Đề cương ôn tập cuối học kì 2 lớp 10 môn Ngữ văn trường THPT Hàn Thuyên, Bắc Ninh năm 2020 - 2021
Đề cương ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn lớp 10
Đề cương ôn tập cuối học kì 2 lớp 10 môn Ngữ văn trường THPT Hàn Thuyên, Bắc Ninh năm 2020 - 2021 tóm tắt kiến thức trọng tâm nhất, giúp các bạn ôn tập chuẩn bị cho kì thi cuối học kì II lớp 10 môn Ngữ văn được hiệu quả nhất.
Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THPT miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 10. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.
- Đề cương ôn tập học kì 2 môn Toán lớp 10
- Đề cương ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn lớp 10
- Đề thi học kì 2 lớp 10 môn Ngữ văn trường THPT Lạc Long Quân, Bến Tre năm học 2019 - 2020
- Đề cương ôn tập cuối học kì 2 lớp 10 môn Địa lý trường THPT Hàn Thuyên, Bắc Ninh năm 2020 - 2021
TRƯỜNG THPT HÀN THUYÊN
TỔ: NGỮ VĂN
NỘI DUNG ÔN TẬP
MÔN: NGỮ VĂN – LỚP 10 (HỌC KÌ II)
NĂM HỌC 2020-2021
A) GIỚI HẠN CHƯƠNG TRÌNH: Hết tuần 33
B) CẤU TRÚC VÀ PHƯƠNG PHÁP:
Thời gian làm bài: 90 phút
Cấu trúc đề: Tham khảo đề thi học kì II năm học 2019 – 2020 (đính kèm)
1. Phần Đọc – hiểu:
a) Lưu ý:
* Về văn bản:
- Những văn bản, đoạn VB được học trong chương trình, (bao gồm tất cả văn bản đọc thêm)
- Những văn bản, đoạn văn bản nằm ngoài chương trình (cùng thể loại với những văn bản đã học) và những văn bản nhật dụng.
* Về kiến thức:
- HS cần nắm vững: Nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa của văn bản (đoạn văn bản)
- GV ôn tập cho học sinh kiến thức về: Các phong cách ngôn ngữ (đã học); Các biện pháp tu từ; Các phương thức biểu đạt; Các thể loại tác phẩm …..
b) Phương pháp làm bài:
- Phần này chỉ kiểm tra năng lực đọc – hiểu, HS không trình bày dài dòng, chỉ trả lời trọng tâm vào nội dung câu hỏi một cách ngắn gọn.
- HS không nên gạch đầu dòng khi trả lời, mà viết thụt đầu dòng cho mỗi câu hỏi.
2. Phần làm văn:
2.1. Nghị luận xã hội:
- Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí.
- Nghị luận về một hiện tượng đời sống.
* Lưu ý: HS trình bày thành một đoạn văn ngắn, diễn đạt theo kiểu diễn dịch (hoặc: quy nạp, tổng phân hợp, song hành…)
2.2. Phần Nghị luận văn học: Các văn bản học trong chương trình từ tuần 1 đến hết tuần 16
* Lưu ý:
- Kiểu bài văn thuyết minh
- Kiểu bài văn nghị luận hoàn chỉnh.
Các văn bản:
1. Bình Ngô đại cáo - Nguyễn Trãi
2. Phú sông Bạch Đằng - Trương Hán Siêu
3. Chuyện chức phán sự đền Tản Viên (Trích Truyền kì mạn lục – Nguyễn Dữ)
4. Truyện Kiều: Trao duyên, Chí khí anh hùng
C. NỘI DUNG ÔN TẬP :
Phần văn học:
I. Phú sông Bạch Đằng (Trương Hán Siêu)
1. Hình tượng nhân vật “khách”:
- Từ láy, từ chỉ thời gian, lời kể → thích dạo chơi phong cảnh thiên nhiên → thưởng thức vẻ đẹp, nghiên cứu cảnh trí đất nước, bồi bổ kiến thức.
- Địa danh sách vở, thực tế, hình ảnh không gian rộng lớn → tráng chí bốn phương.
→ Tâm hồn khoáng đạt, rộng mở, yêu thiên nhiên.
- Từ láy, miêu tả, nhịp ngắn, đối lập → cảnh đẹp, hùng vĩ, tráng lệ nhưng cũng ảm đạm, hiu hắt.
- Từ ngữ chỉ cảm xúc → vui, tự hào và buồn đau, tiếc nuối.
→ Tâm hồn phong phú, nhạy cảm, tấm lòng gắn liền với non sông, đất nước.
2. Hình tượng các bô lão:
- Bô lão → nhân dân địa phương, chứng nhân lịch sử.
- Nhiệt tình, tôn kính, hiếu khách.
- Hình tượng kỳ vĩ, mang tầm vóc đất trời, đối lập → trận chiến ác liệt à chiến thắng của chính nghĩa.
- Lời kể ngắn gọn, súc tích, cô đọng, khái quát → gợi diễn biến, không khí trận đánh sinh động, trang nghiêm → nhiệt huyết, tự hào.
- Lời suy ngẫm, bình luận về nguyên nhân chiến thắng:
→ khẳng định yếu tố con người
+ Đất hiểm
+ Nhân tài
vai trò, vị trí của con người → lời tổng kết như một tuyên ngôn về chân lý nhân nghĩa à vĩnh hằng như quy luật tự nhiên muôn đời.
3. Lời ca của “khách”:
- Ca ngợi tài đức của các vị vua, ca ngợi chiến tích của sông Bạch Đằng.
- Khẳng định chân lý: nhân kiệt là nhân tố quyết định → nêu cao vai trò, vị trí của con người.
→ Niềm tự hào, tư tưởng nhân văn cao đẹp
II. Đại cáo bình Ngô (Nguyễn Trãi)
Tìm hiểu văn bản:
a. Đoạn 1: Khẳng định tư tưởng nhân nghĩa và chân lý độc lập dân tộc của Đại Việt.
- Tư tưởng nhân nghĩa → tư tưởng phổ biến → nội dung mới từ thực tiễn dân tộc: gắn liền với chống xâm lược → phân định phi nghĩa (giặc) >< chính nghĩa (ta).
- Từ ngữ chỉ thời gian quá khứ, các yếu tố xác định độc lập, chủ quyền: cương vực lãnh thổ, phong tục tập quán, văn hiến, lịch sử, chế độ riêng, nòi giống → chân lý khách quan về sự tồn tại độc lập, có chủ quyền của dân tộc.
- Dẫn chứng thực tế lịch sử → hùng hồn, xác thực.
→ Bước tiến của tư tưởng thời đại, tầm cao của tư tưởng Ức Trai.
→ Niềm tự hào, tấm lòng yêu nước.
b. Đoạn 2: Tố cáo, lên án tội ác giặc Minh
- Từ ngữ → âm mưu cướp nước của giặc Minh, vạch trần luận điệu bịp bợm của kẻ thù.
- Hình tượng, nhân hoá, đối lập → huỷ hoại cuộc sống, môi trường sống của con người.
- Hình tượng khái quát → tội ác của kẻ thù → khối căm hờn chất chứa.
- Lời văn đanh thép, thống thiết: uất hận, cảm thương, nghẹn ngào, tấm tức,… → tâm trạng, tình cảm con người.
→ Bản cáo trạng đanh thép tố cáo, lên án tội ác giặc Minh → lập trường dân tộc, lập trường nhân bản (chứa đựng yếu tố bản tuyên ngôn nhân quyền).
c. Đoạn 3: Diễn biến cuộc chiến từ mở đầu đến thắng lợi hoàn toàn.
- Hình tượng tâm lý, bút pháp trữ tình - tự sự → khắc hoạ hình tượng Lê Lợi → những khó khăn gian khổ, ý chí quyết tâm của toàn dân tộc.
+ Hoàn cảnh xuất thân, cách xưng hô → thống nhất giữa con người bình thường và lãnh tụ cuộc khởi nghĩa: người anh hùng áo vải xuất thân từ nhân dân.
- Giai đoạn đầu của cuộc khởi nghĩa.
+ Thiếu thốn, khó khăn chồng chất: không hợp thời, hiếm tuấn kiệt, nhân tài; thiếu lương thực, lực lượng
+ nhưng lại có sự đoàn kết đồng lòng: bốn cõi một nhà, tướng sĩ một lòng phụ tử là sức mạnh chiến thắng → tính chất nhân dân của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
→ Tuyên ngôn về vai trò và sức mạnh của người dân (dân đen, con đỏ) à tư tưởng lớn.
- Bút pháp nghệ thuật đậm chất anh hùng ca à bức tranh toàn cảnh cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
+ Hình tượng phong phú, đa dạng, đo bằng sự lớn rộng, kỳ vĩ của thiên nhiên → sức mạnh, chiến thắng của ta, thất bại của địch.
+ Động từ mạnh, tính từ chỉ mức độ ở điểm tối đa, đối lập, liệt kê, từ ngữ giàu hình ảnh, nhân hoá → khí thế chiến thắng, âm hưởng cuộc chiến.
+ Từ ngữ sinh động → hình tượng kẻ thù thảm hại, nhục nhã, hèn nhát → tính chất chính nghĩa, nhân đạo của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
→ Niềm tự hào về chiến thắng oanh liệt, tư tưởng nhân văn cao đẹp.
d. Đoạn 4: Tuyên bố kháng chiến thắng lợi, rút ra bài học lịch sử.
- Lời tuyên bố nền độc lập.
- Bài học lịch sử
- Sự kết hợp giữa sức mạnh truyền thống và sức mạnh thời đại.
→ Âm hưởng sảng khoái, lòng tràn đầy tự hào
----------------------------------
Trên đây chỉ là một phần nội dung tài liệu, mời các bạn tải file đầy đủ TẠI ĐÂY.
Trên đây VnDoc.com vừa giới thiệu tới bạn đọc bài Đề cương ôn tập cuối học kì 2 lớp 10 môn Ngữ văn trường THPT Hàn Thuyên, Bắc Ninh năm 2020 - 2021. Mong rằng qua bài viết này các bạn có thêm tài liệu học tập nhé. Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm các môn Toán lớp 10, Ngữ văn 10, Tiếng Anh lớp 10, đề thi học kì 1 lớp 10, đề thi học kì 2 lớp 10....