyển dụng thường đòi hỏi các yếu tố nào?

  1. Tính cách và quan điểm cá nhân
  2. Kinh nghiệm
  3. Kiến thức chuyên môn
  4. Tất cả các câu trên

Câu 14. Đối tượng của quản trị nhân lực là ...

  1. Người lao động trong tổ chức
  2. Chỉ bao gồm những người lãnh đạo cấp cao trong tổ chức
  3. Chỉ bao gồm những nhân viên cấp dưới
  4. Người lao động trong tổ chức và các vấn đề liên quan đến họ

Câu 15. Quản trị nhân lực đóng vai trò ... trong việc thành lập các tổ chức và giúp cho các tổ chức tồn tại và phát triển trên thị trường.

  1. Chỉ đạo
  2. Trung tâm
  3. Thiết lập
  4. Không có đáp án nào đúng

Câu 16. Sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật cùng với sự phát triển của nền kinh tế buộc các nhà quản trị phải quan tâm hàng đầu vấn đề:

  1. Áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật vào trong sản xuất, quản lý
  2. Tìm đúng người phù hợp để giao đúng việc, đúng cương vị
  3. Tuyển chọn, sắp xếp, đào tạo, điều động nhân sự trong tổ chức nhằm đạt hiệu quả tối ưu
  4. Không có đáp án nào đúng

Câu 17. Do sự cạnh tranh ngày càng gay gắt trên thị trường nên các tổ chức muốn tồn tại và phát triển thì vấn đề quan tâm hàng đầu là:

  1. Áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật vào trong sản xuất, quản lý
  2. Tìm đúng người phù hợp để giao đúng việc, đúng cương vị
  3. Tuyển chọn, sắp xếp, đào tạo, điều động nhân sự trong tổ chức nhằm đạt hiệu quả tối ưu
  4. Không có đáp án nào đúng

Câu 18. Nhóm chức năng nào chú trọng vấn đề đảm bảo có đủ số lượng nhân viên với các phẩm chất phù hợp với công việc?

  1. Nhóm chức năng thu hút nguồn nhân lực
  2. Nhóm chức năng đào tạo và phát triển
  3. Nhóm chức năng duy trì nguồn nhân lực
  4. Nhóm chức năng bảo đảm công việc

Câu 19. Nhóm chức năng nào chú trọng nâng cao năng lực của nhân viên, đảm bảo cho nhân viên trong doanh nghiệp có các kỹ năng, trình độ nghề nghiệp cần thiết?

  1. Nhóm chức năng thu hút nguồn nhân lực
  2. Nhóm chức năng đào tạo và phát triển
  3. Nhóm chức năng duy trì nguồn nhân lực
  4. Cả 3 nhóm chức năng trên

Câu 20. Đối với cơ hội thăng tiến, công nhân đòi hỏi nơi nhà quản trị, ngoại trừ:

  1. Được cấp trên nhận biết các thành tích quá khứ
  2. Cơ hội được có các chương trình đào tạo và phát triển
  3. Các quỹ phúc lợi hợp lý
  4. Cơ hội cải thiện cuộc sống

Câu 21. Các hoạt động như phỏng vấn, trắc nghiệm trong quá trình tuyển dụng nhân viên thuộc chức năng nào của quản trị nhân lực?

  1. Nhóm chức năng thu hút nguồn nhân lực
  2. Nhóm chức năng đào tạo và phát triển
  3. Nhóm chức năng duy trì nguồn nhân lực
  4. Nhóm chức năng về tuyển dụng nhân viên

Câu 22. Kích thích, động viên nhân viên thuộc nhóm chức năng nào của quản trị nhân lực?

  1. Nhóm chức năng thu hút nguồn nhân lực
  2. Nhóm chức năng đào tạo và phát triển
  3. Nhóm chức năng duy trì nguồn nhân lực
  4. Nhóm chức năng mối quan hệ lao động

Câu 23. Triết lý Quản trị nhân lực là những ……… của người lãnh đạo cấp cao về cách thức quản lý con người trong tổ chức.

  1. Quyết định
  2. Hành động
  3. Tư tưởng, quan điểm
  4. Nội quy, quy định

Câu 24. Quan niệm về con người của các nhà tâm lý xã hội học ở các nước tư bản công nghiệp phát triển (Đại diện là Mayo) là:

  1. Con người muốn được cư xử như những con người
  2. Con người là động vật biết nói
  3. Con người được coi như là một công cụ lao động
  4. Con người có các tiềm năng cần được khai thác và làm cho phát triển

Câu 25. Tương ứng với ba quan niệm về con người lao động có 3 mô hình quản lý con người:

  1. Cổ điển, các tiềm năng con người, các quan hệ con người
  2. Cổ điển, các quan hệ con người, các tiềm năng con người
  3. Các quan hệ con người, cổ điển, các tiềm năng con người
  4. Các quan hệ con người, các tiềm năng con người, cổ điển

Đáp án đề thi môn Quản trị nguồn nhân lực

Câu

Đáp án

Câu

Đáp án

Câu 1

B

Câu 14

D

Câu 2

C

Câu 15

B

Câu 3

C

Câu 16

C

Câu 4

B

Câu 17

B

Câu 5

D

Câu 18

A

Câu 6

C

Câu 19

B

Câu 7

D

Câu 20

C

Câu 8

C

Câu 21

A

Câu 9

C

Câu 22

C

Câu 10

D

Câu 23

C

Câu 11

B

Câu 24

A

Câu 12

C

Câu 25

B

Câu 13

D

-------------------------------

Trên đây, VnDoc.com đã giới thiệu nội dung bài Câu hỏi trắc nghiệm Quản trị nguồn nhân lực đề số 6. Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm một số tài liệu thuộc các chuyên ngành khác trong Cao đẳng - Đại học cũng như Cao học để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.

Đánh giá bài viết
1 205
Sắp xếp theo

    Cao đẳng - Đại học

    Xem thêm