Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Chức năng của thị trường tài chính

Chức năng của thị trường tài chính được VnDoc sưu tầm và giới thiệu nhằm giúp các bạn nắm bắt kiến thức môn học một cách tốt hơn để có thể học và hoàn thành bài thi môn học một cách hiệu quả..

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Khơi thông các nguồn vốn và dẫn vốn, đáp ứng các nhu cầu của nền kinh tế xã hội

Trong nền kinh tế, hiện tượng thừa vốn tạm thời và thiếu vốn tạm thời là hiện tượng phổ biến, xảy ra thường xuyên. Hiện tượng này không những xảy ra trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh mà còn phải ra ra cả trong các lĩnh vực phi sản xuất. Nếu không có một Thị trường Tài chính tồn tại và hoạt động, thì hiện tượng thừa vốn và thiếu vốn sẽ không được giải quyết. Trạng thái đóng băng, xơ cứng của những nơi thừa vốn và tình trạng thiếu vốn của những nhà kinh doanh, nhà buôn, cũng như các nhu cầu khác trong xã hội sẽ không được giải quyết một cách hài hòa và có lợi cho cả hai phía, nếu không có tồn tại và hoạt động của thị trường tài chính. Tình trạng lãng phí vốn do không được điều hòa kịp thời sẽ sẽ được giải quyết triệt để hơn, nhanh chóng hơn và hợp lý hơn nhờ cơ chế hoạt động của Thị trường Tài chính. Nghĩa là nhờ có Thị trường Tài chính hoạt động với phạm vi rộng khắp và linh hoạt, đã tạo ra các dòng chảy của vốn trong nền kinh tế, để tự động điều chỉnh và giải quyết yêu cầu của nền kinh tế. Nói cách khác, thị trường tài chính sẽ tự động tìm nguồn cung ứng vốn, đồng thời khi cung ứng vốn cho nơi có nhu cầu bằng cơ chế điều hòa lợi ích và linh hoạt. Cơ chế làm lợi cho mọi đối tượng tham gia.

* Nguồn cung ứng vốn (nơi thừa vốn) trong nền kinh tế xã hội gồm:

  • Các đơn vị kinh tế (Doanh nghiệp nhà nước, công ty cổ phần, công ty y tư nhân...).
  • Hộ gia đình, tổ hợp tác.
  • Các quỹ bảo hiểm xã hội. Bảo hiểm y tế...
  • Chính phủ Trung ương.
  • Chính quyền địa phương.
  • Cá nhân.
  • Các tổ chức đoàn thể xã hội.

Các nguồn cung ứng vốn phát sinh từ nhiều nguồn như nói ở trên với những quy mô và thời hạn khác nhau, tuy nhiên trong đó nguồn cung ứng vốn từ các tầng lớp dân cư trong xã hội, các hộ gia đình có tiềm năng rất lớn, thị trường tài chính thực sự hoạt động có hiệu quả là phải khơi thông triệt để các nguồn vốn này, làm cho lượng tiền nhàn rỗi trong nền kinh tế giảm xuống mức thấp nhất, mức vốn tập trung qua thị trường tài chính đạt mức cao nhất.

* Nhu cầu sử dụng vốn (nơi thiếu vốn)

+ Các đơn vị kinh tế

Các đơn vị kinh tế phát sinh các giao cầu vốn để bổ sung cho quá trình sản xuất kinh doanh là hiện tượng có tính chất thường xuyên, với số lượng khá lớn (Nhu cầu vốn lưu động). Cũng có những nhu cầu vốn để thực hiện dự án đầu tư, đổi mới trang thiết bị, thay đổi dây chuyền công nghệ hoặc tận dụng phế liệu phế phẩm (Vốn cố định). Những nhu cầu vốn ngắn hạn, trung dài hạn đều có thể được đáp ứng thông qua thị trường tài chính trực tiếp và gián tiếp.

+ Chính phủ Trung ương

Trong nền kinh tế thị trường, dù tiềm lực và thế mạnh của mỗi quốc gia có khác nhau, nhưng hình như lúc nào cũng cần vốn để đầu tư vào các công trình trọng điểm, thiết yếu của quốc gia như hệ thống các công trình giao thông, sân bay, bến cảng, các nhà máy điện, hệ thống lưới điện quốc gia, các cơ sở lọc khai thác dầu, hóa dầu, các nhà máy sản xuất chế biến khai thác có tầm cỡ quốc gia. Các cơ sở hạ tầng cho ngành giáo dục đào tạo, y tế, văn hóa... Tất cả đều đòi hỏi những nhu cầu vốn rất lớn mà nguồn thu của Ngân sách Nhà nước không đủ đáp ứng. Nước sẽ phát hành Trái phiếu (Công trái) để huy động vốn cho nhu cầu đầu tư cơ sở hạ tầng của nền kinh tế.

+ Chính quyền địa phương

Chính quyền địa phương, nhất là các đô thị trực thuộc trung ương hoặc thuộc tỉnh cũng có những nhu cầu vốn đầu tư lớn không những cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng, khai thác các tiềm năng của địa phương, mà còn góp phần cho cả nước thúc đẩy nhanh sự phát triển kinh tế xã hội. Thị trường tài chính giúp giải quyết những nhu cầu to lớn đó của từng địa phương.

+ Cá nhân, hộ gia đình

Cá nhân và hộ gia đình có những nhu cầu vượt khả năng tài chính của họ, cần nhận được sự giúp đỡ, tiếp xúc của các định chế tài chính. Qua những nhu cầu về vốn cho sản xuất kinh doanh với quy mô nhỏ và vừa, cá nhân và hộ gia đình còn phát sinh các nhu cầu xây dựng, Sửa chữa nhà, mua sắm các phương tiện phục vụ đời sống, các nhu cầu học hành của con em trong gia đình. Nếu không có sự tồn tại và hoạt động của thị trường tài chính, các nhu cầu của cá nhân và hộ gia đình không thể đáp ứng được.

Ngoài những chủ thể cần vốn nói trên, trong nền kinh tế còn phát sinh rất nhiều nhu cầu của các tổ chức đoàn thể, xã hội, và cũng sẽ được đáp ứng bởi các bộ phận của thị trường tài chính.

Kích thích tiết kiệm và đầu tư

Trong điều kiện còn tồn tại kinh tế hàng hóa, tiền tệ vừa là công cụ đo lường giá trị, vừa là công cụ để phục vụ nhu cầu lưu thông trao đổi hàng hóa, đồng thời tiền tệ là phương tiện để tích lũy giá trị. Việc tích lũy giá trị vừa là mục tiêu vừa là động lực của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, tuy nhiên việc tích lũy tiền tệ không chỉ đơn thuần làm việc cất trữ tiền, mà chủ thể thực hiện tích lũy tiền tệ luôn đòi hỏi vừa phải bảo toàn giá trị vừa phải gia tăng giá trị tích lũy qua thời gian. Đòi hỏi chỉ có thể được thực hiện khi có hoạt động của thị trường tài chính. Hệ thống ngân hàng thương mại là nơi đến của những người muốn tích lũy tiền tệ và đầu tư một cách đơn giản và an toàn, những ai mong muốn việc tích lũy và đầu tư mạo hiểm hơn, sôi động hơn sẽ tham gia vào thị trường chứng khoán. Như vậy nhờ có thị trường tài chính đã kích thích tiết kiệm và đầu tư trong nền kinh tế.

Tích lũy tiền tệ: Tiết kiệm là một truyền thống của người lao động, một thói quen của mọi tầng lớp dân cư trong xã hội dẫn đến việc tích lũy tiền tệ một cách cách thường xuyên. Tích lũy tiền tệ thông qua hệ thống tài chính là tích lũy tiền tệ vừa có lợi ích cho người tích lũy, vừa có lợi cho xã hội vì thị trường tài chính sẽ chuyển hóa tiền tệ tích lũy thành vốn đầu tư kinh doanh.

Đầu tư: Ngoài việc tích lũy tiền tệ như một phương thức để dành tiền cho nhu cầu tương lai, thì đầu tư còn là một hình thái khác với mục tiêu sinh lời. Đầu tư đối với người lao động bình thường là là làm cho đồng tiền tích lũy được bảo toàn và sinh lời dưới mọi hình thức.

Đối với các tổ chức và cá nhân, tích lũy và đầu tư sẽ mang lại lợi ích cho chính bản thân, nhưng đối với nền kinh tế, việc này đặc biệt có ý nghĩa vì chính nhờ việc tích lũy và đầu tư đó sẽ tác động tích cực đến toàn bộ nền kinh tế xã hội, làm cho nền kinh tế xã hội không ngừng phát triển, đời sống của nhân dân không ngừng được nâng cao.

Làm tăng tính thanh khoản cho các tài sản tài chính

Hoạt động của thị trường tài chính phát triển từ những công cụ đơn giản thô sơ từ những bước đi ban đầu, nhưng cùng với sự phát triển của các loại thị trường, trong đó có thị trường tài chính, thì công cụ hoạt động ngày càng phong phú hơn, làm cho việc chuyển nhượng, mua bán trở nên dễ dàng và thuận tiện hơn rất nhiều, từ đó làm cho các sản phẩm tài chính có tính thanh khoản này càng cao hơn. Khi các sản phẩm tài chính có thanh khoản cao nghĩa là:

- Khả năng chuyển hóa thành tiền cao

- Giúp chủ sở hữu các tài sản tài chính dễ dàng chuyển đổi danh mục đầu tư theo yêu cầu.

- Tạo thuận lợi cho các công cụ tài chính lưu thông thông suốt.

---------------------------------------

Chúng tôi đã giới thiệu nội dung bài Chức năng của thị trường tài chính về khơi thông các nguồn vốn và dẫn vốn, đáp ứng các nhu cầu của nền kinh tế xã hội, kích thích tiết kiệm và đầu tư, làm tăng tính thanh khoản cho các tài sản tài chính...

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn bài Chức năng của thị trường tài chính. Các bạn có thể tham khảo thêm nhiều tài liệu các ngành của Cao đẳng - Đại học cũng như Cao học khác để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Cao đẳng - Đại học

    Xem thêm