Đặc trưng của kinh doanh quốc tế
Đặc trưng của kinh doanh quốc tế được chúng tôi sưu tầm và giới thiệu nhằm giúp các bạn nắm bắt kiến thức môn học một cách tốt hơn để có thể học và hoàn thành bài thi môn học một cách hiệu quả.
Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.
Bài: Đặc trưng của kinh doanh quốc tế
Hoạt động kinh doanh quốc tế diễn ra giữa hai hay nhiều quốc gia và được thực hiện trong môi trường kinh doanh mới so với kinh doanh ở trong nước. Vì vậy, các doanh nghiệp kinh doanh không thể lấy kinh nghiệm kinh doanh trong nước để thực hiện các hoạt động kinh doanh quốc tế. Các doanh nghiệp muốn kinh doanh ở môi trường nước ngoài một cách có hiệu quả phải nghiên cứu, đánh giá môi trường kinh doanh ở nơi mà doanh nghiệp mình muốn thâm nhập. Sự khác nhau giữa kinh doanh trong nước và kinh doanh quốc tế thể hiện qua những đặc trưng chủ yếu như sau:
Thứ nhất, kinh doanh quốc tế là hoạt động kinh doanh diễn ra giữa các chủ thể thuộc các quốc gia khác nhau, còn kinh doanh trong nước là hoạt động kinh doanh chỉ diễn ra trong nội bộ quốc gia và giữa các tế bào kinh tế của quốc gia đó. Sự khác biệt về chủ thể, đòi hỏi các doanh nghiệp phải vượt qua những rào cản về ngôn ngữ, tập quán, thói quen…
Thứ hai, kinh doanh quốc tế được thực hiện ở nước ngoài với môi trường có nhiều khác biệt, thậm chí là xa lạ so với môi trường kinh doanh ở trong nước nên các doanh nghiệp thường gặp phải nhiều rủi ro hơn so với kinh doanh trong nước, nhất là những rủi ro liên quan tới văn hóa, pháp luật. Do đó, các doanh nghiệp phải luôn tìm hiểu để tuân thủ và thích ứng thì mới có thể đem lại hiệu quả.
Thứ ba, kinh doanh quốc tế có phạm vi thị trường rộng lớn, thậm chí là toàn cầu. Không gian rộng lớn dẫn đến thời tiết, khí hậu có sự khác biệt nên cần phải đặc biệt chú ý đến vấn đề vận chuyển và bảo quản sản phẩm sao cho vừa đảm bảo an toàn cho sản phẩm, vừa tiết kiệm được chi phí.
Thứ tư, nếu như kinh doanh trong nước phải dùng đồng tiền nội tệ của quốc gia để tính giá hoặc thanh toán thì đối với kinh doanh quốc tế, các bên cùng thống nhất lựa chọn đồng tiền phù hợp. Trong trường hợp đồng tiền tính giá và đồng tiền thanh toán có sự khác biệt thì cần phải đặc biệt chú ý đến vấn đề tỷ giá.
Thứ năm, kinh doanh quốc tế tạo điều kiện cho doanh nghiệp gia tăng lợi nhuận bằng cách mở rộng phạm vi thị trường. Điều này khó có thể đạt được nếu như doanh nghiệp chỉ thực hiện các hoạt động kinh doanh ở trong nước.
---------------------------------------
Chúng tôi đã giới thiệu nội dung bài Đặc trưng của kinh doanh quốc tế về hoạt động kinh doanh diễn ra giữa các chủ thể thuộc các quốc gia khác nhau, còn kinh doanh trong nước là hoạt động kinh doanh chỉ diễn ra trong nội bộ quốc gia và giữa các tế bào kinh tế của quốc gia đó...
Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Đặc trưng của kinh doanh quốc tế. Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm nhiều tài liệu Cao đẳng - Đại học cũng như Cao học khác để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.