Vai trò và trách nhiệm của đoàn viên, thanh niên trong việc tuyên truyền Luật phòng chống tác hại của rượu bia
Vai trò và trách nhiệm của đoàn viên, thanh niên trong việc tuyên truyền Luật phòng chống tác hại của rượu bia là câu hỏi trong bài thi viết Cuộc thi Thanh niên với văn hóa giao thông 2020. VnDoc mời các bạn cùng tham khảo bài dự thi Thanh niên với văn hóa giao thông 2020 phần thi viết để có thêm tài liệu cho bài dự thi của mình đạt kết quả cao.
Đáp án phần thi viết Thanh niên với văn hóa giao thông
Phần thi viết Thanh niên với văn hóa giao thông 2020
Thực trạng sử dụng rượu, bia khi tham gia giao thông đang là một trong những vấn đề gây nhức nhối trong lĩnh vực an toàn giao thông những năm gần đây. Cùng với người dân, Chính phủ và các cơ quan ban ngành đã luôn nỗ lực thực hiện triển khai các giải pháp nhằm phòng ngừa, ngăn chặn và giảm thiểu tối đa những vụ tai nạn giao thông do rượu bia gây ra. Luật phòng, chống tác hại của rượu, bia có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2020. Anh/chị hãy làm rõ vai trò và trách nhiệm của đoàn viên, thanh niên trong việc tuyên truyền và thúc đẩy mọi người thực hiện, tuân thủ luật này.
Đáp án thi viết Thanh niên với văn hóa giao thông 2020
Tác hại của rượu, bia đối với sức khỏe
Bằng chứng khoa học quốc tế cho thấy rượu, bia là nguyên nhân trực tiếp của ít nhất 30 bệnh, chấn thương và là nguyên nhân gián tiếp của ít nhất 200 loại bệnh tật nằm trong danh mục phân loại bệnh tật quốc tế ICD10 (một số tên bệnh đã có từ rượu như loạn thần do rượu, xơ gan do rượu, hội chứng rượu bào thai…), là một trong 4 yếu tố nguy cơ chính gây ra các bệnh không lây nhiễm.Sử dụng rượu, bia gây tổn thương đến nhiều cơ quan, chức năng của cơ thể như: gây ung thư (gan, khoang miệng, họng, thanh quản, thực quản, tuỵ, thận, đại - trực tràng, vú); gây rối loạn tâm thần kinh (loạn thần, trầm cảm, rối loạn lo âu, giảm khả năng tư duy); bệnh tim mạch (nhồi máu cơ tim, đột quỵ); bệnh tiêu hóa (tổn thương gan, xơ gan, viêm tụy cấp tính hoặc mạn tính); ảnh hưởng tới chất lượng giống nòi và phát triển bào thai; suy giảm miễn dịch…
Chính vì vậy sự ra đời của Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia là rất kịp thời và cần thiết.
Theo đó, các ĐVTN có trách nhiệm phối hợp cùng các ngành chức năng đẩy mạnh công tác phổ biến, tuyên truyền giúp ĐVTN nói riêng và người địa phương nói chung nâng cao nhận thức, thái độ đối với những tác hại của rượu, bia. Đặc biệt là tập trung giáo dục ý thức, thái độ của những người trẻ tuổi như học sinh, thanh thiếu niên về tác hại của rượu, bia.
Là một Đoàn viên thanh niên tôi đã nhận thức sâu sắc được tác hại to lớn của rượu, bia đến các khía cạnh của cuộc sống. Chính vì vậy là một người Đoàn viên thanh niên chúng ta cần thực hiện gương mẫu một số các biện pháp như:
- Ưu tiên hoạt động thông tin, giáo dục, truyền thông
- Giảm tính sẵn có, dễ tiếp cận của rượu, bia; giảm tác hại của rượu, bia
- Thực hiện các biện pháp phòng, chống tác hại của rượu, bia đối với trẻ em, học sinh, sinh viên, thanh niên, phụ nữ mang thai.
- (Cán bộ, công chức uống rượu, bia trong giờ nghỉ trưa bị phạt 3 triệu đồng)
- Khen thưởng tập thể, cá nhân có thành tích trong phòng, chống tác hại của rượu, bia.
- Tuân thủ quy định của pháp luật về phòng, chống tác hại của rượu, bia.
- Không xúi giục, kích động, lôi kéo, ép buộc người khác uống rượu, bia.
- Không bán, cung cấp, khuyến mại rượu, bia cho người chưa đủ 18 tuổi
- Thực hiện các buổi tuyên truyền sâu rộng đến đông đảo quần chúng nhân dân về tác hại của rượu bia.
Cùng với việc tuyên truyền Luật phòng, chống tác hại của rượu bia, cán bộ Sở Tư pháp Lâm Đồng cũng đã phổ biến Nghị định số 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt tới ĐVTN. Cụ thể, đối với người điều khiển xe ô tô vi phạm nồng độ cồn ở mức cao nhất sẽ phạt tiền từ 30 - 40 triệu đồng, tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 22 - 24 tháng đối với người điều khiển phương tiện có nồng độ cồn vượt quá 80mg/100ml máu hoặc vượt quá 0,25mg/1 lít khí thở; đối với người điều khiển xe mô tô bị phạt từ 6 - 8 triệu đồng, tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 22 - 24 tháng. Phạt tiền 400.000 - 600.000 đồng nếu điều khiển xe đạp trên đường mà trong máu và hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80mg/100 ml máu hoặc vượt quá 0,4 mg/lít khí thở.