Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Cơ sở xã hội

Cơ sở xã hội được chúng tôi sưu tầm và giới thiệu nhằm giúp các bạn nắm bắt kiến thức môn học một cách tốt hơn để có thể học và hoàn thành bài thi môn học một cách hiệu quả.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Nhóm xã hội

Hành vi, thái độ của một người chịu ảnh hưởng của nhiều nhóm xã hội khác nhau. Nhóm thành viên là những nhóm có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến thái độ và cách cư xử của một người. Những nhóm có ảnh hưởng trực tiếp tới con người gọi là những nhóm nhỏ. Đó là những nhóm mà cá nhân nằm trong đó và có tác động qua lại một cách trực tiếp và thường xuyên. Ví dụ, nhóm bạn bè, gia đình, nhóm đồng nghiệp cùng cơ quan. Điều này cũng đã được người xưa ví von trong câu nói: "Đi với bụt mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo giấy". Ngoài ra, cách cư xử của con người còn chịu ảnh hưởng của những nhóm lớn hơn mà họ là thành viên.

Gia đình

Gia đình là nơi mà con người học hỏi được những cách thức, hành vi giao tiếp đầu tiên của con người. Sự định hướng của gia đình gồm các bậc cha mẹ. Từ cha mẹ, các cá nhân có sự định hướng về tôn giáo, chính trị, định hướng giá trị, tham vọng cá nhân và tình cảm.

Vị trí xã hội

Mỗi con người chúng ta tham gia vào nhiều nhóm xã hội khác nhau: gia đình, câu lạc bộ, công ty, các tổ chức khác... Bất kì một tổ chức nào cũng bao gồm một số vai trò. Ví dụ, trong gia đình là người cha, người mẹ, đến công ty có vai trò là trưởng phòng, giám đốc,...

Vai trò là tập hợp các chuẩn mực hành vi, các quyền lợi và nghĩa vụ mà những người xung quanh mong đợi ở người giữ vai trò đó. Mỗi vai trò thường tương ứng một vị trí nhất định trong xã hội. Vị trí xã hội là chỗ đứng của mỗi người trong không gian xã hội, nó cho biết mỗi người là ai.

Trong giao tiếp, mỗi hành vi ứng xử của con người luôn muốn đáp ứng lại những kì vọng của người khác. Khi đóng vai trò nào đó thì chúng ta sẽ có những hành vi ứng xử phù hợp với vai trò đó. Nếu trong giao tiếp, chúng ta không đáp ứng những kì vọng thì sẽ bị chế tài của xã hội. Một trong những chế tài ảnh hưởng mạnh đến hành vi giao tiếp của con người trong xã hội là dư luận xã hội.

Hệ giá trị và chuẩn mực hành vi

Hành vi con người trong xã hội được điều tiết bởi các giá trị và chuẩn mực hành

Giá trị là điều mà xã hội cho là phải, là đúng, là đẹp, là nên làm, và là cơ sở để dựa vào đó để phán đoán, đánh giá và ứng xử. Trong một xã hội các giá trị thường kết hợp với nhau tạo thành một hệ giá trị. Mỗi một xã hội khác nhau thường đề cao những hệ giá trị khác nhau, giá trị lại được cụ thể hóa ở những chuẩn mực hành vi. Mỗi nền văn hóa, một xã hội có các hệ thống chuẩn mực tạo thành hệ thống kiểm soát của xã hội và điều tiết các hành vi, cách ứng xử của cá nhân trong nền văn hóa đó.

Như vậy, hành vi ứng xử của con người trong quá trình giao dịch bị chi phối bởi một hệ thống hết sức phức tạp bao gồm nhiều yếu tố khác nhau. Đó là những yếu tố thuộc về đời sống tâm lý của cá nhân, đặc trưng từ nền văn hóa, xã hội và những chuẩn mực hành vi, giá trị mà xã hội đó đề cao.

---------------------------------------

Chúng tôi đã giới thiệu nội dung bài Cơ sở xã hội về hành vi trong giao dịch của con người cũng được quy định bởi những yếu tố mang tính xã hội như những nhóm xã hội, gia đình, giai cấp, vai trò và địa vị xã hội, các chuẩn mực quy chế xã hội..

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Cơ sở xã hội. Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm nhiều tài liệu Cao đẳng - Đại học cũng như Cao học khác để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.

Đánh giá bài viết
1 15
Sắp xếp theo

    Cao đẳng - Đại học

    Xem thêm