Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái
VnDoc xin giới thiệu bài Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái được chúng tôi sưu tầm và giới thiệu nhằm giúp các bạn sinh viên tham khảo môn Thị trường tài chính để tiến hành học tập và chuẩn bị kết thúc môn học một cách hiệu quả.
Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.
Bài: Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái
Thứ nhất: quan hệ cung cầu ngoại tệ
Đây là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp và mạnh mẽ nhất đến sự thay đổi của tỷ giá hối đoái.
- Nếu cung ngoại tệ > cầu ngoại tệ (cung vượt cầu) tỷ giá giảm
- Nếu cung ngoại tệ < cầu ngoại tệ (cung không đủ cầu) thì tỷ giá tăng
- Nếu cung = cầu (cân đối cung cầu về ngoại tệ) thì tỷ giá sẽ không thay đổi.
Cung cầu về ngoại tệ, hay ngoại hối nói chung, đều do trạng thái của cán cân thanh toán quốc tế (cán cân vãng lai) quyết định cụ thể là:
- Nếu cán cân vãng lai bội thu (thặng dư) thì cung ngoại tệ sẽ vượt cầu.
- Nếu cán cân vãng lai bội chi (thâm hụt) thì cầu ngoại tệ sẽ vượt cung.
- Nếu cán cân thăng bằng thì cung cầu ngoại tệ cân bằng.
Như vậy, cán cân thanh toán quốc tế sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cung cầu ngoại tệ và do đó ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái.
Thứ hai: tình hình lưu thông tiền tệ trong nước và lạm phát
Lưu thông tiền tệ trong nước được ổn định và quản lý tốt thì sức mua của đồng bản tệ được ổn định, lạm phát không có điều kiện bùng phát- điều này ảnh hưởng tích cực đến tỷ giá hối đoái (ít biến động), nhưng nếu lưu thông tiền tệ diễn biến xấu, lạm phát gia tăng thì sức mua đồng tiền trong nước giảm, kéo theo sự gia tăng của tỷ giá hối đoái.
Từ nhân tố này có thể xác định tỷ giá hối đoái bằng hai cách sau đây (ở thời điểm xác định)
Như vậy, nếu chỉ số lạm phát ở hai nước khác nhau, thì tỷ giá sẽ không thay đổi.
Thứ ba: lãi suất của hai đồng tiền
Lãi suất của hai đồng tiền trong tỷ giá đều có ảnh hưởng đến tỷ giá.
- Nếu lãi suất đồng bản tệ tăng và lớn hơn lãi suất đồng ngoại tệ tỷ giá có xu hướng tăng.
- Nếu lãi suất đồng ngoại tệ tăng và lớn hơn lãi suất đồng bản tệ thì tỷ giá có xu hướng giảm.
Từ ảnh hưởng của lãi suất đến tỷ giá, NHTW có thể sử dụng công cụ lãi suất để tác động và điều chỉnh tỷ giá hối đoái theo hướng tích cực và có lợi cho nền kinh tế.
Thứ tư: yếu tố tâm lý và tình hình kinh tế chính trị
Tỷ giá hối đoái cũng bị ảnh hưởng khá nặng bởi yếu tố tâm lý cũng như tình hình kinh tế chính trị của mỗi nước. Những tin đồn lây lan, những nhạy cảm trong kinh tế, chính trị đôi khi lại là nhân tố ảnh hưởng cực lớn và có nguy cơ gây sốc cho thị trường hối đoái.
Thứ năm: Tỷ giá xuất – nhập khẩu bình quân thực tế
Tỷ giá này nếu nhỏ hơn tỷ giá thị trường thì khuyến khích xuất khẩu, đồng thời xuất khẩu sẽ có lợi
- Nếu tỷ giá mua trên thị trường là 20.800 thì người xuất khẩu có lợi 800đ cho 1 USD và tổng số lợi của người xuất khẩu là 1.000.000x800 = 800.000.000 đ
- Nếu tỷ giá xuất khẩu bình quân tăng lên và tiến gần đến 20.800 thì người xuất khẩu giảm lợi nhuận tương ứng.
Tỷ giá xuất khẩu bình quân phản ánh chi phí của hàng xuất khẩu, từ là giá vốn của hàng xuất khẩu.
Tỷ giá nhập khẩu = Giá bán hàng nhập khẩu/ Giá mua hàng nhập khẩu theo giá CIP
Nếu tỷ giá này lớn hơn tỷ giá thị trường, thì thị trường nhập khẩu sẽ được khuyến khích, người nhập khẩu có lãi.
Ví dụ
Nhà nhập khẩu mua và nhập khẩu lô hàng theo giá CIF là 1.000.000 nhập khẩu sẽ là 21.200. Nếu tỷ giá bán USD/VND trên thị trường là 20.900, thì người nhập khẩu thu lợi 300đ cho 1 USD hàng nhập và tổng lợi của nhà nhập khẩu là 1.000.000x300 = 300.000.000
Nếu tỷ giá nhập khẩu giảm xuống và tiến lại gần tỷ giá thị trường thì người nhập khẩu sẽ giảm lợi nhuận tương ứng.
Như vậy tỷ giá XNK có ảnh hưởng thiết thực đến hoạt động ngoại thương, mà cụ thể là hoạt động xuất nhập khẩu – từ đó có thể nói tỷ giá xuất – nhập khẩu trở thành giới hạn cho tỷ giá thị trường và có ảnh hưởng đến tỷ giá thị trường.
Như vậy, tỷ giá xuất khẩu bình quân phản ánh chi phí của hàng xuất khẩu (giá vốn) của người xuất khẩu, còn tỷ giá nhập khẩu bình quân phản ánh giá bán (doanh thu) của người nhập khẩu. Tuy nhiên, cần phân tích chi tiết để thấy được ảnh hưởng của tỷ giá xuất - nhập khẩu bình quân.
Tỷ giá xuất khẩu bình quân (phản ánh chi phí) phải nhỏ hơn tỷ giá mua ngoại tệ của ngân hàng (phản ánh doanh thu) của người xuất khẩu thì lúc đó người xuất khẩu mới có lợi.
Tỷ giá nhập khẩu bình quân (phản ánh doanh thu của người nhập khẩu) phải lớn hơn tỷ giá bán ngoại tệ của ngân hàng (phản ánh chi phí) thì người nhập khẩu mới có lợi.
Theo ví dụ trên nếu tỷ giá mua USD/VND là 20.800 còn tỷ giá bán là 20.900 do đó ngân hàng công bố. Thì người xuất khẩu bỏ ra chi phí là 20.000 để xuất khẩu lô hàng và thu được ngoại tệ, rồi bán số ngoại tệ này cho ngân hàng theo tỷ giá mua là 20.800 người xuất khẩu có lãi là 800đ cho một đơn vị ngoại tệ.
Còn người nhập khẩu phải mua ngoại tệ của ngân hàng theo tỷ giá bán là 20.900 để nhập khẩu lô hàng và bán hàng thu được 21.200 (tỷ giá nhập khẩu) thì người nhập khẩu có lãi 300đ cho 1 đơn vị ngoại tệ.
Theo giới hạn này, giá vốn hàng xuất khẩu tăng từ 20.000 lên 20.100; 20.200; 20.300; 20.400; 20.500; 20.600; 20.700 thì người nhập khẩu có mức sinh lợi giảm dần, nhưng nếu giá vốn là 20.800 (ngang tỷ giá mua) thì người nhập khẩu hòa vốn, nếu giá vốn hàng xuất khẩu không đổi, thì lợi nhuận của người nhập khẩu gia tăng khi tỷ giá thị trường tăng lên. Điều này lý giải tại sao khi tỷ giá tăng lại có tác dụng khuyến khích xuất khẩu. Ngược lại, khi tỷ giá thị trường giảm, nhập khẩu sẽ có lợi và sẽ khuyến khích mạnh.
---------------------------------------
Chúng tôi đã giới thiệu nội dung bài Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái về đặc điểm của quan hệ cung cầu ngoại tệ, tình hình lưu thông tiền tệ trong nước và lạm phát, lãi suất của hai đồng tiền, tỷ giá xuất – nhập khẩu bình quân thực tế...
Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn bài Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái. Các bạn có thể tham khảo thêm một số tài liệu thuộc về cấp Cao đẳng - Đại học cũng như Cao học khác được chúng tôi sưu tầm để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.