Cơ sở văn hóa

VnDoc xin giới thiệu bài Cơ sở văn hóa được chúng tôi sưu tầm và giới thiệu nhằm giúp các bạn nắm bắt kiến thức môn học một cách tốt hơn để có thể học và hoàn thành bài thi môn học một cách hiệu quả.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Những yếu tố thuộc về văn hóa có ảnh hưởng to lớn và sâu sắc nhất đến hành vi giao tiếp của con người.

Nền văn hóa

Văn hóa là nguyên nhân đầu tiên, sâu xa và cơ bản quyết định nhu cầu hành vi của con người. Cách thức hành vi, ứng xử của con người được tiếp thu chủ yếu từ bên ngoài.

Mỗi con người sinh ra và lớn lên đều được tiếp thu từ những điều cơ bản về giá trị, sự cảm thụ, sự ưa thích, tác phong và hành vi đặc trưng cho gia đình của mình và những thể chế cơ bản của xã hội. Từ đó trong giao dịch con người cũng có những cách thức ứng xử đặc trưng với nền văn hóa mà bản thân họ đã được tiếp thu.

Người Việt Nam sinh ra được tiếp thu những đặc trưng văn hóa giao tiếp của cộng đồng gia tộc, xóm làng, cộng cảm và ứng xử với nhau theo phương thức có lý có tình và có tình có lý, nói chung là trọng tình, trọng đức, trọng danh dự, ưa tế nhị, ý tứ và trọng sự hòa thuận. Những đặc trưng văn hóa Việt Nam chi phối rất mạnh mẽ đến cách ứng xử và giao tiếp của người phương Đông với nền văn hóa lúa nước.

Bản sắc dân tộc

Bất kì nền văn hóa nào cũng bao gồm những bộ phận cấu thành nhỏ hơn. Mỗi bộ phận này đều có những đặc trưng riêng và bản sắc riêng đem lại cho các thành viên của mình khả năng hòa đồng và giao tiếp cụ thể hơn với những người giống mình. Trong cộng đồng rộng lớn luôn tồn tại nhóm người cùng sắc tộc. Ví dụ, như cộng đồng văn hóa các dân tộc Tây Nguyên, văn hóa làng xã của người dân Bắc Bộ. Những nhóm người này có những ham mê và mối quan tâm cũng như phong tục tập quán mang rõ tính dân tộc của mình.

Mỗi dân tộc trong nền văn hóa đều có những phong tục, tập quán riêng biệt tạo nên nét văn hóa của dân tộc mình. Đồng thời cùng với những sở thích và điều cấm kị đặc thù là những nhóm tôn giáo như nhóm tín đồ Phật giáo, Thiên chúa giáo, Hồi giáo, Hindu, v.v... Trong cách thức giao tiếp những người thuộc các nhóm văn hóa khác nhau cũng không giống nhau.

---------------------------------------

Chúng tôi đã giới thiệu nội dung bài Cơ sở văn hóa về đặc trưng văn hóa giao tiếp của cộng đồng gia tộc, xóm làng, cộng cảm và ứng xử với nhau theo phương thức có lý có tình và có tình có lý, nói chung là trọng tình, trọng đức, trọng danh dự, ưa tế nhị, ý tứ và trọng sự hòa thuận...

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Cơ sở văn hóa. Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm nhiều tài liệu Cao đẳng - Đại học cũng như Cao học khác để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.

Đánh giá bài viết
1 12
Sắp xếp theo

    Cao đẳng - Đại học

    Xem thêm