Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Câu hỏi trắc nghiệm Quản trị sản xuất đề số 21

VnDoc xin giới thiệu bài Câu hỏi trắc nghiệm Quản trị sản xuất đề số 21 được chúng tôi sưu tầm và đăng tải, có đáp án đi kèm, giúp các bạn ôn tập và củng cố kiến thức bộ môn Quản trị sản xuất để kết thúc học phần hiệu quả. Mời các bạn cùng tham khảo.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Đề thi môn Quản trị sản xuất

Câu 1. Chọn câu nói đúng về phương pháp dựa vào số phần trăm đã thực hiện:

  1. Phương pháp dựa vào số phần trăm đã thực hiện dùng để đánh giá mức tăng giảm của kế hoạch sản phẩm cho các mùa tiếp theo
  2. Phương pháp dựa vào số phần trăm đã thực hiện dùng để đánh giá mức tăng giảm của kế hoạch sản phẩm cho các quý tiếp theo
  3. Phương pháp dựa vào số phần trăm đã thực hiện chỉ dùng để đánh giá mức tăng giảm của kế hoạch sản phẩm cho ngành thực phẩm
  4. Phương pháp dựa vào số phần trăm đã thực hiện chỉ dùng để đánh giá mức tăng giảm của kế hoạch sản phẩm cho ngành may mặc

Câu 2. Khi sử dụng phương pháp dựa vào số phần trăm đã thực hiện thì thường giả dụ là có nhiều mặt hàng trong cùng một chủng loại sản phẩm và …..

  1. Nếu nhu cầu của một mặt hàng tăng lên sẽ làm cho nhu cầu của mặt hàng khác giảm
  2. Nếu nhu cầu của một mặt hàng giảm tăng lên hay giảm xuống sẽ làm cho nhu cầu các mặt hàng khác tăng
  3. Nếu nhu cầu của một mặt hàng tăng lên hay giảm xuống sẽ không ảnh hưởng tới mặt hàng khác
  4. Nếu nhu cầu của một mặt hàng tăng lên sẽ kéo theo sự gia tăng của các mặt hàng khác

Câu 3. Phương pháp dựa vào số phần trăm đã thực hiện dùng để:

  1. Xác định số lượng sản xuất sản phẩm
  2. Xác định doanh số bán hàng
  3. Xác định sản xuất mặt hàng thay thế
  4. Xác định nhu cầu của thị trường

Câu 4. Hoạch định tổng hợp là:

  1. xác định số lượng và phân bố thời gian sản xuất cho một tương lai trung hạn, thường từ 1 đến 6 tháng sắp tới
  2. xác định số lượng và phân bố thời gian sản xuất cho một tương lai trung hạn, thường từ 1 đến 12 tháng sắp tới
  3. xác định số lượng và phân bố thời gian sản xuất cho một tương lai trung hạn, thường từ 3 đến 18 tháng sắp tới
  4. xác định số lượng và phân bố thời gian sản xuất cho một tương lai trung hạn, thường từ 3 đến 12 tháng sắp tới

Câu 5. Kế hoạch ngắn hạn bao gồm:

  1. Phân công việc và đặt hàng
  2. Sắp xếp nhân lực, tồn kho, hợp đồng gia công ngoài
  3. Kế hoạch sản xuất và dự thảo ngân sách
  4. Kế hoạch sản phẩm mới

Câu 6. Trong những công việc sau, công việc nào nằm trong kế hoạch dài hạn:

  1. Nghiên cứu và phát triển
  2. Phân tích kế hoạch tác nghiệp
  3. Đặt hàng
  4. Kế hoạch bán hàng

Câu 7. Kế hoạch trung hạn có mấy nhiệm vụ:

  1. 2
  2. 3
  3. 4
  4. 5

Câu 8. Ưu điểm của chiến lược thay đổi mức tồn kho là:

  1. Tránh được các cách lựa chọn khác
  2. Không cần thay đổi hoặc chỉ thay đổi lực lượng lao động từ từ không có những thay đổi đột ngột trong sản xuất
  3. Giúp ta đối phó với những biến đổi thời vụ hoặc xu hướng thay đổi trong giai đoạn giao thời mà không phải tốn chi phí thuê mướn.
  4. Tạo độ linh hoạt nhịp nhàng cao ở đầu ra

Câu 9. Thay đổi nhân lực theo mức cầu là:

  1. Nhà quản trị có thể tăng mức tồn kho trong giai đoạn có nhu cầu thấp giành để tăng mức cung cấp khi có nhu cầu cao ở các giai đoạn tới trong tương lai
  2. Thường sử dụng công nhân làm bán thời gian để bổ sung cho nguồn lao động không cần kỹ thuật
  3. Khi có nhu cầu thấp, công ty có thể tác động lên nhu cầu bằng cách quảng cáo, khuyến thị, tăng số nhân viên bán hàng và giảm giá
  4. Bằng cách thuê thêm hay sa thải công nhân cho thích hợp với mức độ sản xuất từng lúc

Câu 10. Chiến lược nào thích hợp với những công việc không đòi hỏi tay nghề cao có thể như sinh viên học sinh, các bà nội trợ, hay các lao động từ các địa phương khác trở về:

  1. Chiến lược dùng công nhân làm việc bán thời gian
  2. Chiến lược thay đổi mức tồn kho
  3. Chiến lược thay đổi tốc độ sản xuất
  4. Chiến lược hợp đồng phụ

Câu 11. Nhược điểm của chiến lược thay đổi tốc độ sản xuất là:

  1. Tốn phí trả phụ trội, hạ thấp năng suất biên tế, làm cho công nhân mệt mỏi, có thể không đáp ứng được nhu cầu
  2. Không kiểm soát được chất lượng và thời gian, giảm lợi nhuận, có thể mất vĩnh viễn công việc đã đặt người ngoài làm
  3. Có biến động lao động cao, tốn phí đào tạo, chất lượng và năng suất có thể bị giảm sút, điều độ khó
  4. Khách hàng có thể bỏ và tìm nơi khác

Câu 12. Trong các chiến lược thuần túy sau, đâu là chiến lược thụ động:

  1. Chiến lược tác động đến nhu cầu
  2. Chiến lược đặt cọc trước
  3. Chiến lược thay đổi nhân lực theo mức cầu
  4. Chiến lược sản xuất sản phẩm hỗn hợp theo mùa

Câu 13. Trong các chiến lược thuần túy sau, đâu là chiến lược chủ động:

  1. Chiến lược đặt cọc trước
  2. Chiến lược thay đổi theo mức cầu
  3. Chiến lược hợp đồng phụ
  4. Chiến lược dùng công nhân làm việc bán thời gian

Câu 14. Chiến lược tác động đến nhu cầu là:

  1. Nhà quản trị có thể tăng mức tồn kho trong giai đoạn có nhu cầu thấp giành để tăng mức cung cấp khi có nhu cầu cao ở các giai đoạn tới trong tương lai
  2. Khi có nhu cầu thấp, công ty có thể tác động lên nhu cầu bằng cách quảng cáo, khuyến thị, tăng số nhân viên bán hàng và giảm giá
  3. Lập một chương trình sản xuất sản phẩm dùng theo mùa bổ sung cho nhau
  4. Trong các giai đoạn có nhu cầu cao vọt, đối với một vài xí nghiệp có thể đặt bên ngoài làm để đảm bảo công suất tạm thời

Câu 15. Có thể cần đến các kỹ năng và thiết bị mà xí nghiệp không có, do đó có thể làm thay đổi sách lược hoặc trọng điểm của thị trường là nhược điểm của chiến lược nào?

  1. Chiến lược sản xuất sản phẩm theo mùa
  2. Chiến lược hợp đồng phụ
  3. Chiến lược thay đổi nhân lực theo mức cầu
  4. Chiến lược dùng công nhân làm việc bán thời gian

Câu 16. Ưu điểm của chiến lược đặt cọc trước là:

  1. Có thể tránh được việc làm phụ trội và giữ cho công suất ở mức độ nhất định
  2. Giúp ta đối phó với những biến đổi thời vụ mà không phải tốn chi phí thuê mướn và đào tạo thêm
  3. Tận dụng mọi nguồn tài nguyên, giúp ổn định được nhân lực
  4. Có nhiều khách hàng mới và họ sẽ trung thành với doanh nghiệp

Câu 17. Bước thứ 4 của phương pháp tính toán bằng đồ thị là:

  1. Lập ra nhiều kế hoạch khác nhau và xem xét tổng phí của chúng
  2. Tính chi phí lao động, chi phí thuê người vào và giãn người ra, chi phí tồn trữ tháng
  3. Xác định nhu cầu cho mỗi giai đoạn
  4. Lưu ý đến sách lược của công ty đối với việc xác định mức độ lao động và tồn kho

Câu 18. Chiến lược nào có chi phí thấp nhất?

  1. Chiến lược tồn kho
  2. Chiến lược sản xuất ngoài giờ
  3. Chiến lược hợp đồng phụ
  4. Chiến lược sản xuất theo nhu cầu

Câu 19. Bước thứ 2 của phương pháp dựa vào số phần trăm đã thực hiện:

  1. Đối với bất kỳ thời điểm nào trong mùa, sử dụng nhu cầu đạt đến điểm đó và nhu cầu mong đợi cho điểm đó (đánh giá theo số phần trăm đã qua) để dự đoán nhu cầu cho thời gian còn lại trong năm
  2. Dựa vào số liệu đã qua để xác định số phần trăm của nhu cầu tích lũy ở mọi thời điểm, lấy số trung bình cho mỗi nhóm
  3. Hoạch định và tính chi phí cho các chiến lược có thể có
  4. Điều chỉnh kế hoạch sản xuất để đáp ứng nhu cầu đã xét lại

Câu 20. Mô hình cầu không cần được quyết định, chủ yếu là cung cấp cách giải quyết tốt với vấn đề được đặt ra là thuận lợi của phương pháp:

  1. Mô hình hệ số quản lý
  2. Tìm kiếm quyết định
  3. Bài toán vận tải
  4. Quyết định tuyến

Câu 21. Phương pháp đồng thời là:

  1. Mô hình vi tính được phát triển năm 1960 ở R.C.Vergin. Sử dụng quy trình nghiên cứu để tìm kiếm sự kết hợp giữa chi phí cực tiểu của các công việc với mức sản xuất
  2. Phương pháp dựa vào kinh nghiệm quản lý của các quản trị gia trong quá trình giải quyết các khó khăn xảy ra trong sản xuất và ứng dụng kỹ thuật phân tích tương quan để xác định tỷ lệ giữa các yếu tố
  3. Mẫu thuật toán nhằm tìm sự kết hợp giữa chi phí tối thiểu của các công việc khác nhau với các mức sản xuất
  4. Phương pháp chỉ rõ mức sản xuất tốt nhất và mức công việc trong từng giai đoạn đặc biệt

Câu 22. Phương pháp nào phải xây dựng mô hình từ 3 đến 6 tháng:

  1. Bài toán vận tải
  2. Đồng thời
  3. Tìm kiếm quyết định
  4. Quyết định tuyến

Câu 23. Một trong những thuận lợi của phương pháp mô hình hệ số quản lý là:

  1. Có độ linh hoạt cao
  2. Thúc đẩy nhanh quá trình ra quyết định, dễ, đơn giản vì phát triển từ kinh nghiệm của các nhà quản trị trong quá khứ
  3. Có thể kiểm tra tất cả các quan hệ trong các yếu tố sản xuất
  4. Nhạy cảm với các sai lầm của chi phí

Câu 24. Chương trình bài toán vận tải được E.N.browman trình bày đầu tiên năm:

  1. 1959
  2. 1960
  3. 1961
  4. 1962

Câu 25. Trở ngại của phương pháp quyết định tuyến là:

  1. Đòi hỏi thời gian nhiều
  2. Số lượng các biến dị giới hạn
  3. Chi phí tốn kém
  4. Giải pháp không hoàn toàn đảm bảo cho dù đó là giải pháp tốt nhất

Câu 26. Đâu là nhược điểm của phương pháp mô hình hệ số quản lý:

  1. Thực hiện thời gian lâu, chi phí cao hơn và cũng không đảm bảo được kết quả là tốt nhất
  2. Không hoàn toàn đảm bảo tính chính xác và khoa học
  3. Không nhạy cảm đối với những sai lầm khi đánh giá chi phí
  4. Những phương cách khác nhau có thể phụ thuộc vào những tìm kiếm thường lệ đã sử dụng

Câu 27. Mục đích của chiến lược hoạch định tổng hợp là:

  1. Giảm thiểu chi phí trong toàn bộ các giai đoạn, đồng thời nhằm giảm thiểu sự biến động nhân lực hay mức độ tồn kho hoặc đạt tiêu chuẩn phục vụ tương ứng với một tiêu chuẩn nào đó
  2. Lập lịch trình sản xuất, cung cấp kế hoạch về các nhu cầu vật liệu, lịch làm việc cho nhân viên và sắp xếp trật tự ưu tiên sản xuất các loại sản phẩm
  3. Đảm bảo cho các công việc thực hiện với hiệu quả cao nhất
  4. Liên kết giữa quá trình sản xuất và cung ứng, thực hiện tốt chức năng liên kết nhằm đảm bảo sản xuất liên tục, tránh thiếu hụt gây lãng phí trong sản xuất

Câu 28. Nguyên tắc sắp xếp thứ tự công việc EDD là:

  1. Công việc nào đặt hàng trước làm trước
  2. Công việc có thời gian thực hiện ngắn nhất làm trước
  3. Công việc có thời điểm giao hàng trước làm trước
  4. Công việc có thời gian thực hiện dài nhất làm trước

Câu 29. Nguyên tắc sắp xếp thứ tự công việc LPT là:

  1. Công việc nào đặt hàng trước làm trước
  2. Công việc có thời gian thực hiện ngắn nhất làm trước
  3. Công việc có thời điểm giao hàng trước làm trước
  4. Công việc có thời gian thực hiện dài nhất làm trước

Câu 30. Dưới đây là những điểm bất lợi của nguyên tắc SPT ngoại trừ:

  1. Dễ làm mất lòng khách hàng quan trọng
  2. Các chỉ tiêu hiệu quả không cao
  3. Gây ra những thay đổi, biến động với những công việc dài hạn
  4. Đẩy những công việc dài hạn xuống dưới

Đáp án đề thi môn Quản trị sản xuất

Câu

Đáp án

Câu

Đáp án

Câu 1

A

Câu 16

A

Câu 2

D

Câu 17

D

Câu 3

A

Câu 18

C

Câu 4

C

Câu 19

A

Câu 5

A

Câu 20

D

Câu 6

A

Câu 21

A

Câu 7

B

Câu 22

C

Câu 8

B

Câu 23

B

Câu 9

D

Câu 24

A

Câu 10

A

Câu 25

D

Câu 11

A

Câu 26

B

Câu 12

C

Câu 27

A

Câu 13

A

Câu 28

C

Câu 14

B

Câu 29

D

Câu 15

A

Câu 30

B

-------------------------------

Trên đây, VnDoc.com đã giới thiệu nội dung bài Câu hỏi trắc nghiệm Quản trị sản xuất đề số 21. Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm một số tài liệu thuộc các chuyên ngành khác trong Cao đẳng - Đại học cũng như Cao học để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Cao đẳng - Đại học

    Xem thêm