Công nghệ 11 Bài 3 Thực hành Vẽ các hình chiếu của vật thể đơn giản
Công nghệ 11 Bài Thực hành Vẽ các hình chiếu của vật thể đơn giản
Công nghệ 11 Bài 3 Thực hành Vẽ các hình chiếu của vật thể đơn giản vừa được VnDoc.com biên tập và xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo. Bài viết được tổng hợp gồm có lý thuyết bài 3, tổng hợp các câu trắc nghiệm và giải bài tập SGK Công nghệ lớp 11 bài 3. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết và tải về tại đây nhé.
1. Lý thuyết Công nghệ 11 Bài 3
1.1. Chuẩn bị
Dụng cụ vẽ: Bộ dụng cụ vẽ kĩ thuật (thước, êke, compa,...), bút chì cứng và bút chì mềm, tẩy,...
Vật liệu: Giấy vẽ khổ A4, giấy kẻ ô hoặc kẻ li
Tài liệu: Sách giáo khoa Công nghệ 11
Đề bài: Vật mẫu hoặc hình biểu diễn ba chiều của vật thể
1.2. Nội dung thực hành
Lập bản vẽ trên khổ giấy A4 ba hình chiếu và các kích thước của vật thể đơn giản từ vật mẫu hoặc từ hình ảnh ba chiều của vật thể. Lấy ví dụ vật thể là giá đỡ hình chữ L.
Hình 1. Vật thể hình chữ L
1.3. Các bước tiến hành
Bước 1: Quan sát vật thể, phân tích hình dạng và chọn hướng chiếu vuông góc với các bề mặt của vật thể để biểu diễn hình dạng vật thể
Hình 2. Cấu tạo giá đỡ hình chữ L
Hình dạng:
Hình chữ L nội tiếp khối hình chữ nhật
Phần nằm ngang có rãnh hình hộp chữ nhật
Phần đứng có lỗ hình trụ nằm ngang
Hướng chiếu:
Hướng chiếu đứng: từ truớc vào
Hướng chiếu bằng: từ trên xuống
Hướng chiếu cạnh: từ trái sang
Bước 2: Chọn tỉ lệ thích hợp với khổ giấy A4 và kích thước của vật thể. Bố trí ba hình chiếu cân đối trên bản vẽ theo các hình chữ nhật bao ngoài hình chiếu bằng nét liền mảnh
Hình 3. Bố trí các hình chiếu
Bước 3: Lần lượt vẽ bằng nét liền mảnh từng phần của vật thể với các đường gióng giữa các hình chiếu của từng phần
a. Vẽ khối chữ L
Hình 4. Vẽ khối chữ L
b. Vẽ rãnh hình hộp
Hình 5. Vẽ rãnh hình hộp
c. Vẽ lỗ trụ
Hình 6. Vẽ lỗ trụ
Bước 4: Tô đậm các nét thấy, đường bao thấy của vật thể trên hình chiếu, dùng nét đứt biểu diễn các cạnh khuất, đường bao khuất
Hình 7. Tô đậm các nét
Bước 5: Kẻ các đường gióng, đường ghi kích thước và con số kích thước trên các hình chiếu
Hình 8. Ghi kích thước
Giá chữ L có kích thước như sau:
Khối chữ L: Chiều dài 50, chiều cao 38, chiều rộng 28 và chiều dày 18
Rãnh hình hộp: chiều rộng 14, chiều dài 20 và chiều cao 18
Lỗ hình trụ: đường kính Ø14, chiều dài 18 và tâm lỗ cách đáy dưới 28
Bước 6: Kẻ khung bản vẽ, khung tên, ghi nội dung
Hình 9. Mẫu khung tên
Hình 10. Bản vẽ hoàn chỉnh
2. Trắc nghiệm Công nghệ 11 Bài 3
Câu 1: Hình chiếu vuông góc của một vật thể gồm:
A. Hình chiếu đứng
B. Hình chiếu cạnh
C. Hình chiếu bằng
D. Cả A, B và C
Câu 2: Nét liền đậm dùng để vẽ:
A. Đường bao thấy
B. Đường bao khuất, cạnh khuất
C. Đường kích thước, đường gióng
D. Cả A, B, C đều sai
Câu 3: Hình chiếu của một vật thể là:
A. Phần thấy của vật đối với mặt phẳng hình chiếu
B. Phần thấy của vật đối với người quan sát
C. Phần thấy của vật đối với mặt phẳng bản vẽ
D. Cả A, B, C đều sai
Câu 4: Nét liền mảnh dùng để vẽ:
A. Đường kích thước
B. Đường gạch
C. Đường gióng
D. Cả A, B, C đều đúng
Câu 5: Nét gạch chấm mảnh dùng để vẽ:
A. Đường tâm
B. Đường kích thước, đường gióng
C. Đường bao khuất
D. Cả A, B, C đều sai
3. Giải bài tập SGK Công nghệ lớp 11 bài 3
VnDoc xin giới thiệu tới các em Công nghệ 11 Bài 3 Thực hành Vẽ các hình chiếu của vật thể đơn giản. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích hỗ trợ các em làm bài tập hiệu quả. Mời các em tham khảo thêm các tài liệu khác tại mục Tài liệu học tập lớp 11 do VnDoc tổng hợp và đăng tải như: Trắc nghiệm Tiếng Anh 11, Trắc nghiệm Hóa học 11, Trắc nghiệm Sinh học 11,..
Mời bạn đọc cùng tham gia nhóm Tài liệu học tập lớp 11 của VnDoc.com để có thêm tài liệu học tập nhé