Đáp án Thanh niên với văn hóa giao thông năm 2020

Chính thức phát động Cuộc thi Thanh niên với Văn hóa giao thông 2020, mời các bạn tham khảo tại VnDoc.com để theo dõi cuộc thi và cập nhật Đáp án cuộc thi Thanh niên với văn hóa giao thông 2020 chính xác, nhanh nhất.

Cuộc thi Thanh niên với văn hóa giao thông 2020

  • Vòng sơ khảo: Từ ngày 24/10/2020 - 25/12/2020
  • Vòng chung kết: Dự kiến diễn ra vào ngày 15/1/2021

Cuộc thi là hoạt động nằm trong khuôn khổ chương trình phối hợp thường niên về xây dựng văn hóa giao thông trong thanh niên cả nước từ năm 2009 giữa Honda Việt Nam và Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam mang tên "Thanh niên với Văn hóa giao thông". Cuộc thi được thực hiện trên cơ sở Nghị quyết số 12/NQ-CP ngày 19/02/2019 của Chính phủ về "Tăng cường bảo đảm trật tự an toàn giao thông và chống ùn tắc giao thông giai đoạn 2019 - 2021"; Chương trình phối hợp giữa Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia với Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Chương trình hoạt động năm 2020 của Uỷ ban An toàn Giao thông Quốc gia. Cuộc thi không chỉ là nơi để các bạn Đoàn viên thanh niên thể hiện hiểu biết và kiến thức về Luật Giao thông đường bộ mà còn tạo ra sân chơi để các bạn giao lưu, trao đổi, học hỏi lẫn nhau về những sáng kiến cải thiện thực trạng giao thông tại địa phương.

Đáp án cuộc thi Thanh niên với văn hóa giao thông 2020

Họ và tên: …………..………………………………

Ngày, tháng, năm sinh: ……………………………

Địa chỉ liên hệ: ………………..……………………

Đơn vị công tác: ……… ………..…………………

Điện thoại: ………………………Email: …………

PHẦN I: CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Vui lòng khoanh tròn vào phương án đúng trong số các phương án trả lời hoặc điền từ còn thiếu vào chỗ trống. (Chỉ lựa chọn một phương án trả lời)

Câu 1. Trong các hành vi dưới đây, người lái xe mô tô có văn hóa giao thông phải ứng xử như thế nào?

A. Điều khiển xe đi trên phần đường, làn đường có ít phương tiện tham gia giao thông, nhường đường cho các xe lớn hơn

B. Chấp hành quy định về tốc độ, tín hiệu đèn, biển báo hiệu, vạch kẻ đường khi lái xe; chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của người điều khiển giao thông; nhường đường cho người đi bộ, người già, trẻ em, người khuyết tật

C. Cả A và B 

Câu 2. Khi có tín hiệu của xe ưu tiên, mọi người tham gia giao thông phải làm gì?

A. Phải nhanh chóng giảm tốc độ, tránh hoặc dừng lại sát lề đường bên trái để nhường đường

B. Phải nhanh chóng giảm tốc độ, tránh hoặc dừng lại sát lề đường gần nhất để nhường đường cho xe ưu tiên. Cấm các hành vi gây cản trở xe ưu tiên

C. Phải nhanh chóng giảm tốc độ, tránh hoặc dừng lại sát lề đường bên phải để nhường đường. Không được gây cản trở xe được quyền ưu tiên

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 3. Trong khu vực đô thị từ 22 giờ đến 5 giờ sáng hôm sau, khi cần vượt xe khác, anh/chị cần báo hiệu như thế nào để đảm bảo an toàn giao thông?

A. Chỉ được báo hiệu bằng đèn

B. Chỉ được báo hiệu bằng còi

C. Phải báo hiệu bằng đèn hoặc còi

D. Phải báo hiệu bằng cả đèn và còi

Câu 4. Khi tham gia giao thông, gặp tình huống khẩn cấp, anh/chị sẽ xử lý thế nào là đúng cách và an toàn?

A. Giảm hết ga, sử dụng đồng thời cả hai phanh, phanh sau mạnh hơn phanh trước

B. Giảm hết ga, phanh sau mạnh hơn phanh trước với lực phanh tăng dần đều, bóp phanh trước bằng cả 4 ngón tay

C. Giảm hết ga, sử dụng đồng thời cả hai phanh, phanh trước mạnh hơn phanh sau.

D. Giảm hết ga, phanh trước mạnh hơn phanh sau với lực phanh tăng dần đều, bóp phanh trước bằng cả 4 ngón tay

Câu 5. Những biện pháp nào cần thực hiện để bảo vệ trẻ em khi tham gia giao thông bằng xe đạp, xe đạp điện và ngồi sau xe mô tô, xe gắn máy, xe máy điện?

A. Lựa chọn mũ bảo hiểm phù hợp với cỡ đầu của các em và nhắc nhở các em ngồi sau xe ngay ngắn, không đùa nghịch gây mất tập trung cho người lái xe và mất an toàn cho bản thân

B. Lựa chọn mũ bảo hiểm đạt chuẩn và nhắc nhở các em luôn đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe đạp, xe đạp điện, xe mô tô, xe gắn máy và xe máy điện

C. Hướng dẫn và nhắc nhở các em ngồi sau xe ngay ngắn, không đùa nghịch gây mất tập trung cho người lái xe và mất an toàn cho bản thân

D. Cả B và C

Câu 6. Hãy lựa chọn các từ còn thiếu, điền vào chỗ trống (...) để hoàn thành các bước kiểm tra gương trước khi tham gia giao thông.

Bước 1: Điều chỉnh tư thế:

- ... lên xe, chống 2 chân xuống đất để giữ xe vuông góc vuông góc với mặt đất, giữ tay lái thẳng:

- Đảm bảo ... chắc chắn, quan sát tốt, không vỡ, mờ

Bước 2: Điều chỉnh gương:

- Theo chiều ...: 1/4 gương nhìn thấy cánh tay của người lái xe và 3/4 còn lại nhìn ra bên ngoài.

- Theo chiều ...: 2/3 gương nhìn thấy mặt đường và 1/3 nhìn thấy phía bên trên mặt đường

A. Ngồi, tư thế, ngang, dọc

B. Tư thế, ngồi, dọc, ngang

C. Ngồi, gương, ngang, dọc

D. Ngồi, gương, dọc, ngang

Câu 7. Theo nghị định 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 của Chính phủ về quy định xử phạt VPHC trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, người điều khiển xe mô tô trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở sẽ bị xử phạt hành chính bao nhiêu tiền?

A. Chưa bị xử phạt

B. 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng

C. 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng

D. 10.000.000 đồng đến 14.000.000 đồng

Câu 8. Tốc độ tối đa cho phép đối với xe máy chuyên dùng, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự trên đường bộ (trừ đường cao tốc) là bao nhiêu?

A. 40 km/h

B. 50 km/h

C. 60 km/h

D. 80 km/h

Câu 9. Khi tham gia giao thông ở tất cả vị trí đường bị hẹp, gặp biển nào người lái xe phải giảm tốc độ, chú ý xe đi ngược chiều, xe đi ở phía đường bị thu hẹp phải nhường đường cho xe đi ngược chiều?

Cuộc thi Thanh niên với văn hóa giao thông 2020- Câu 9

A. Biển 1 và 2

B. Biển 1 và 3

C. Biển 2 và 3

D. Cả 3 biển

Câu 10. Hai xe đi ngược chiều tránh nhau trên đường không phân chia thành hai chiều xe chạy riêng biệt, người điều khiển phương tiện phải thực hiện như thế nào?

A. Người điều khiển phải giảm tốc độ chậm dần và dừng lại trước khi xe ngược chiều đi tới

B. Người điều khiển phải giảm tốc độ và cho xe đi về bên phải theo chiều xe chạy của mình

C. Người điều khiển phải cho xe đi về bên phải theo chiều xe chạy của mình

D. Cả A và C

PHẦN B: VIẾT

Đề bài:

Câu 1: Thực trạng sử dụng rượu, bia khi tham gia giao thông đang là một trong những vấn đề gây nhức nhối trong lĩnh vực an toàn giao thông những năm gần đây. Cùng với người dân, Chính phủ và các cơ quan ban ngành đã luôn nỗ lực thực hiện triển khai các giải pháp nhằm phòng ngừa, ngăn chặn và giảm thiểu tối đa những vụ tai nạn giao thông do rượu bia gây ra. Luật phòng, chống tác hại của rượu, bia có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2020. Anh/chị hãy làm rõ vai trò và trách nhiệm của đoàn viên, thanh niên trong việc tuyên truyền và thúc đẩy mọi người thực hiện, tuân thủ luật này.

Gợi ý trả lời:

Trước hết, chúng ta uống rượu bia khi tham gia giao thông sẽ phải đối mặt với rất nhiều nguy cơ:

- Không chấp hành luật giao thông

- Gây ra tai nạn giao thông không đáng có.

- Ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng của bạn và người khác.

- Thiệt hại về người và của.

Câu 2: Là một đoàn viên, thanh niên thế kỉ 21, anh/chị hãy chia sẻ về các mô hình hay, các cách làm sáng tạo, các sáng kiến hoặc ý tưởng đã, đang và sẽ làm của bạn hoặc của tổ chức Đoàn, Hội, địa phương trong việc tuyên truyền và phổ biến Luật phòng, chống tác hại của rượu, bia tới mọi người xung quanh và toàn xã hội. (Bài viết không quá 2.000 từ).

Gợi ý:

- Mô hình “Thanh niên lên tiếng về uống có trách nhiệm thực hiện an toàn giao thông”. Tham gia mô hình có các đoàn viên, thanh niên trên địa bàn. Các hội viên có trách nhiệm tuyên truyền, phổ biến, cung cấp kiến thức về các hành vi an toàn giao thông.

- Các cuộc thi tuyên truyền về tác hại của uống rượu bia khi tham gia giao thông.

- Tổ chức các buổi tập huấn về an toàn giao thông cho nhân dân, để hiểu rõ về tác hại của việc sử dụng rượu bia khi tham gia giao thông.

Đánh giá bài viết
11 13.972
Sắp xếp theo

    Biểu mẫu Giáo dục - Đào tạo

    Xem thêm