Đề cương ôn tập cuối học kì 2 lớp 10 môn Địa lý trường THPT Hàn Thuyên, Bắc Ninh năm 2020 - 2021
Đề cương ôn tập cuối học kì 2 lớp 10 môn Địa lý trường THPT Hàn Thuyên, Bắc Ninh năm 2020 - 2021 được VnDoc.com sưu tầm và đăng tải, là tài liệu ôn tập môn Địa hữu ích dành cho các bạn học sinh lớp 10, giúp các bạn củng cố và chuẩn bị kiến thức tốt nhất cho kì thi cuối năm sắp tới.
Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 10, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 10 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 10. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.
- Đề cương ôn tập môn Hóa học lớp 10 học kì 2
- Đề cương ôn tập học kì 2 môn Địa lý lớp 10 năm 2014 - 2015 trường THPT Đào Duy Từ, Quảng Bình
- Đề cương ôn tập học kì 2 môn Lịch sử lớp 10
- Đề cương ôn tập cuối học kì 2 lớp 10 môn Ngữ văn trường THPT Hàn Thuyên, Bắc Ninh năm 2020 - 2021
Đề cương ôn tập học kì 2 môn Địa lớp 10 năm 2021
I. GIỚI HẠN CHƯƠNG TRÌNH
Chương VIII - Địa lí công nghiệp
Bài 31: Vai trò và đặc điểm của công nghiệp.Các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển và phân bố công nghiệp.
Bài 32: Địa lí các ngành công nghiệp.
Bài 33: Một số hình thức chủ yếu của tổ chức lãnh thổ công nghiệp.
Bài 34: Thực hành: Vẽ biểu đồ tình hình sản xuất một số sản phẩm công nghiệp thế giới.
Chương IX - Địa lí dịch vụ
Bài 35: Vai trò, các nhân tố ảnh hưởng và đặc điểm phân bố các ngành dịch vụ
Bài 36: Vai trò, đặc điểm, các nhân tố ảnh hưởng đến ngành GTVT
Bài 37: Địa lí các ngành GTVT
Bài 40: Địa lí ngành thương mại.
II. CÁC CÂU HỎI ÔN TẬP LÍ THUYẾT
Câu 1: Trình bày vai trò của ngành công nghiệp? Tại sao tỉ trọng ngành công nghiệp trong cơ cấu GDP là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá trình độ phát triển kinh tế?
Câu 2: Trình bày những đặc điểm của ngành CN? Cho biết những đặc điểm này khác gì so với ngành nông nghiệp?
Câu 3: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển và phân bố CN?
Câu 4: Trình bày đặc điểm phân bố công nghiệp dầu mỏ và CN điện năng trên TG? Tại sao các nước có nền kinh tế phát triển là những nước tiêu thụ điện năng nhiều?
Câu 5: Trình bày vai trò, đặc điểm, cơ cấu và phân bố ngành CN điện tử tin học?
Câu 6: Tìm ra những đặc điểm giống nhau của CN thực phẩm và CN sản xuất hàng tiêu dùng?
Câu 7: So sánh các hình thức TCLT công nghiệp? Trong các hình thức đó ở Việt Nam phổ biến hình thức nào nhất? Tại sao?
Câu 8: Thế nào là ngành dịch vụ?Trình bày vai trò và cơ cấu của ngành dịch vụ?
Câu 9: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến ngành DV?
Câu 10: Tại sao nói: Để phát triển kinh tế văn hóa miền núi, GTVT phải đi trước 1 bước?
Câu 11: Chứng minh rằng các điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng đến công tác xây dựng, khai thác các mạng lưới GTVT?
Câu 12: Chứng minh rằng các điều kiện kt-xh có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển, phân bố các ngành GTVT.
Câu 13: So sánh những ưu, nhược điểm của đường sắt và đường ô tô?
Câu 14: Nêu những ưu điểm và nhược điểm của đường biển và đường hang ko?
Câu 15:Thế nào là thương mại? Vai trò của thương mại đối với sự phát triển kinh tế- xã hội?
Câu 16: Trình bày đặc điểm của thị trường thế giới?
III. KĨ NĂNG
Bài 34: Biểu đồ đường thể hiện tốc độ tăng trưởng
Bài tập số 4 trang 137 SGK
Bài tập số 4 trang 141- SGK
Bài tập số 3 trang 157 SGK
IV. CÁC CÂU HỎI ÔN TẬP TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Về phương diện quy mô có thể xếp các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp theo thứ tự từ nhỏ đến lớn như sau:
A. điểm công nghiệp, khu công nghiệp, trung tâm công nghiệp, vùng công nghiệp
B. điểm công nghiệp, vùng công nghiệp, trung tâm công nghiệp, khu công nghiệp
C. khu công nghiệp, điểm công nghiệp, vùng công nghiệp, trung tâm công nghiệp
D. vùng công nghiệp, khu công nghiệp, trung tâm công nghiệp, điểm công nghiệp
Câu 2. Cách phân loại công nghiệp quan trọng và phổ biến nhất hiện nay là
A. công nghiệp cơ bản và công nghiệp chế biến.
B. công nghiệp nặng và công nghiệp nhẹ .
C. công nghiệp truyền thống và công ngiệp hiện đại .
D. công nghiệp cơ bản và công nghiệp mũi nhọn .
Câu 3. Công nghiệp dệt, may thuộc nhóm ngành
A. công nghiệp nặng. B. công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng.
C. công nghiệp vật liệu. D. công nghiệp chế biến.
Câu 4. Công nghiệp mũi nhọn là những ngành công nghiệp
A. có hàm lượng kỹ thuật cao và mới ra đời gần đây.
B. phát triển nhằm mục đích phục vụ cho xuất khẩu .
C. có vai trò quyết định trong việc thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội của đất nước .
D. có tốc độ phát triển nhanh nhất trong số các ngành công nghiệp .
Câu 5. Các ngành công nghiệp nhẹ thường phát triển mạnh ở các nước đang phát triển vì
A. đây là những ngành tạo tiền đề để thực hiện công nghiệp hóa.
B. đây là ngành đem lại hiệu quả kinh tế cao.
C. phù hợp với điều kiện của các nước đang phát triển.
D. sự phân công lao động quốc tế.
Câu 6. Ngành công nghiệp thường được ưu tiên đi trước một bước trong quá trình công nghiệp hóa của các nước là
A. cơ khí. B. năng lượng. C. luyện kim. D. dệt.
Câu 7. Đối với các nước đang phát triển các khu công nghiệp tập trung thường được xây dựng nhằm mục đích
A. đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa.
B. thu hút vốn đầu tư nước ngoài để giải quyết vốn, kỹ thuật và công nghệ.
C. sản xuất phục vụ xuất khẩu.
D. tạo sự hợp tác sản xuất giữa các xí nghiệp công nghiệp với nhau.
Câu 8. Nhờ ưu điểm nào sau đây mà dầu mỏ đã vượt qua than đá để trở thành nguồn năng lượng hàng đầu ?
A. Khả năng sinh nhiệt lớn. B. Dễ vận chuyển.
C. Tiện sử dụng cho máy móc. D. Hiệu quả cao.
Câu 9. Nguồn năng lượng nào sau đây được sử dụng sớm nhất trong việc sử dụng năng lượng của thế giới?
A. Than đá. B. Dầu mỏ.
C. Sức nước. D. Năng lượng Mặt Trời.
Câu 10. Ngành công nghiệp nào sau đây không thuộc ngành năng lượng ?
A. Khai thác than. B. Khai thác dầu khí.
C. Điện lực. D. Lọc dầu.
Câu 11. Ngành điện nguyên tử rất tiện lợi nhưng lại chậm phát triển, nguyên nhân chính là do
A. thiếu nguồn nguyên liệu để sản xuất. B. đòi hỏi trình độ kỹ thuật cao.
C. chưa thật đảm bảo an toàn. D. đòi hỏi vốn đầu tư quá lớn.
Câu 12. Trong cơ cấu sản lượng điện của thế giới hiện nay, ngành chiếm tỷ trọng cao nhất là
A. nhiệt điện. B. thủy điện.
C. điện nguyên tử. D. các nguồn năng lượng tự nhiên.
Câu 13. Những nước sản xuất nhiều than đá là
A. Trung Quốc, Hoa Kì, Nga. B. Pháp, Anh , Đức .
C. Ba Lan, Ấn Độ, Ôxtrâylia. D. Hoa Kì, Nga, Anh .
Câu 14. Khu vực có trữ lượng dầu mỏ lớn nhất thế giới là
A. Bắc Mỹ. B. Châu Âu.
C. Trung Đông. D. Bắc và Trung Phi.
Câu 15. Ngành công nghiệp nào sau đây được coi là thước đo trình độ phát triển kinh tế kỹ thuật của một nước ?
A. Công nghiệp cơ khí. B. Công nghiệp hóa chất.
C. Công nghiệp điện tử - tin học. D. Công nghiệp năng lượng.
Câu 16. Đa dạng về sản phẩm, sử dụng ít nhiên liệu, chịu ảnh hưởng lớn của lao động, thị trường và nguyên liệu. Đó là đặc điểm của ngành công nghiệp nào?
A. Công nghiệp thực phẩm. B. Sản xuất hàng tiêu dùng.
C. Hóa chất. D. Năng lượng .
Câu 17. Ngành công nghiệp mở đầu cho cuộc cách mạng công nghiệp của thế giới là
A. dệt. B. cơ khí.
C. năng lượng. D. hóa chất.
Câu 18. Ngành công nghiệp nào sau đây thường được phát triển ở nơi có dân cư đông?
A. Cơ khí. B. Sản xuất hàng tiêu dùng.
C. Hóa chất. D. Năng lượng.
Câu 19. Ngành công nghiệp nào sau đây có mặt ở mọi quốc gia trên thế giới ?
A. Dệt may. B. Giày da.
C. Thực phẩm. D. Nhựa, thủy tinh.
Câu 20. Ngành công nghiệp nào sau đây thường phụ thuộc chặt chẽ với nông nghiệp ?
A. Cơ khí. B. Hóa chất. C. Dệt may. D. Chế biến thực phẩm.
----------------------------------
Trên đây chỉ là một phần nội dung tài liệu, mời các bạn tải file đầy đủ TẠI ĐÂY.
Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Giải bài tập Lịch Sử 10, Giải bài tập Địa 10, Học tốt Ngữ văn 10, Tài liệu học tập lớp 10 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.