Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đặc trưng của văn hóa

Chúng tôi xin giới thiệu bài Đặc trưng của văn hóa được VnDoc sưu tầm và giới thiệu nhằm giúp các bạn nắm bắt kiến thức môn học một cách tốt hơn để có thể học và hoàn thành bài thi môn học một cách hiệu quả.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Như đã trình bày, văn hóa là một tổng thể phức hợp những giá trị vật chất và tinh thần do con người kiến tạo nên và mang tính đặc thù riêng của mỗi dân tộc. Nói cách khác, văn hóa là một vấn đề phức tạp, bao gồm nhiều khía cạnh chi phối hành vi của con người. Vì vậy, văn hóa cũng chi phối cách thức ứng xử và ra quyết định trong các cuộc giao dịch đàm phán kinh doanh. Hiểu biết về các đặc trưng của văn hóa là cơ sở để có thể hiểu biết về văn hóa của đối tác giao dịch, đàm phán, trên cơ sở đó có thể lý giải và dự đoán hành vi của đối tác.

Có nhiều cách hiểu khác nhau về thành phần văn hóa, tùy theo phương pháp tiếp cận. Cách hiểu về thành phần văn hóa của các nhà dân tộc dĩ nhiên phải khác cách tiếp cận của nhà kinh doanh. Theo quan điểm văn hóa kinh doanh có thể được chia thành 8 đặc trưng như sau:

  • Tính tập quán
  • Tính cộng đồng
  • Tính dân tộc
  • Tính chủ quan
  • Tính khách quan
  • Tính kế thừa
  • Học hỏi được
  • Tiến hóa

Văn hóa mang tính tập quán

Văn hóa quy định những hành vi được chấp nhận hay không được chấp nhận trong một xã hội cụ thể. Tập quán đẹp, tồn tại lâu đời như một sự khẳng định nét độc đáo của nền văn hóa

Ví dụ; Tập quán “mời trầu” của người Việt Nam, tập quán các thiếu nữ Nga mời khách bánh mỳ và muối.

Song cũng có những tập quán không dễ gì cảm thông như tập quán “cà răng căng tai” của một số dân tộc thiểu số của Việt Nam.

Văn hóa mang tính cộng đồng

Văn hóa không thể tồn tại do chính bản thân nó mà phải dựa vào sự tạo dựng, tác động qua lại và củng cố của mọi thành viên trong xã hội. Văn hóa như là một sự quy ước chung cho các thành viên trong cộng đồng: những lề thói, những tập tục mà một cộng đồng người cùng tuân theo một cách rất tự nhiên, không cần phải ép buộc.

Văn hóa mang tính dân tộc

Văn hóa tạo nên nếp suy nghĩ và cảm nhận chung của từng dân tộc mà người dân tộc khác không dễ gì hiểu được.

Văn hóa có tính chủ quan

Con người ở các nền văn hóa khác nhau có suy nghĩ, đánh giá khác nhau về cùng một sự việc.

Ví dụ: Một cử chỉ thọc tay vào túi quần và ngồi ghếch chân lên bàn để giảng bài của một thầy giáo có thể được coi là rất bình thường ở nước Mỹ, trái lại là không thể chấp nhận được ở nhiều nước khác.

Văn hóa có tính khách quan

Văn hóa thể hiện quan điểm chủ quan của từng dân tộc, nhưng lại có cả một quá trình hình thành mang tính lịch sử, xã hội được chia sẻ và truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của mỗi người.

Văn hóa tồn tại khách quan ngay cả với các thành viên trong cộng đồng. Chúng ta chỉ có thể học hỏi các nền văn hóa, chấp nhận nó, chứ không thể biến đổi chúng theo ý muốn chủ quan của mình.

Chẳng hạn, quan niệm “trọng nam khinh nữ” đã ăn rất sâu trong lịch sử Việt Nam, không dễ gì xóa bỏ được.

Văn hóa có tính kế thừa

Văn hóa là sự tích tụ hàng trăm, hàng ngàn năm của tất cả các hoàn cảnh. Sự sàng lọc và tích tụ qua thời gian đã làm cho vốn văn hóa của một dân tộc trở nên giàu có, phong phú và tinh khiết hơn.

Văn hóa có thể học hỏi

Văn hóa không chỉ được truyền lại từ đời này qua đời khác, mà nó còn phải do học mới có. Con người ngoài vốn văn hóa có được từ nơi mình sinh ra và lớn lên, có thể còn học được từ những nơi khác, những nền văn hóa khác.

Văn hóa luôn tiến hóa

Một nền văn hóa không bao giờ tĩnh tại và bất biến. Nó luôn luôn thay đổi và rất năng động, luôn tự điều chỉnh cho phù hợp với trình độ và tình hình mới. Trong quá trình hội nhập và giao thoa với các nền văn hóa khác,nó có thể tiếp thu các giá trị tiến bộ hoặc tích cực của các nền văn hóa khác. Ngược lại, nó cũng tác động ảnh hưởng tới các nền văn hóa khác.

Tất cả các đặc trưng của văn hóa đều có ảnh hưởng ở góc độ nhất định đến kết quả của một cuộc giao dịch, đàm phán kinh doanh vì nó tạo nên môi trường văn hóa mà trong đó các nhà kinh doanh đưa ra thông tin, phản ứng và ra quyết định.

---------------------------------------

Chúng tôi đã giới thiệu nội dung bài Đặc trưng của văn hóa về văn hóa cũng chi phối cách thức ứng xử và ra quyết định trong các cuộc giao dịch đàm phán kinh doanh. Hiểu biết về các đặc trưng của văn hóa là cơ sở để có thể hiểu biết về văn hóa của đối tác giao dịch, đàm phán, trên cơ sở đó có thể lý giải và dự đoán hành vi của đối tác.

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Đặc trưng của văn hóa. Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm nhiều tài liệu Cao đẳng - Đại học cũng như Cao học khác để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Cao đẳng - Đại học

    Xem thêm