Câu hỏi trắc nghiệm Quản trị nguồn nhân lực đề số 7
Câu hỏi trắc nghiệm Quản trị nguồn nhân lực đề số 7 được VnDoc sưu tầm và đăng tải, có đáp án đi kèm, giúp các bạn ôn tập và củng cố kiến thức bộ môn Quản trị nguồn nhân lực để kết thúc học phần hiệu quả. Mời các bạn cùng tham khảo.
Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.
Đề thi môn Quản trị nguồn nhân lực
Câu 1. Phương pháp quản lý con người theo thuyết X là:
- Người quản lý quan tâm và lo lắng cho nhân viên của mình như cha mẹ lo lắng cho con cái.
- Có quan hệ hiểu biết và thông cảm lẫn nhau giữa cấp trên và cấp dưới.
- Phân chia công việc thành những phần nhỏ dễ làm, dễ thực hiện, lặp đi lặp lại nhiều lần các thao tác.
- Phải để cấp dưới thực hiện một số quyền tự chủ nhất định và tự kiểm soát cá nhân trong quá trình làm việc.
Câu 2. Phương pháp quản lý con người theo thuyết Y là:
- Người quản lý quan tâm và lo lắng cho nhân viên của mình như cha mẹ lo lắng cho con cái.
- Tạo điều kiện để học hành, phân chia quyền lợi thích đáng, công bằng, thăng tiến cho cấp dưới khi đủ điều kiện.
- Phân chia công việc thành những phần nhỏ dễ làm, dễ thực hiện, lặp đi lặp lại nhiều lần các thao tác.
- Phải để cấp dưới thực hiện một số quyền tự chủ nhất định và tự kiểm soát cá nhân trong quá trình làm việc.
Câu 3. Phương pháp quản lý con người theo thuyết Z là:
- Người quản lý quan tâm và lo lắng cho nhân viên của mình như cha mẹ lo lắng cho con cái.
- Có quan hệ hiểu biết và thông cảm lẫn nhau giữa cấp trên và cấp dưới.
- Phân chia công việc thành những phần nhỏ dễ làm, dễ thực hiện, lặp đi lặp lại nhiều lần các thao tác.
- Người quản lý cần phải kiểm tra, giám sát chặt chẽ cấp dưới và người lao động.
Câu 4. Cách thức tác động tới nhân viên của thuyết X, ngoại trừ:
- Làm cho người lao động cảm thấy sợ hãi và lo lắng.
- Chấp nhận cả những việc nặng nhọc và vất vả, đơn giản miễn là họ được trả công xứng đáng và người chủ công bằng.
- Tự nguyện, tự giác làm việc, tận dụng khai thác tiềm năng của mình.
- Lạm dụng sức khỏe, tổn hại thể lực, thiếu tính sáng tạo.
Câu 5. Cách thức tác động tới nhân viên của thuyết Y?
- Tự thấy mình có ích và quan trọng, có vai trò nhất định trong tập thể do đó họ càng có trách nhiệm
- Làm cho người lao động cảm thấy sợ hãi và lo lắng
- Chấp nhận cả những việc nặng nhọc và vất vả, đơn giản miễn là họ được trả công xứng đáng và người chủ công bằng
- Lạm dụng sức khỏe, tổn hại thể lực, thiếu tính sáng tạo
Câu 6. Cách thức tác động tới nhân viên của thuyết Z?
- Tự thấy mình có ích và quan trọng, có vai trò nhất định trong tập thể do đó họ càng có trách nhiệm
- Tự nguyện, tự giác làm việc, tận dụng khai thác tiềm năng của mình
- Tin tưởng, trung thành và dồn hết tâm lực vào công việc
- Cả A và B
Câu 7. Nguyên tắc quản lý con người của trường phái cổ điển, ngoại trừ:
- Tiêu chuẩn hóa và thống nhất các thủ tục
- Thiết lập trật tự và kỷ luật nghiêm ngặt trong sản xuất
- Công bằng, không thiên vị, khước từ mọi đặc quyền đặc lợi
- Phát triển tinh thần trách nhiệm, tự kiểm tra
Câu 8. Trường phái cổ điển có những ưu điểm, ngoại trừ:
- Đưa ra sự phân tích khoa học, tỉ mỉ mọi công việc
- Quan tâm đến những nhu cầu vật chất và tinh thần
- Ấn định các mức lao động, các tiêu chuẩn thực hiện công việc
- Đưa ra cách trả công xứng đáng với kết quả công việc
Câu 9. Trường phái cổ điển có những nhược điểm, ngoại trừ:
- Không tin vào con người và đánh giá thấp con người
- Đưa ra sự phân tích khoa học, tỉ mỉ mọi công việc
- Kiểm tra, kiểm soát con người từng giây, từng phút
- Buộc con người phải làm việc với cường độ cao, liên tục
Câu 10. Nguyên tắc quản lý con người của trường phái tâm lý xã hội, ngoại trừ:
- Tập trung quyền lực cho cấp cao nhất của doanh nghiệp
- Phân bớt quyền lực và trách nhiệm cho cấp dưới
- Đánh giá cao vai trò động viên của người quản lý, điều khiển
- Phát triển tinh thần trách nhiệm, tự kiểm tra
Câu 11. Nguyên tắc quản lý con người của trường phái hiện đại, ngoại trừ:
- Phát triển các hình thức mới về tổ chức lao động
- Đào tạo các nhà tâm lý lao động
- Quản lý cần mềm dẻo, uyển chuyển
- Bàn bạc, thuyết phục, thương lượng với con người
Câu 12. “Không thừa nhận có nhiều kênh, nhiều tuyến cùng chỉ huy, cùng ra lệnh trong sản xuất vì sẽ rối, sẽ chồng chéo, có khi còn cạnh tranh lẫn nhau (về quyền lực, về uy tín)” nằm trong nguyên tắc quản lý con người nào của trường phái cổ điển?
- Tập trung quyền lực
- Thống nhất chỉ huy và điều khiển
- Tiêu chuẩn hóa và thống nhất các thủ tục
- Phân tích hợp lý, khoa học mọi công việc
Câu 13. Con người như là “một hệ thống mở, phức tạp và độc lập” là quan điểm của trường phái nào?
- Trường phái cổ điển (tổ chức lao động khoa học)
- Trường phái tâm lý xã hội (trường phái các quan hệ con người)
- Trường phái QTNL hiện đại (trường phái nguồn nhân lực)
- Không thuộc trường phái nào
Câu 14. Khi hoạch định chính sách quản lý con người cần quan tâm đến những điều gì?
- Tôn trọng và quý mến người lao động
- Tạo ra những điều kiện để con người làm việc có năng suất lao động cao, đảm bảo yêu cầu của doanh nghiệp
- Làm cho con người ngày càng có giá trị trong xã hội
- Cả A, B và C
Câu 15. Môi trường bên ngoài của Quản trị nhân lực bao gồm, ngoại trừ:
- Khách hàng
- Đối thủ cạnh tranh
- Sứ mạng của tổ chức
- Pháp luật
Câu 16. Môi trường bên trong của Quản trị nhân lực bao gồm, ngoại trừ:
- Mục tiêu của tổ chức
- Khách hàng
- Cơ cấu tổ chức
- Bầu không khí tâm lý xã hội
Câu 17. Trách nhiệm quản lý nguồn nhân lực trước hết thuộc về ai?
- Trưởng phòng quản trị nhân lực
- Giám đốc doanh nghiệp
- Những người quản lý và lãnh đạo các cấp, các bộ phận trong doanh nghiệp
- Toàn thể lực lượng lao động trong doanh nghiệp
Câu 18. Trong tổ chức, thường có những quyền hạn nào?
- Trực tuyến
- Tham mưu
- Chức năng
- Cả 3 quyền hạn trên
Câu 19. Quy mô và cơ cấu của bộ phận nguồn nhân lực của một tổ chức phụ thuộc vào yếu tố nào?
- Quy định pháp luật của Nhà nước
- Trình độ nhân lực và quản lý nhân lực
- Đặc điểm của công việc
- Cả 3 đáp án trên
Câu 20. Yêu cầu chủ yếu khi thành lập bộ phận nguồn nhân lực là:
- Cân đối
- Linh hoạt
- Kịp thời
- Cả A và B
Câu 21. Ở các doanh nghiệp Việt Nam, tên gọi của bộ phận nguồn nhân lực là:
- Tổ chức lao động
- Tổ chức cán bộ
- Lao động – Tiền lương
- Cả 3 đáp án trên
Câu 22. Ở các doanh nghiệp Việt Nam, tên gọi của bộ phận nguồn nhân lực khi sáp nhập với chức năng quản trị hành chính là?
- Tổ chức – hành chính
- Hành chính tổng hợp
- Tổ chức cán bộ - hành chính
- Cả A và B
Câu 23. Yêu cầu cân đối của bộ phận nguồn nhân lực tức là?
- Số người thực hiện, cơ sở vật chất, tiền vốn được phân bổ trong tương quan với khối lượng công việc phải thực hiện và sự đóng góp vào các mục tiêu của tổ chức cũng như trong tương quan với các bộ phận chức năng khác
- Số người thực hiện, cơ sở vật chất, tiền vốn được phân bổ trong tương quan với khối lượng công việc phải thực hiện và sự đóng góp vào các mục tiêu của bộ phận cũng như trong tương quan với các bộ phận chức năng khác
- Số người thực hiện phải tương ứng với số năm hoạt động của tổ chức
- Không có đáp án nào đúng
Câu 24. Đối với công việc và điều kiện làm việc, công nhân viên đòi hỏi nơi nhà quản trị, ngoại trừ:
- Một việc làm an toàn
- Giờ làm việc hợp lý
- Được cảm thấy mình quan trọng và cần thiết
- Việc tuyển dụng ổn định
Câu 25. Đối với các quyền lợi cá nhân và lương bổng, công nhân đòi hỏi gì nơi nhà quản trị, ngoại trừ:
- Được đối xử theo cách tôn trọng phẩm giá con người
- Được cấp trên lắng nghe
- Cơ hội được học hỏi các kỹ năng mới
- Không có vấn đề đặc quyền đặc lợi và địa vị
Đáp án đề thi môn Quản trị nguồn nhân lực
Câu | Đáp án | Câu | Đáp án |
Câu 1 | C | Câu 14 | D |
Câu 2 | D | Câu 15 | C |
Câu 3 | A | Câu 16 | B |
Câu 4 | C | Câu 17 | C |
Câu 5 | A | Câu 18 | D |
Câu 6 | C | Câu 19 | D |
Câu 7 | D | Câu 20 | D |
Câu 8 | B | Câu 21 | D |
Câu 9 | B | Câu 22 | D |
Câu 10 | A | Câu 23 | A |
Câu 11 | B | Câu 24 | C |
Câu 12 | B | Câu 25 | C |
Câu 13 | C |
-------------------------------
Trên đây, VnDoc đã giới thiệu nội dung bài Câu hỏi trắc nghiệm Quản trị nguồn nhân lực đề số 7. Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm một số tài liệu thuộc các chuyên ngành khác trong Cao đẳng - Đại học cũng như Cao học để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.