Câu hỏi trắc nghiệm Tài chính công - Phần 7
Trắc nghiệm môn Tài chính công có đáp án
Môn học Tài chính công nghiên cứu những vấn đề về hoạt động tài chính của khu vực công như chi tiêu công và đánh giá chi tiêu công, về thuế và tác động của thuế, ngân sách và quản lý ngân sách, về nợ và quản lý nợ của Chính phủ. Dưới đây là bộ Câu hỏi trắc nghiệm Tài chính công - Phần 7 có đáp án đi kèm, giúp các bạn ôn tập kiến thức hiệu quả.
Lưu ý: Nếu không tìm thấy nút Tải về bài viết này, bạn vui lòng kéo xuống cuối bài viết để tải về.
Câu hỏi trắc nghiệm Tài chính công - Phần 7
Câu 1. Hoạt động nào thuộc chính sách tài khóa?
A. Phát hành tiền cơ sở
B. Quy định lãi suất trần
C. Tăng lương cơ bản của công chức
D. Quy định biên độ giao dịch chứng khoán
Câu 2. Tại Việt Nam, cấp chính quyền gần dân nhất là:
A. Huyện, quận, xã
B. Thị xã, xã, thị trấn.
C. Phường, thị trấn
D. Huyện, phường, xã
Câu 3. Nếu dựa trên quan điểm “người thụ hưởng phải trả tiền” thì công trình làm hệ thống xe điện ngầm (metro) nên tài trợ từ:
A. Thuế
B. Nợ
C. Thuế và nợ
D. Nguồn dự trữ quốc gia
Câu 4. Khu vực tư nhân…
A. Không thể cung cấp hàng hóa công
B. Có thể nhưng không nên cung cấp hàng hóa công
C. Có thể nhưng chính phủ cần hạn chế khu vực tư cung cấp hàng hóa công
D. Có thể và nên cung cấp một số hàng hóa công
Câu 5. Khu vực công…
A. bao gồm bộ máy nhà nước và doanh nghiệp nhà nước
B. và khu vực tư tạo ra nhà nước
C. bao gồm bộ máy nhà nước và tổ chức phi lợi ích
D. bao gồm bộ máy nhà nước và tổ chức phi lợi nhuận
Câu 6. Tài chính công bàn đến các chủ đề:
A. Thu ngân sách, chi ngân sách, vay nợ và cho vay đối với doanh nghiệp.
B. Thu ngân sách, chi ngân sách, vay nợ và cho vay đối với hộ gia đình.
C. Thu ngân sách, chi ngân sách, nợ công và chính sách tài khóa.
D. Thu ngân sách, chi ngân sách, nợ công và chính sách tài khóa, tiền tệ.
Câu 7. Khoản nào sau đây thuộc nợ của chính phủ:
A. Nợ của ngân hàng thương mại nhà nước.
B. Nợ của doanh nghiệp nhà nước.
C. Nợ của doanh nghiệp nhà nước được ngân hàng thương mại nhà nước bảo lãnh.
D. Nợ của ngân hàng thương mại được Bộ Tài chính bảo lãnh.
Câu 8. Giảm 1đ thuế đồng thời tăng 1đ chi công:
A. sẽ làm tăng 1đ nợ của chính phủ.
B. sẽ làm tăng 2đ nợ của chính phủ.
C. sẽ không ảnh hưởng đến cân đối ngân sách nhà nước.
D. sẽ không ảnh hưởng đến cân đối ngân sách trung ương.
Câu 9. Chi quản lý hành chính của chính phủ nhằm:
A. Trả nợ của chính phủ.
B. Xây dựng kết cấu hạ tầng.
C. Trợ cấp, trợ giá cho người dân.
D. Duy trì bộ máy.
Câu 10. Chi đầu tư của chính phủ nhằm:
A. Trả nợ gốc của chính phủ.
B. Xây dựng kết cấu hạ tầng
C. Xây dựng kết cấu hạ tầng và trả nợ gốc của chính phủ.
D. Duy trì bộ máy.
Câu 11. Chi thường xuyên của chính phủ nhằm:
A. Trả nợ gốc của chính phủ.
B. Xây dựng kết cấu hạ tầng.
C. Duy trì bộ máy quản lý của nhà nước và trợ cấp, trợ giá cho người dân.
D. Viện trợ.
Câu 12. Trong những mặt hàng dưới đây, mặt hàng nào chính phủ có thể không cần cung cấp:
A. Chủng ngừa bại liệt cho trẻ sơ sinh.
B. Dạy nghề cho người khuyết tật, thương binh.
C. Giáo dục đại học.
D. Diệt muỗi.
Câu 13. Chi ngân sách nhà nước là một hình thức chính phủ can thiệp vào nền kinh tế nhằm…
A. tạo ra khu vực công.
B. tạo ra hàng hóa công.
C. khẳng định vị thế của mình.
D. chèn lấn khu vực tư.
Câu 14. Năm ngân sách nhà nước Việt Nam tính theo năm dương và kéo dài:
A. từ ngày 01 tháng 10 năm nay đến ngày 30 tháng 09 năm sau.
B. từ ngày 01 tháng 07 năm nay đến ngày 30 tháng 06 năm sau.
C. từ ngày 01 tháng 04 năm nay đến ngày 31 tháng 03 năm sau.
D. từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 31 tháng 12 hàng năm.
Câu 15. Ở Việt Nam, những tổ chức sau là đơn vị sự nghiệp công:
A. Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, Đài phát thanh và truyền hình, Sở Tài chính, và trường phổ thông công lập.
B. Hội liên hiệp thanh niên, Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, Đài phát thanh và truyền hình, và các trường phổ thông công lập.
C. Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, Đài phát thanh và truyền hình, Đoàn kịch nói Trung ương, và các trường phổ thông công lập.
D. Viện nghiên cứu giống cây trồng Trung ương, Đài phát thanh và truyền hình, Công ty tư vấn đầu tư, và các trường phổ thông công lập.
Câu 16. Ngân sách nhà nước là…
A. một bản dự thu và dự chi của một đất nước trong khoảng thời gian xác định.
B. một báo cáo về các khoản thu và chi của một đất nước trong khoảng thời gian xác định.
C. một bản dự trù kinh phí hàng năm của các cơ quan trung ương thuộc một quốc gia trong khoảng thời gian xác định.
D. một bản dự thu và dự chi của một đất nước cho các công trình trọng điểm trong khoảng thời gian xác định.
Câu 17. Trong bốn nhóm chi lớn dưới đây của ngân sách nhà nước, nhóm nào không sản xuất ra hàng hóa, dịch vụ công?
A. Chi quản lý nhà nước.
B. Chi trả nợ gốc.
C. Chi đầu tư kết cấu hạ tầng.
D. Chi chuyển giao.
Câu 18. Phân cấp ngân sách nhà nước là:
A. quá trình phân chia quyền lực hành pháp giữa Trung ương và các cấp địa phương.
B. quá trình phân chia các khoản thu giữa Trung ương và các cấp địa phương.
C. quá trình phân chia các khoản thu và chi giữa Ngân sách Trung ương và các cấp ngân sách địa phương.
D. quá trình phân chia các nhiệm vụ chi giữa Ngân sách Trung ương và các cấp ngân sách địa phương.
Câu 19. Bội chi ngân sách nhà nước nên được bù đắp bằng:
A. Phát hành trái phiếu chính phủ
B. Phát hành tiền
C. Phát hành cổ phần chính phủ
D. Quyên góp người dân trong nước
Câu 20. Chức năng phân phối của ngân sách nhà nước được hiểu là:
A. phân chia tổng thu nhập của ngân sách cho mọi hoạt động của nhà nước nhằm duy trì bộ máy nhà nước.
B. phân chia số thu cho từng sắc thuế và các khoản thu khác của ngân sách.
C. quá trình phân bổ nguồn lực và phân phối thu nhập trên bình diện quốc gia nhằm đạt mục tiêu đã hoạch định bởi chính phủ.
D. quá trình phân chia của cải xã hội cho toàn thể công dân nhằm hoàn thiện công bằng xã hội.
Câu 21. Trường hợp địa phương cấp tỉnh có nhu cầu xây dựng kết cấu hạ tầng…
A. thì được phép huy động vốn trong nước với mức dư nợ không dưới 30% vốn đầu tư.
B. thì được phép huy động vốn trong nước với mức dư nợ không vượt quá 30% vốn đầu tư.
C. thì được phép huy động vốn trong và ngoài nước với mức dư nợ không vượt quá 30% vốn đầu tư.
D. thì được phép huy động vốn ngoài nước với mức dư nợ ít nhất là 30% vốn đầu tư.
Câu 22. Hàng hóa công thuần túy có những đặc điểm:
A. không loại trừ trong tiêu dùng, buộc phải tiêu dùng và do cơ quan hành chính cung cấp.
B. không do khu vực tư cung cấp, không loại trừ trong tiêu dùng và buộc phải tiêu dùng.
C. không loại trừ trong tiêu dùng, buộc phải tiêu dùng do đơn vị sự nghiệp cung cấp.
D. không cạnh tranh trong tiêu dùng, không loại trừ trong tiêu dùng và buộc phải tiêu dùng.
Câu 23. Theo quan điểm hoàn thiện Pareto (Pareto Improvement)…
A. việc chuyển một phần sản phẩm của nhóm dân cư thu nhập thấp sang nhóm dân cư thu nhập cao mà có thể gia tăng tổng mức thỏa dụng của xã hội là một hành động chấp nhận được.
B. việc chuyển một phần sản phẩm của nhóm dân cư thu nhập cao sang nhóm dân cư thu nhập thấp mà có thể gia tăng tổng mức thỏa dụng của xã hội là một hành động chấp nhận được.
C. việc chuyển một phần sản phẩm giữa nhóm dân cư thu nhập không hề gia tăng tổng mức thỏa dụng của xã hội.
D. chính phủ không nên can thiệp vào việc chuyển một phần sản phẩm giữa các nhóm dân cư.
Câu 24. Bộ máy nhà nước Việt Nam gồm:
A. Chính quyền và cơ quan hành chính các cấp
B. Chính quyền và cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, tổ chức phi chính phủ (NGO), và đơn vị an ninh quốc phòng
C. Đơn vị sự nghiệp, tổ chức từ thiện xã hội, Đảng và đoàn thể, và đơn vị an ninh quốc phòng
D. Cơ quan hành chính, Đảng và đoàn thể, và đơn vị an ninh quốc phòng
Câu 25. Hàng hóa công:
A. Là sản phẩm tiêu dùng phổ thông.
B. Có thể do khu vực tư cung cấp.
C. Là sản phẩm chất lượng phổ thông do khu vực tư cung cấp.
D. Là sản phẩm tiêu dùng thứ cấp.
Câu 26. Chi ngân sách nhà nước…
A. thường chi bằng đồng tiền, không ngang giá và đa phần không hoàn trả.
B. thường mang tính kém hiệu quả và không minh bạch.
C. thường lấn át khu vực tư.
D. thường bất lợi cho những người thu nhập thấp.
Câu 27. Ở Việt Nam, Quốc hội cho phép bội chi không vượt quá:
A. 5% tổng chi ngân sách nhà nước
B. 5% tổng dư nợ của khu vực công
C. 5% tổng thu ngân sách nhà nước
D. 5% tổng sản phẩm trong nước
Câu 28. Theo Luật Ngân sách nhà nước Việt Nam, khoản dự phòng…
A. được sử dụng nhằm bù đắp bội chi ngân sách nhà nước.
B. được sử dụng cho các nhiệm vụ cấp bách phát sinh ngoài dự toán như phòng chống và khắc phục hậu quả của thiên tai,…
C. được sử dụng khi nguồn thu chưa tập trung kịp.
D. được sử dụng để trả nợ gốc các khoản nợ công.
Câu 29. Kết dư ngân sách địa phương được xác định như sau:
A. = Tổng thu ngân sách – Tổng chi ngân sách
B. = (Tổng thu ngân sách + Vay bù đắp bội chi) – Tổng chi ngân sách
C. = Tổng thu ngân sách – (Vay bù đắp bội chi + Tổng chi ngân sách)
D. = (Tổng thu ngân sách + Cho vay ) – Tổng chi ngân sách
Câu 30. Thuyết Rawls cho rằng:
A. Tổng phúc lợi xã hội tăng lên khi phúc lợi của nhóm dân cư giàu chuyển một phần vào ngân sách nhà nước thông qua thuế.
B. Tổng phúc lợi xã hội chỉ tăng lên khi phúc lợi của nhóm dân cư giàu nhất tăng lên.
C. Tổng phúc lợi xã hội chỉ tăng lên khi phúc lợi của nhóm dân cư nghèo nhất tăng lên.
D. Tổng phúc lợi xã hội chỉ tăng lên khi xã hội đạt hiệu suất Pareto trong phân phối.
Câu 31. Tại Việt Nam, quản lý tài chính theo tự chủ hoàn toàn áp dụng đối với:
A. đơn vị sự nghiệp dân lập không có thu.
B. đơn vị sự nghiệp công lập có số thu ổn định nhưng nhỏ.
C. đơn vị sự nghiệp công lập có số thu ổn định và lớn.
D. cơ quan hành chính nhà nước.
Câu 32. Tỉ lệ trích cho Khoản Dự phòng trong dự toán ngân sách Việt Nam:
A. Từ 2% đến 5% tổng số thu ngân sách
B. Từ 5% đến 7% tổng số chi ngân sách
C. Từ 2% đến 5% tổng số chi ngân sách
D. Từ 5% đến 7% tổng số thu ngân sách
Câu 33. Ở Việt Nam, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh là chứng khoán nợ…
A. của chính quyền cấp tỉnh phát hành và được Chính phủ bảo lãnh.
B. của Ngân hàng Nhà nước phát hành và được Chính phủ bảo lãnh.
C. được phát hành bởi doanh nghiệp đầu tư theo chỉ định của Thủ tướng và được Chính phủ bảo lãnh.
D. của ngân hàng thương mại phát hành và được Chính phủ bảo lãnh.
Câu 34. Theo Luật Ngân sách nhà nước Việt Nam, Quỹ Dự trữ tài chính…
A. được sử dụng cho các nhiệm vụ cấp bách phát sinh ngoài dự toán như phòng chống và khắc phục hậu quả của thiên tai,…
B. được sử dụng nhằm bù đắp thiếu hụt ngân sách tạm thời.
C. được sử dụng để trả phần gốc các khoản nợ được Chính phủ bảo lãnh.
D. tất cả đều đúng.
Câu 35. Chính phủ nước Cộng hòa Y dự tính phát hành một loại trái phiếu kho bạc ba năm có giá trị đáo hạn 100.000 đơn vị tiền (đvt) và lãi suất cam kết là 9,0% một năm và chi lợi tức hàng năm. Nếu lãi suất tín dụng trung hạn trên thị trường đang là 10% một năm thì giá phát hành của trái phiếu sẽ là:
A. 97.513 đvt
B. 77.218 đvt
C. 75.131 đvt
D. 73.000 đvt
Câu 36. Nỗ lực can thiệp vào nền kinh tế của chính phủ có thể bị thất bại bởi:
A. Không hiểu rõ các quy luật kinh tế; thiếu ý chí thống nhất
B. Thiếu thông tin; bị ràng buộc về thể chế; không lường hết phản ứng của tư nhân
C. Thiếu chiến lược; không đủ bản lĩnh chính trị
D. Bộ máy chính phủ yếu kém và nhiều tham nhũng
Câu 37. Các khoản thuế sau đây thuộc Ngân sách trung ương 100%:
A. Thuế tiêu thụ đặc biệt hàng xuất khẩu, thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu, thuế xuất nhập khẩu và thuế thu nhập doanh nghiệp của đơn vị hạch toán toàn ngành.
B. Thuế tiêu thụ đặc biệt hàng nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng hàng xuất khẩu, thuế xuất nhập khẩu và thuế thu nhập doanh nghiệp của đơn vị hạch toán toàn ngành.
C. Thuế tiêu thụ đặc biệt hàng nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu, thuế xuất nhập khẩu và thuế thu nhập doanh nghiệp của đơn vị hạch toán toàn ngành.
D. Thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng hàng xuất nhập khẩu, thuế xuất nhập khẩu và thuế thu nhập doanh nghiệp của đơn vị hạch toán toàn ngành.
Câu 38. Các khoản thu phân chia giữa Ngân sách Trung ương và Ngân sách địa phương:
A. Thuế thu nhập cá nhân, thuế tiêu thụ đặc biệt nội địa, thuế giá trị gia tăng nội địa và thuế môn bài.
B. Thuế thu nhập doanh nghiệp không của đơn vị hạch toán toàn ngành, thuế tiêu thụ đặc biệt nội địa, thuế giá trị gia tăng nội địa và thuế thu nhập cá nhân.
C. Thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế tiêu thụ đặc biệt nội địa, thuế giá trị gia tăng nội địa và thuế môn bài.
D. Thuế thu nhập cá nhân, thuế tiêu thụ đặc biệt nội địa, thuế giá trị gia tăng nội địa và thuế nhà, đất.
Câu 39. Theo quan điểm tài chính công, xã hội gồm các chủ thể sau:
A. (bộ máy) Nhà nước, doanh nghiệp nhà nước và các tổ chức phi chính phủ (NGO).
B. (bộ máy) Nhà nước, tổ chức phi chính phủ (NGO) và khu vực tư.
C. (bộ máy) Nhà nước, doanh nghiệp và hộ gia đình.
D. (bộ máy) Nhà nước, doanh nghiệp và dân chúng.
Câu 40. Năm 200…, tổng chi ngân sách trung ương là 300.000 tỉ đ, tổng thu ngân sách trung ương là 250.000 tỉ đ và vay bù đắp bội chi là 60.000 tỉ đ. Kết dư ngân sách trung ương là:
A. 110.000 tỉ đ
B. 50.000 tỉ đ
C. 10.000 tỉ đ
D. – 50.000 tỉ đ
Câu 41. Hiện nay, dự toán ngân sách nhà nước Việt Nam được lập…
A. hàng năm
B. hai năm một lần
C. ba năm một lần
D. hàng năm và dùng cho ba năm
Câu 42. Những cơ quan nào sau đây liên quan đến soạn lập ngân sách nhà nước:
A. Bộ Tài chính, Văn phòng trung ương Đảng CSVN và Quốc hội
B. Bộ Tài chính, Chính phủ và Quốc hội
C. Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch đầu tư và Ngân hàng nhà nước
D. Bộ Tài chính và Quốc hội
Câu 43. Ngân sách nhà nước thâm hụt là do:
A. chính phủ vay nợ quá nhiều để đầu tư cho các chương trình mục tiêu quốc gia
B. chính phủ bảo lãnh nợ quá nhiều cho các doanh nghiệp nhà nước
C. chính phủ không nhận được viện trợ từ chính phủ các nước khác
D. các lý do không rõ rệt
Câu 44. “Cơ chế” (mechanism) được hiểu là:
A. Cơ sở + chế độ chi tiêu
B. Sự tương tác mang tính hệ thống giữa các bộ phận hợp thành một chỉnh thể
C. Luật lệ + Người tham gia (Rules + Players)
D. Luật lệ + Định mức chi tiêu
Câu 45. “Thể chế” (institution) được hiểu là:
A. Cơ sở + chế độ chi tiêu
B. Sự tương tác mang tính hệ thống giữa các bộ phận hợp thành một chỉnh thể
C. Quy tắc ứng xử + Người tham gia (Rules + Players)
D. Luật lệ + Định mức chi tiêu
Câu 46. Khái niệm ngân sách theo đầu ra (Output-Based Budget) được hiểu là:
A. Ngân sách được soạn lập để mua hàng hóa, dịch vụ trong bộ máy nhà nước.
B. Ngân sách được soạn lập để mua hàng của khu vực tư.
C. Ngân sách được soạn lập nhằm đạt kết quả đã hoạch định trong ngắn hạn.
D. Ngân sách được soạn lập nhằm đạt kết quả đã hoạch định trong trung hạn.
Câu 47. Ở Việt Nam, trái phiếu chính quyền địa phương (cấp tỉnh) là chứng khoán nợ của....
A. chính quyền cấp tỉnh bán cho chính phủ.
B. doanh nghiệp bán cho ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
C. chính phủ phát hành cho chính quyền cấp tỉnh.
D. ủy ban nhân dân cấp tỉnh phát hành ra công chúng.
Câu 48. Thuật ngữ “free-rider” được dùng để chỉ:
A. những cá nhân nộp thuế ít hơn mức thụ hưởng hàng hóa công.
B. những cá nhân nộp lệ phí và phí ít hơn mức thụ hưởng hàng hóa công.
C. những cá nhân vô tình hoặc cố ý không thanh toán cho hàng hóa công đã thụ hưởng.
D. những cá nhân sống nhờ trợ cấp của chính phủ.
Câu 49. Chính phủ…
A. nên can thiệp vào đời sống kinh tế-xã hội bất kể thị trường tư nhân thế nào.
B. chỉ nên can thiệp vào những lĩnh vực không có thị trường công.
C. chỉ nên can thiệp vào những lĩnh vực mà thị trường tư vận hành kém hiệu quả.
D. chỉ nên giữ trật tư xã hội và quốc phòng.
Câu 50. Nợ công xuất hiện khi…
A. chính phủ gia tăng chi tiêu cho nhiều chương trình trọng điểm.
B. chính phủ bội thu ngân sách.
C. chính quyền cấp huyện tăng chi cho cơ sở hạ tầng trong khi thu không đủ.
D. ngân sách trung ương bội chi.
ĐÁP ÁN CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM TÀI CHÍNH CÔNG - PHẦN 7
Câu | Đáp án | Câu | Đáp án |
Câu 1 | C | Câu 26 | A |
Câu 2 | C | Câu 27 | D |
Câu 3 | B | Câu 28 | B |
Câu 4 | D | Câu 29 | A |
Câu 5 | D | Câu 30 | C |
Câu 6 | C | Câu 31 | C |
Câu 7 | D | Câu 32 | C |
Câu 8 | B | Câu 33 | C |
Câu 9 | D | Câu 34 | B |
Câu 10 | B | Câu 35 | A |
Câu 11 | C | Câu 36 | B |
Câu 12 | C | Câu 37 | C |
Câu 13 | B | Câu 38 | B |
Câu 14 | D | Câu 39 | B |
Câu 15 | C | Câu 40 | C |
Câu 16 | A | Câu 41 | A |
Câu 17 | B | Câu 42 | B |
Câu 18 | C | Câu 43 | A |
Câu 19 | A | Câu 44 | B |
Câu 20 | C | Câu 45 | C |
Câu 21 | B | Câu 46 | D |
Câu 22 | D | Câu 47 | D |
Câu 23 | B | Câu 48 | C |
Câu 24 | A | Câu 49 | C |
Câu 25 | B | Câu 50 | D |
------------------------
Ngoài Câu hỏi trắc nghiệm Tài chính công - Phần 7, mời các bạn cùng tham khảo thêm các tài liệu Cao đăng - Đại học khác nhằm phục vụ tốt cho quá trình học tập và công tác.