Mô hình tuyên truyền và phổ biến Luật phòng, chống tác hại của rượu, bia tới mọi người xung quanh và toàn xã hội
Đáp án phần thi viết Thanh niên với văn hóa giao thông 2020
Mô hình tuyên truyền và phổ biến Luật phòng, chống tác hại của rượu, bia tới mọi người xung quanh và toàn xã hội - Câu 2 trong phần thi viết Thanh niên với văn hóa giao thông 2020. VnDoc mời các bạn cùng tham khảo bài dự thi Thanh niên với văn hóa giao thông 2020 phần thi viết để có thêm tài liệu cho bài dự thi của mình đạt kết quả cao.
- Cuộc thi Thanh niên với Văn hóa giao thông 2020
- Đáp án Thanh niên với văn hóa giao thông năm 2020 Online
- Vai trò và trách nhiệm của đoàn viên, thanh niên trong việc tuyên truyền Luật phòng chống tác hại của rượu bia
Câu hỏi
Là một đoàn viên, thanh niên thế kỉ 21, anh/chị hãy chia sẻ về các mô hình hay, các cách làm sáng tạo, các sáng kiến hoặc ý tưởng đã, đang và sẽ làm của bạn hoặc của tổ chức Đoàn, Hội, địa phương trong việc tuyên truyền và phổ biến Luật phòng, chống tác hại của rượu, bia tới mọi người xung quanh và toàn xã hội. (Bài viết không quá 2.000 từ)
Bài làm
Nhằm triển khai thực hiện kịp thời, nghiêm túc, đồng bộ, thống nhất, có hiệu quả Luật phòng, chống tác hại của rượu, bia; nâng cao hiểu biết, nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân, góp phần ngăn chặn và hạn chế vi phạm pháp luật, giữ vững ổn định tình hình an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội thì việc tuyên truyền về Luật phòng, chống tác hại của rượu, bia là một việc làm rất cần thiết.
Để việc tuyên truyền về Luật phòng, chống tác hại của rượu, bia có hiệu quả cần làm rõ các nội dung sau:
1. Tác hại của rượu bia đến đời sống
Ngày nay, bia rượu là một thức uống rộng rãi và rât phổ biến. Hầu hết người dân đều xem đó là một thức uống giải nhiệt hiệu quả mà không để ý rằng bia, rượu là những đồ uống rất hại cho sức khỏe.
1. Ảnh hưởng đến não bộ
Bia, rượu làm ức chế ảnh hưởng của glutamate, khiến thông tin truyền đi trong não bộ chậm hơn bình thường.
Các tế bào thần kinh ở não bộ rất nhạy cảm trước bất cứ chất độc nào, do đó với lượng cồn lớn trong bia rượu được đưa vào từ đường máu sẽ gây ra những rối loạn trầm trọng trong sự hoạt động của vỏ não và làm cho vỏ não không còn kiểm soát, điều chỉnh được hoạt động của các trung tâm dưới vỏ. Từ đó, gây ra các hành động tiêu cực của người uống như đi đứng loạng choạng, phản ứng chậm, mất kiểm soát và liều lĩnh hơn.
2. Gây hại cho cơ tim
Rượu bia làm cho cơ tim bị thoái hóa, bộ máy tim mạch bị tổn thương: Đau đầu xuất hiện, khó thở, mắt cá sưng to.
3. Tác hại đối với dạ dày
Rượu, bia có thể gây viêm loét dạ dày. Khi lượng bia, rượu đưa vào cơ thể quá nhiều sẽ gây ra bệnh viêm dạ dày cấp, lóet dạ dày và tá tràng.
Nghiện rượu cũng gây ra các biến chứng như thủng dạ dày và chảy máu dạ dày.
4. Tác hại đối với gan
Khi rượu vào cơ thể, nó được hấp thu nhanh với 20% hấp thu tại dạ dày và 80% tại ruột non, sau 30-60 phút toàn bộ rượu được hấp thu hết. Sau đó, rượu được chuyển hóa chủ yếu tại gan (90%). Chính vì lý do này mà chức năng ngăn các chất độc khác nhau do máu mang từ ruột hoặc ở ngoài đến của gan bị suy giảm, dẫn đến việc gan bị nhiễm mỡ, xơ gan và nghiêm trọng hơn nữa là ung thư gan.
5. Ảnh hưởng đến tim mạch, huyết áp
Rượu gây ra thiếu B1, làm cho người bệnh cảm thấy mệt mỏi, phù, tím tái, giảm khả năng gắng sức… dần dần dẫn tới suy tim. Nhiễm độc rượu dẫn tới viêm cơ tim cấp, gây nguy cơ tử vong cao. Ngoài ra, rượu còn gây rối loạn nhịp nhĩ hay nhịp thất, nhất là nhịp nhanh kịch phát ở những người bình thường.
6. Giảm sức đề kháng của cơ thể
Rượu bia làm giảm khả năng tấn công vi khuẩn và phòng ngừa bệnh tật của hệ miễn dịch. Chính vì thế mà người say rượu rất dễ bị cảm, trúng gió…
Ngoài ra, rượu bia còn làm thay đổi sự hóa ứng động bạch cầu, do đó người nghiện rượu dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn như viêm phổi, lao phổi, nếu không phát hiện sớm có thể tử vong.
7. Ảnh hưởng đến xương khớp
Rượu bia làm suy yếu sự trao đổi chất, gia tăng axit uric – nguyên nhân của bênh gout. Người uống rượu cũng sẽ thường cảm thấy đau nhức, mỏi xương khớp.
8. Gây ra các bênh về tâm thần
Rượu là một chất tác động tâm thần mạnh. Sử dụng rượu nhiều sẽ gây ra một số các bệnh lí rối loạn tâm thần.
Nhiều nghiên cứu cho thấy rượu đóng một yếu tố lớn trong tái phát các bệnh lí tâm thần. Rượu làm hoang tưởng, ảo giác, kích động vận động nặng lên ở giai đoạn cấp của bệnh, mặc dù vẫn tuân thủ điều trị bằng thuốc... nó còn làm tăng lo âu, sầu uất, trầm cảm, làm gia tăng các ý tưởng tự sát hoặc xu hướng kích động tấn công.
2. Pháp luật nghiêm cấm các hành vi liên quan đến rượu bia như sau
1. Xúi giục, kích động, lôi kéo, ép buộc người khác uống rượu, bia.
2. Người chưa đủ 18 tuổi uống rượu, bia.
3. Bán, cung cấp, khuyến mại rượu, bia cho người chưa đủ 18 tuổi.
4. Sử dụng lao động là người chưa đủ 18 tuổi trực tiếp tham gia vào việc sản xuất, mua bán rượu, bia.
5. Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan, tổ chức, sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, chiến sĩ, người làm việc trong lực lượng vũ trang nhân dân, học sinh, sinh viên uống rượu, bia ngay trước, trong giờ làm việc, học tập và nghỉ giữa giờ làm việc, học tập.
6. Điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn.
7. Quảng cáo rượu có độ cồn từ 15 độ trở lên.
8. Cung cấp thông tin không chính xác, sai sự thật về ảnh hưởng của rượu, bia đối với sức khỏe.
9. Khuyến mại trong hoạt động kinh doanh rượu, bia có độ cồn từ 15 độ trở lên; sử dụng rượu, bia có độ cồn từ 15 độ trở lên để khuyến mại dưới mọi hình thức.
10. Sử dụng nguyên liệu, phụ gia, chất hỗ trợ chế biến không được phép dùng trong thực phẩm; nguyên liệu, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm không bảo đảm chất lượng và không rõ nguồn gốc, xuất xứ để sản xuất, pha chế rượu, bia.
11. Kinh doanh rượu không có giấy phép hoặc không đăng ký; bán rượu, bia bằng máy bán hàng tự động.
12. Kinh doanh, tàng trữ, vận chuyển rượu, bia giả, nhập lậu, không bảo đảm chất lượng, không rõ nguồn gốc, xuất xứ, nhập lậu rượu, bia.
13. Các hành vi bị nghiêm cấm khác liên quan đến rượu, bia do luật định.
Như vậy có thể thấy tác hại của rượu bia đến với sức khỏe và đời sống của con người là rất nghiêm trọng, chính vì vậy mỗi người Đoàn viên thanh niên, các tổ chức Đoàn cần thực hiện các nhiệm vụ như sau:
Người đứng đầu các đoàn thể cần triển khai và thi hành Luật Phòng, chống tác hại của rượu bia và các văn bản hướng dẫn thi hành luật thuộc phạm vi, lĩnh vực quản lý. Quan tâm cử cán bộ tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng kiến thức cho người làm công tác phòng, chống tác hại của rượu bia.
Các đoàn viên thanh niên cần tập trung tuyên truyền các quy định về những hành vi bị nghiêm cấm; không uống rượu, bia trước và trong khi lái xe; không uống rượu, bia trước, trong thời gian làm việc và tại nơi làm việc; địa điểm không được uống, không được bán rượu, bia và các quy định khác trong Luật phòng chống tác hại của rượu, bia; các nội dung xử phạt vi phạm hành chính có liên quan đến sử dụng rượu bia được quy định tại Nghị định số 100/2019/NĐ-CP tại nơi mình sinh sống và công tác.
Thực hiện đưa nội dung tuyên truyền thực hiện Luật phòng, chống tác hại của rượu, bia vào chương trình phổ biến, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức cho người dân.
Bản thân là một Đoàn viên thanh niên cần gương mẫu thực hiện các biện pháp giảm mức tiêu thụ rượu, bia: Thông tin, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi thói quen có hại để phòng, chống tác hại của rượu, bia đối với sức khỏe con người và trật tự, an toàn xã hội; phát huy tinh thần trách nhiệm trong thực thi công vụ và sinh hoạt.
Tăng cường thực hiện việc cam kết và kiểm tra, xử lý (kiến nghị xử lý) vi phạm quy định cấm sử dụng rượu bia trước và trong giờ làm việc, tại nơi làm việc, giữa hai buổi trong ngày làm việc, ngày trực và đưa nội dung quy định cấm sử dụng rượu bia vào nội quy, quy chế làm việc, quy chế văn hóa công sở, quy định về thi đua khen thưởng và tổ chức, giám sát việc thực hiện...