Đáp án đề thi tham khảo môn Ngữ văn kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023
Đáp án đề tham khảo môn Ngữ văn kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023
Đáp án gợi ý cho đề thi tham khảo môn Ngữ văn kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023 do đội ngũ VnDoc biên soạn và gửi tới bạn đọc.
Bản quyền tài liệu thuộc về VnDoc, nghiêm cấm hành vi sao chép với mục đích thương mại.
HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ CHI TIẾT ĐỀ THI THAM KHẢO KÌ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2023
Môn: Ngữ văn
Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề
Phần | Câu | Nội dung | Điểm |
I | ĐỌC HIỂU | 3.0 | |
1 | Thể thơ của đoạn trích là: thơ tự do. | 0.5 | |
2 | Những từ ngữ diễn tả đời sống nghèo khó, vất vả của người mẹ trong đoạn thơ là: “túp lều”, “lợp lá lợp tranh”, “lưỡi liềm” “bàn chân thô”, “bùn lấm”, “chưa một lần” | 0.5 | |
3 | Hai câu thơ là cách dạy con đúng đắn của người mẹ, đồng thời cũng là lời nhắc nhở con cái - thế hệ mai sau phải biết ơn, trân trọng và gìn giữ văn hóa, cội nguồn, truyền thống và những giá trị tốt đẹp của dân tộc mà cha ông đã để lại. | 1.0 | |
4 | Nhận xét về hình ảnh dân tộc Việt Nam: - Hình ảnh những người mẹ Việt Nam anh hùng: sống trong khó khăn, vất vả nhưng vẫn ngời sáng những nét đẹp tinh thần, phẩm chất. => Người mẹ của từng cá nhân (chiến sĩ) trở thành người mẹ chung, đại diện cho cả dân tộc. - Những người dân Việt Nam từ những bước đi đầu đời đã được răn dạy về đạo lí ân tình, thủy chung, biết ơn,.. - Dân tộc Việt Nam dù trải qua nhiều gian lao, vất vả nhưng luôn giữ những phẩm chất tốt đẹp: kiên cường, anh dùng, yêu nước, căm thù giặc sâu sắc,... | 1.0 | |
II |
| LÀM VĂN | 7.0 |
1 | Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ về sức mạnh của tinh thần vượt khó trong cuộc sống. | 2.0 | |
a. Bảo đảm yêu cầu về hình thức đoạn văn Thí sinh có thể trình bay đọa văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng - phân - hợp, móc xích hoặc song hành. | 0.25 | ||
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: sức mạnh của tinh thần vượt khó trong cuộc sống. | 0.25 | ||
c. Triển khai vấn đề nghị luận Thí sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ:... Dưới đây là một số gợi ý triển khai: - Giải thích: tinh thần vượt khó là sẵn sàng vượt qua mọi thử thách, khó khăn, vấp ngã,... trong cuộc sống; biết cách chấp nhận, đứng lên và biến những khó khăn thành động lực,... => Cần phải rèn luyện cho mình tinh thần, bản lĩnh vượt qua khó khăn. - Bàn luận: + Biểu hiện của tinh thần vượt khó: không ngại gian nan, vất vả; chấp nhận vấp ngã, thất bại; biết tạo dựng những cơ hội mới,... + Ý nghĩa: giúp con người mạnh mẽ, trưởng thành hơn; có thể đạt được mục tiêu, thành công trong cuộc sống; tích lũy kinh nghiệm, bài học; được mọi người trân trọng, nể phục,... - Chứng minh: lấy dẫn chứng trong đời sống (chú ý lấy dẫn chứng mới, xác thực để tăng tính thuyết phục) Ví dụ: Hoa hậu Hòa bình thế giới Nguyễn Thúc Thùy Tiên và hành trình chạm tay đến vương miện, mang hình ảnh người phụ nữ Việt Nam độc lập, mạnh mẽ, trí tuệ ra thế giới; cầu thủ Quang Hải với trở ngại chiều cao và “Quả bóng vàng 2018”,... - Phản đề: Trong cuộc sống vẫn tồn tại nhiều cá nhân thiếu cố gắng, dễ buông bỏ, thiếu nghị lực,... - Bài học nhận thức, hành động của bản thân. | 1.0 | ||
d. Chính tả, ngữ pháp Bảo đảm chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt | 0.25 | ||
e. Sáng tạo Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận, có cách diễn đạt mới mẻ. | 0.25 | ||
2 | Phân tích đoạn trích; từ đó nhận xét về lẽ sống ân nghĩa được thể hiện trong đoạn trích. | ||
a. Bảo đảm cấu trúc bài văn nghị luận Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề. | 0.25 | ||
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận Nội dung và nghệ thuật đoạn thơ, lẽ sống ân nghĩa được thể hiện trong đoạn trích. | 0.5 | ||
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau: | |||
* Giới thiệu khái quát: - Tác giả Tố Hữu: + Là một trong những là cờ đầu của nền thơ ca Cách mạng Việt Nam. + Phong cách nghệ thuật: đỉnh cao của thơ trữ tình chính trị; tính dân tộc và khuynh hướng sử thi; giọng điệu tâm tình, ngọt ngào, sâu lắng. - Tác phẩm Việt Bắc: + Là đỉnh cao của thơ Tố Hữu và thơ ca thời kì kháng chiến chống Pháp. + Hoàn cảnh sáng tác: sau chiến thắng Điện Biên Phủ, hiệp định Giơ-ne-vơ được kí kết, hòa bình được lập lại, chủ tịch Hồ Chí Minh, trung ương Đảng và cán bộ rời Việt Bắc trở về thủ đô Hà Nội. => Trong không khí chia tay đầy nhớ thương, lưu luyến, Tố Hữu đã sáng tác bài thơ. - Khái quát về trích đoạn: 10 câu thơ trên nằm trong trường đoạn gồm 62 câu thơ diễn tả tâm tình người cán bộ sắp rời Việt Bắc - nơi mình đã gắn bó 15 năm với biết bao tình cảm sâu nặng, máu thịt. => Khẳng định trích đoạn thể hiện lẽ sống ân nghĩa, thủy chung. | 0.5 | ||
* Phân tích đoạn trích: - Hai câu thơ đầu: + Đặt ra câu hỏi nhằm giãi bày nỗi lòng, sự nhớ thương: “Ta về ta nhớ những hoa cùng người”. + Hình ảnh “hoa”: biểu tượng cho cái đẹp, cho thiên nhiên. => Đặt “hoa” bên cạnh người là sự ngợi ca, tôn vinh kín đáo, tinh tế của tác giả. => “Hoa” và người hòa quyện, gắn bó với nhau không tách rời. - Tám câu thơ sau: + Nhận xét chung: là bức tranh liên hoàn về con người và thiên nhiên Việt Bắc. => Được coi là bộ tứ bình (xuân, hạ, thu, đông) (1) Bức tranh thứ nhất: + Thời gian: mùa hè (rừng xanh, hoa chuối, nắng) + Không gian: núi rừng rộng lớn, bạt ngàn, đầy sức sống (rừng xanh) + Hình ảnh “hoa chuối đỏ tươi”: NT điểm xuyết; gợi sự ấm áp, có sức lan tỏa. (Liên hệ: Cành lê trắng điểm một vài bông hoa - Nguyễn Du) + Hình ảnh con người: “đèo cao” gợi tả con đường lao động không dễ dàng nhưng con người vẫn vươn mình theo từng bước, thể hiện tình yêu lao động đáng quý. (2) Bức tranh thứ hai: + Thời gian: ngày xuân (Liên hệ câu thơ của Tố Hữu: Ôi sáng xuân nay, xuân 41! - Trắng rừng biên giới nở hoa mơ.) + Hình ảnh: mơ nở trắng rừng => không gian mùa xuân đẹp, thuần khiết, trong lành; mang vẻ đẹp riêng biệt của vùng núi Tây Bắc. + Hình ảnh con người: “đan nón chuốt từng sợi giang” => trau chuốt, tỉ mỉ, cần mẫn và chịu khó. (3) Bức tranh thứ ba: + Thời gian: mùa hè (âm thanh ve kêu) + Không gian: rừng phách đổ vàng + Hình ảnh con người: người con gái sơn cước đang “hái măng một mình” giữa khu rừng vắng => “một mình” nhưng không cô đơn vì có thiên nhiên bầu bạn. (4) Bức tranh thứ tư: + Thời gian: mùa thu (rừng thu) + Không gian: rừng thu, trắng rọi => ánh trăng ngập tràn khắp không gian bao la; ánh trăng của hòa bình, tự do. + Hình ảnh con người: tiếng hát ân tình tủy chung => là khúc hát ân tình, tình cảm dạt dào trong tâm trí cả người ra đi và người ở lại. | 2.0 | ||
* Đánh giá: - Nội dung: + Vẻ đẹp thiên nhiên bốn mùa ở Việt Bắc. + Hình ảnh con người lao động cần cù, chịu thương chịu khó. => Những hình ảnh sẽ mãi đọc lại trong tâm hồn người ra đi. - Nghệ thuật: + Thể thơ lục bát giàu giá trị biểu cảm. + Cách xưng hô, đối đáp “mình” - “ta” + Hàng loạt điệp từ “nhớ” + Giọng điệu tâm tình, ngọt ngào, sâu lắng | 0.5 | ||
* Nhận xét về lẽ sống ân nghĩa được thể hiện trong đoạn trích: - Trích đoạn là khúc tình ca về tấm lòng son sắt, nỗi nhớ thương tha thiết, sâu nặng giữa kẻ ở, người đi, từ đó gợi nhắc đến đạo lí, lẽ sống thủy chung, ân nghĩa của dân tộc, cũng là lẽ sống cao đẹp cần được gìn giữ, trân trọng. - Liên hệ: “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”,... | 0.5 | ||
d. Chính tả, ngữ pháp Bảo đảm chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt | 0.25 | ||
e. Sáng tạo Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận, có cách diễn đạt mới mẻ. | 0.5 | ||
TỔNG ĐIỂM | 10.0 |
--------------------------------------------------------
Trên đây là Đáp án để thi minh họa môn Ngữ văn kỳ thi THPT năm 2023 do đội ngũ VnDoc biên soạn. Hi vọng qua bài viết, thầy cô và các bạn học sinh có thêm tư liệu để dạy và học, đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới.
Mời bạn đọc xem thêm đề tham khảo các môn: Văn, Toán, Anh,...