Câu hỏi trắc nghiệm Quản trị sản xuất đề số 22
Câu hỏi trắc nghiệm Quản trị sản xuất đề số 22 được VnDoc sưu tầm và đăng tải, có đáp án đi kèm, giúp các bạn ôn tập và củng cố kiến thức bộ môn Quản trị sản xuất để kết thúc học phần hiệu quả. Mời các bạn cùng tham khảo.
Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.
Đề thi môn Quản trị sản xuất
Câu 1. Công dụng của chỉ tiêu MDHL khi lập lịch trình:
- Lập quan hệ ưu tiên của các công việc
- Theo dõi chặt chẽ hoạt động các công việc
- Liệt kê các công việc và thời gian thực hiện
- Quyết định vị trí của tất cả các công việc
Câu 2. Bước thứ 2 trong bài toán cực tiểu là:
- Lập ma trận chi phí (hoặc thời gian)
- Chọn lời giải của bài toán
- Chọn số nhỏ nhất trên mỗi hàng, lấy tất cả các số trên hàng trừ cho số nhỏ nhất đó
- Chọn số nhỏ nhất trên mỗi cột, lấy tất cả các số trên hàng trừ cho số nhỏ nhất đó
Câu 3. Nhược điểm của sơ đồ găng:
- Phức tạp, khó vẽ
- Không thấy rõ tổng thời gian hoàn thành công trình
- Không thấy rõ các công việc và thời gian thực hiện chúng
- Không nhìn thấy mối quan hệ phụ thuộc giữa các công việc
Câu 4. Theo quy tắc lập sơ đồ Pert cho phép:
- Sơ đồ lập từ phải qua trái theo tỉ lệ
- Mũi tên biểu diễn các công việc không được cắt nhau
- Trong sơ đồ được có vòng khuyên và vòng kính
- Số liệu các sự kiện được trùng nhau
Câu 5. Bước nào sau đây không thuộc trình tự lập sơ đồ Pert:
- Tính thời gian thực hiện các công việc
- Liệt kê các công việc không được bỏ sót công việc nào
- Xác định trình tự thực hiện các công việc theo đúng trình tự công nghệ
- Vẽ sơ đồ
Câu 6. Các nguyên tắc sắp xếp thứ tự công việc gồm:
- FCFS, EDD, SPT, LPT, tỷ lệ tới hạn trước làm trước
- FSFC, EDD, SPT, LPT, tỷ lệ tới hạn trước làm trước
- FCFS, EDD, PST, LPT, tỷ lệ tới hạn trước làm trước.
- FCFS, FDD, SPT, LPT, tỷ lệ tới hạn trước làm trước
Câu 7. Nguyên tắc FCFS có nghĩa:
- Công việc nào đặt hàng trước làm trước
- Công việc có thời điểm giao hàng trước làm trước
- Công việc có thời gian thực hiện ngắn nhất làm trước
- Công việc có thời gian thực hiện dài nhất làm trước
Câu 8. Nguyên tắc SPT có nghĩa:
- Công việc nào đặt hàng trước làm trước
- Công việc có thời điểm giao hàng trước làm trước
- Công việc có thời gian thực hiện ngắn nhất làm trước
- Công việc có thời gian thực hiện dài nhất làm trước
Câu 9. Nguyên tắc LPT có nghĩa:
- Công việc nào đặt hàng trước làm trước
- Công việc có thời điểm giao hàng trước làm trước
- Công việc có thời gian thực hiện ngắn nhất làm trước
- Công việc có thời gian thực hiện dài nhất làm trước
Câu 10. Cơ sở của thuật toán?
- Đảm bảo cho máy làm việc liên tục với các công việc khác nhau và tổng thời gian thực hiện tất cả các công việc trên tất cả các máy đều là nhỏ nhất
- Đảm bảo cho máy làm việc liên tục với các công việc như nhau và tổng thời gian thực hiện tất cả các công việc trên tất cả các máy đều là nhỏ nhất
- Đảm bảo cho máy làm việc liên tục với các công việc khác nhau và tổng thời gian thực hiện tất cả các công việc trên tất cả các máy đều là tối ưu
- Đảm bảo cho máy làm việc liên tục với các công việc như nhau và tổng thời gian thực hiện tất cả các công việc trên tất cả các máy đều là tối ưu
Câu 11. Chọn đáp án đúng nhất:
- Phương pháp tối ưu có thể nhiều, nhưng giá trị Tmin thì chỉ có một tức là T của các phương án tối ưu đều phải bằng nhau và bằng Tmin
- Phương pháp tối ưu có thể nhiều, nhưng giá trị Tmax thì chỉ có một tức là T của các phương án tối ưu đều phải bằng nhau và bằng Tmax
- Phương pháp tối ưu có thể ít, nhưng giá trị Tmin thì chỉ có một tức là T của các phương án tối ưu đều phải bằng nhau và bằng Tmin
- Phương pháp tối ưu có thể nhiều, nhưng giá trị Tmin thì chỉ có một tức là T của các phương án tối ưu đều phải bằng nhau và bằng Tmax
Câu 12. Nguyên tắc Johnson là:
- Một trường hợp riêng của thuật toán tổng quát
- Một trường hợp chung của thuật toán tổng quát
- Một trường hợp đặc biệt của thuật toán tổng quát
- Một trường hợp mở rộng của thuật toán tổng quát
Câu 13. Mục tiêu của nguyên tắc Johnson:
- Phải làm sao cho tổng thời gian thực hiện các công việc là nhỏ nhất
- Phải làm sao cho tổng thời gian thực hiện các công việc là lớn nhất
- Theo dõi chặt chẽ sự tiến triển của các công việc
- Điều chỉnh thứ tự ưu tiên để thay đổi theo yêu cầu của các công việc
Câu 14. Điều kiện của bài toán cực tiểu áp dụng trong trường hợp:
- Các máy đều có khả năng thay thế lẫn nhau
- Thời gian ngắn nhất trên máy 1 ≥ thời gian dài nhất trên máy 2
- Chi phí hoặc thời gian thực hiện mỗi công việc của mỗi máy đều như nhau
- Năng suất, lợi nhuận thực hiện các công việc mỗi máy là như nhau
Câu 15. Mục đích của bài toán cực tiểu:
- Phân công công việc cho các máy để có tổng chi phí thực hiện hoặc thời gian hoàn thành là nhỏ nhất
- Phân công công việc cho các máy để có tổng chi phí thực hiện hoặc thời gian hoàn thành là lớn nhất
- Phân công công việc cho các máy để có tổng lợi nhuận thực hiện hoặc thời gian hoàn thành là nhỏ nhất
- Phân công công việc cho các máy để có tổng chi phí thực hiện hoặc thời gian hoàn thành là lớn nhất
Câu 16. Mục tiêu của bài toán khống chế thời gian:
- Phân công là cực tiểu hóa thời gian và tất cả công việc đều phải được hoàn thành trước thời gian khống chế
- Phân công là cực đại hóa thời gian và tất cả công việc đều phải được hoàn thành trước thời gian khống chế
- Phân công là cực tiểu hóa thời gian và tất cả công việc đều phải được hoàn thành sau thời gian khống chế
- Phân công là cực đại hóa thời gian và tất cả công việc đều phải được hoàn thành sau thời gian khống chế
Câu 17. Mục đích của bài toán cực đại:
- Phân công tối đa hóa năng suất hay lợi nhuận
- Phân công tối đa hóa năng suất
- Phân công tối đa hóa lợi nhuận
- Phân công tối đa hóa chi phí hay lợi nhuận
Câu 18. Phương pháp sơ đồ Gantt biểu diễn:
- Các công việc và thời gian thực hiện chúng theo phương pháp ngang với tỷ lệ định trước
- Các công việc và thời gian thực hiện chúng bằng cách sử dụng các ước lượng
- Mối quan hệ phụ thuộc giữa các công việc
- Các nguồn tài nguyên và nguồn lực trong quá trình sản xuất
Câu 19. Ưu điểm của phương pháp sơ đồ Gantt:
- Nhìn thấy rõ các công việc và thời gian thực hiện chúng
- Thấy được mối quan hệ phụ thuộc giữa các công việc
- Có điều kiện giải quyết bằng sơ đồ các yêu cầu tối ưu hóa về chi phí, thời gian cũng như các nguồn lực khác
- Thấy rõ các công việc nào là trọng tâm cần tập trung chỉ đạo
Câu 20. Nhược điểm của phương pháp sơ đồ Gantt:
- Không thấy rõ các công việc nào là trọng tâm cần tập trung chỉ đạo
- Không thấy rõ các công việc và thời gian thực hiện chúng
- Không thấy rõ tổng thời gian hoàn thành chương trình
- Phức tạp, khó vẽ
Câu 21. Phạm vi áp dụng phương pháp sơ đồ Pert:
- Khi cần lập lịch trình, quản lý các công trình, chương trình sản xuất phức tạp
- Đối với các chương trình sản xuất, dịch vụ đơn giản
- Đối với các chương trình ngắn hạn, ít công việc
- Khi cần lập các chương trình ngắn hạn, quản lý các công trình phức tạp
Câu 22. Quy tắc lập sơ đồ Pert:
- Lập từ trái qua phải, không theo tỷ lệ
- Lập từ trái qua phải, theo tỷ lệ
- Mũi tên biểu diễn các công việc phải cắt nhau
- Các công việc và số liệu các sự kiện có thể trùng nhau
Câu 23. Trình tự lập sơ đồ Pert:
- Liệt kê các công việc, xác định trình tự thực hiện công việc, tính thời gian thực hiện công việc
- Liệt kê các công việc, tính thời gian thực hiện công việc, xác định trình tự thực hiện công việc
- Xác định trình tự thực hiện công việc, liệt kê các công việc, tính thời gian thực hiện công việc
- Tính thời gian thực hiện công việc, liệt kê các công việc, xác định trình tự thực hiện công việc
Câu 24. Đường găng là:
- Đường liên tục đi từ sự kiện xuất phát đến sự kiện kết thúc có chiều dài max
- Đường liên tục đi từ sự kiện này đến sự kiện khác có chiều dài min
- Đường đứt khoảng đi từ sự kiện xuất phát đến sự kiện kết thúc có chiều dài max
- Đường đứt khoảng đi từ sự kiện này đến sự kiện khác có chiều dài min
Câu 25. Ý nghĩa cơ bản của đường găng:
- Cho ta biết tổng thời gian ngắn nhất để hoàn thành chương trình
- Rút ngắn được chi phí thực hiện sơ đồ
- Cho ta biết các mối quan hệ phụ thuộc giữa các công việc
- Cho ta biết tổng chi phí mà doanh nghiệp phải trả
Câu 26. Tìm câu sai trong các câu sau:
- Trong sơ đồ PERT chiều dài của mũi tên không cần phải tỷ lệ với độ lớn thời gian của công việc dự án
- Trong sơ đồ PERT có công việc thật và có thể có công việc ảo
- Đường có thời gian dài nhất trong sơ đồ PERT được gọi là đường găng
- Trong mỗi sơ đồ PERT chỉ có một đường găng duy nhất
Câu 27. Tìm câu sai trong các câu sau:
- Độ dài thời gian của đường găng trong sơ đồ PERT chính là thời gian hoàn thành dự án
- Cách duy nhất để rút ngắn thời gian hoàn thành dự án là rút ngắn thời gian thực hiện của một hay một số công việc nằm trên đường găng
- Trong một sơ đồ PERT có thể có hai đường găng
- Trên đường găng của sơ đồ PERT bao giờ cũng có một công việc ảo
Câu 28. Công việc X có thời gian bi quan là 15 ngày, thời gian lạc quan là 9 ngày, thời gian thường gặp là 12 ngày. Vậy thời gian thực hiện dự tính của công việc X là:
- 10 ngày
- 11 ngày
- 12 ngày
- 13 ngày
Câu 29. Công việc Y có thời gian gian bi quan là 9 tuần, thời gian lạc quan là 5 tuần, thời gian thường gặp là 7 tuần. Vậy thời gian thực hiện dự tính của công việc Y trong trường hợp này so với trường hợp không xác định được thời gian thường gặp, ngắn hơn:
- 1 tuần
- 0.5 tuần
- 0.4 tuần
- 0.2 tuần
Câu 30. Cho biết thời gian bi quan để thực hiện một công việc là 20 ngày, thời gian lạc quan là 15 ngày. Vậy độ lệch chuẩn về thời gian của công việc này là:
- 0.91
- 0.83
- 8.3
- 9.1
Đáp án đề thi môn Quản trị sản xuất
Câu | Đáp án | Câu | Đáp án |
Câu 1 | A | Câu 16 | A |
Câu 2 | C | Câu 17 | A |
Câu 3 | D | Câu 18 | A |
Câu 4 | B | Câu 19 | A |
Câu 5 | D | Câu 20 | A |
Câu 6 | A | Câu 21 | A |
Câu 7 | A | Câu 22 | A |
Câu 8 | C | Câu 23 | A |
Câu 9 | D | Câu 24 | A |
Câu 10 | A | Câu 25 | A |
Câu 11 | A | Câu 26 | D |
Câu 12 | A | Câu 27 | D |
Câu 13 | A | Câu 28 | C |
Câu 14 | A | Câu 29 | C |
Câu 15 | A | Câu 30 | B |
-------------------------------
Trên đây, VnDoc đã giới thiệu nội dung bài Câu hỏi trắc nghiệm Quản trị sản xuất đề số 22. Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm một số tài liệu thuộc các chuyên ngành khác trong Cao đẳng - Đại học cũng như Cao học để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.