Cấu trúc sách Ngữ Văn lớp 6 Cánh Diều

Cấu trúc sách Ngữ Văn lớp 6 Cánh Diều bao gồm chi tiết từng mục sách Ngữ văn 6 chương trình GDPT mới. Các thầy cô, các em học sinh tham khảo nắm được cấu trúc các bài học trong sách, lên kế hoạch soạn giáo án cho năm học mới.

Để chuẩn bị cho chương trình sách Ngữ Văn Cánh Diều mới, các thầy cô, các em học sinh tham khảo Lời giải SGK cũng như SBT:

1. Mô tả khái quát Ngữ Văn 6 Cánh Diều

SGK Ngữ văn 6 hiện hành (2002) cấu trúc sách theo tuần, 35 tuần là 35 bài học, mỗi bài học 4 tiết, bám sát các thể loại theo lịch sử văn học. Tập 1 chỉ học truyện dân gian và truyện trung đại. Tập 2 học toàn truyện, kí hiện đại.

SGK Ngữ văn 6 mới (Cánh Diều) cả năm chỉ thiết kế 10 bài học chính (mỗi bài 12 tiết) và 1 bài mở đầu (4 tiết); phần ôn tập và tự đánh giá 8 tiết, 8 tiết dự phòng. Tổng 140 tiết/năm (như số tiết của CT hiện hành).

  • NV6 hiện hành, Tập 1:175 trang + Tập 2:178 trang = 353 trang (khổ 1) in đen trắng.
  • NV6 mới (CD), Tập 1: 124 trang + Tập 2: 128 trang = 252 trang (khổ 1,2) in màu.

Sách NV 6 mới được biên soạn theo mô hình tích hợp, bám sát các yêu cầu của CT Ngữ văn 2018; lấy hệ thống thể loại và kiểu VB làm trục chính, kết hợp với đề tài để phát triển năng lực và phẩm chất cho HS. SGK Ngữ văn 6 (CD) có cấu trúc như sau:

Bài Mở đầu (4 tiết): nêu khái quát về mục đích học Ngữ văn, giới thiệu các nội dung chính và cấu trúc bài học trong sách.

Phần Phụ lục cuối sách (8 tiết) không có giờ dạy trên lớp gồm: Sổ tay hướng dẫn đọc, viết, nói và nghe; Bảng tra cứu từ ngữ (index), Bảng tra tiếng nước ngoài và Danh mục 50 yếu tố từ Hán - Việt thông dụng.

• Mỗi bài học biên soạn theo yêu cầu tích hợp 4 kĩ năng; phân chia theo các cụm thể loại và kiểu văn bản. Ngoài bài mở đầu, 10 bài Đọc hiểu được phân bổ như sau:

• Tập 1 gồm:

Bài 1: Truyện (Truyền thuyết và cổ tích)

Bài 2: Thơ (Thơ lục bát)

Bài 3: Kí (Hồi kí hoặc du kí)

Bài 4: Văn bản nghị luận (NL văn học)

Bài 5: Văn bản thông tin (thuật lại sự kiện theo thời gian)

Ôn tập và tự đánh giá cuối kì 1

Sổ tay đọc, viết, nói và nghe; Bảng tra cứu từ ngữ, tên riêng nước ngoài;

• Tập 2, gồm:

Bài 6: Truyện (truyện đồng thoại và truyện Puskin, Andersen)

Bài 7: Thơ (có yếu tố tự sự, miêu tả)

Bài 8: Văn nghị luận (NL xã hội)

Bài 9: Truyện (truyện ngắn)

Bài 10: Văn bản thông tin (thuật lại sự kiện theo nhân- quả)

Ôn tập và tự đánh giá cuối kì 2

Bảng tra cứu từ ngữ, tên riêng nước ngoài; Bảng tra cứu yếu tố Hán – Việt. Như thế, Truyện: 3 bài; Thơ: 2 bài; Kí: 1 bài ; Văn NL: 2 bài và VB thông tin: 2 bài.

>> Chi tiết: Phân phối chương trình Ngữ văn 6 Cánh Diều

2. Giải thích cấu trúc sách

Do CT “mở” nên khó khăn lớn nhất là xác định cấu trúc sách, cấu trúc bài học và lựa chọn VB. Vì sao sách NV 6 (CD) lại có cấu trúc như đã mô tả ở trên?

- Thứ nhất, do phải tuân thủ CT Ngữ văn 2018. CT yêu cầu trang bị cho HS cách đọc, viết, nói và nghe các loại và kiểu VB lớn cùng với các tiểu loại của chúng. Vì thế phải lấy thể loại và kiểu VB làm trục chính cho các bài học.

- Thứ hai, CT quy định phải “bảo đảm hài hòa giữa các loại văn bản theo 1 tỷ lệ hợp lí”. Cụ thể ưu tiên VB văn học (6 bài), chú ý đúng mức VB nghị luận (2 bài) và VB thông tin (2 bài). Để giúp HS tự học, tự đánh giá và tra cứu thì phải có bài mở đầu: giới thiệu tổng quan cuốn sách, có bài ôn tập và đánh giá cuối mỗi học kì; có sổ tay hướng dẫn đọc, viết, nói và nghe; có bảng tra cứu từ ngữ, tên riêng người nước ngoài, bảng tra yếu tố Hán – Việt.

- Thứ ba, thời lượng số tiết cho 1 bài học phải đủ lớn (12 tiết/bài), đủ để rèn luyện cách đọc hiểu một thể loại, kiểu VB; đủ để luyện tập 4 kĩ năng theo hướng tích hợp và tạo điều kiện cho GV tự chủ trong phân bổ thời gian dạy học.

- Thứ tư, các bài học theo thể loại và kiểu văn bản cần phân bổ hài hòa (mỗi tập đều có 3 VB văn học, 1 VB nghị luận và 1 VB thông tin) để đỡ gây nhàm chán vì học liên tục 1 thể loại hoặc kiểu VB. Vừa chú ý hình thành và phát triển năng lực đọc, viết và nói- nghe cho HS theo các thể loại và kiểu VB; vừa chú ý nội dung đề tài để lựa chọn VB cho phù hợp với lứa tuổi và tiêu biểu cho thành tựu văn học dân tộc.

Thứ năm, NLVH là loại VB khó với HS lớp 6, vì thế cần lựa chọn các bài viết về chính các tác phẩm đang học. Làm thế vừa dạy cách đọc VB nghị luận văn học, vừa giúp củng cố, làm rõ hơn các VB đã đọc hiểu ở bài trước. Ví dụ: bài trước đọc hiểu Thánh Gióng thì đến bài đọc hiểu VB Nghị luận chọn 1 bài viết phân tích truyện Thánh Gióng. Đây cũng là tích hợp dọc giữa các bài học, các kĩ năng và thực hiện giảm tải.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 6, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 6 sau để chuẩn bị cho chương trình sách mới năm học tới

Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

Đánh giá bài viết
4 6.053
Sắp xếp theo

    Ngữ văn 6 sách Cánh Diều

    Xem thêm