Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề cương ôn tập cuối học kì 2 lớp 11 môn Ngữ văn trường THPT Hàn Thuyên, Bắc Ninh năm 2020 - 2021

Đề cương ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn lớp 11

Đề cương ôn tập cuối học kì 2 lớp 11 môn Ngữ văn trường THPT Hàn Thuyên, Bắc Ninh năm 2020 - 2021 là tài liệu ôn thi môn Sử hiệu quả, có định hướng ôn tập rõ ràng nhằm đạt kết quả cao trong bài kiểm tra cuối năm sắp tới. Mời các bạn cùng tham khảo.

Mời bạn đọc cùng tham gia nhóm Tài liệu học tập lớp 11, Ôn thi khối C để có thêm tài liệu học tập nhé

TRƯỜNG THPT HÀN THUYÊN

TỔ: NGỮ VĂN

NỘI DUNG ÔN TẬP

MÔN: NGỮ VĂN – LỚP 11 (HỌC KÌ II)

NĂM HỌC 2020 - 2021

A) GIỚI HẠN CHƯƠNG TRÌNH: Nội dung theo phân phối chương trình hiện hành và hướng dẫn tại Công văn số 3280/BGDĐT-GDTrH ngày 27/8/2020 của Bộ GDĐT tới thời điểm tuần kiểm tra (tuần 33).

B) KIẾN THỨC CƠ BẢN:

I. Đọc văn

1. Văn học trung đại

* Các văn bản: Lưu biệt khi xuất dương( Phan Bội Châu)

* Yêu cầu: Mỗi văn bản cần nắm được kiến thức về tác giả, hoàn cảnh ra đời, thể loại, bố cục, nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa.

2. Thơ Mới

* Các văn bản: Hầu trời, Vội vàng, Tràng Giang, Đây thôn Vĩ Dạ, Một thời đại trong thi ca

* Yêu cầu: Mỗi văn bản cần nắm được kiến thức về tác giả, hoàn cảnh ra đời, thể loại, bố cục, nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa.

* Nắm được thể loại và nội dung, nghệ thuật cơ bản của các văn bản đọc thêm:

Tương tư (Nguyễn Bính), Chiều xuân (Anh Thơ)

3. Văn học Cách mạng

* Các văn bản: Chiều tối, Từ ấy, Về luân lí xã hội ở nước ta

* Yêu cầu: Mỗi văn bản cần nắm được kiến thức về tác giả, hoàn cảnh ra đời, thể loại, bố cục, nhan đề, nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa.

* Nắm được thể loại và nội dung, nghệ thuật cơ bản của các văn bản đọc thêm:. Nhớ đồng, Lai tân,Tiếng mẹ đẻ nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức

4. Văn học nước ngoài

* Các tác phẩm: Tôi yêu em, Người cầm quyền khôi phục uy quyền, Người trong bao.

* Yêu cầu: Mỗi văn bản cần nắm được kiến thức về tác giả, hoàn cảnh ra đời, thể loại, bố cục, nhan đề, nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa.

Yêu cầu: Nắm được thể loại và nội dung, nghệ thuật cơ bản của các văn bản đọc thêm: Bài thơ số 28.

II. Tiếng Việt

Hai thành phần nghĩa của câu.

Đặc điểm loại hình của tiếng Việt.

III. Làm văn

- Tiểu sử tóm tắt.

- Phong cách ngôn ngữ chính luận

- Thao tác lập luận bác bỏ

- Thao tác lập luận bình luận

C) CẤU TRÚC VÀ PHƯƠNG PHÁP:

Cấu trúc đề: Tham khảo đề thi học kì II năm học 2019 – 2020 (đính kèm)

1. Phần Đọc – hiểu:

a) Lưu ý:

* Về văn bản:

- Những văn bản, đoạn văn bản được học trong chương trình, (bao gồm tất cả văn bản đọc thêm)

- Những văn bản, đoạn văn bản nằm ngoài chương trình (cùng thể loại với những văn bản đã học) và những văn bản nhật dụng.

* Về kiến thức:

- HS cần nắm vững: Nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa của văn bản (đoạn văn bản)

- GV ôn tập cho học sinh kiến thức về: Các phong cách ngôn ngữ (đã học); Các biện pháp tu từ; Các phương thức biểu đạt; Các thể loại tác phẩm …..

b) Phương pháp làm bài:

- Phần này chỉ kiểm tra năng lực đọc – hiểu một số khía cạnh của văn bản nên HS không trình bày dài dòng, chỉ trả lời trọng tâm vào nội dung câu hỏi một cách ngắn gọn.

2. Phần Nghị luận xã hội:

- Viết đoạn văn ngắn về một vấn đề được đặt ra trong văn bản đọc – hiểu.

- Diễn đạt theo kiểu diễn dịch (hoặc: quy nạp, tổng phân hợp …)

3. Phần Nghị luận văn học:

- Các văn bản học trong chương trình: Cả văn học trung đại và văn học hiện đại.

- Ngoài những đề hỏi theo cách truyền thống, GV cung cấp thêm cho học sinh kĩ năng làm bài đối với đề bài đưa ra những vấn đề có tính chất tranh luận, buộc người viết phải bộc lộ quan điểm (đồng tình hay không đồng tình). → Một trong những hướng ra đề theo định hướng phát triển năng lực của học sinh.

Ví dụ: Phân tích vẻ đẹp hình tượng người chí sĩ yêu nước trong bài thơ Lưu biệt khi xuất dương (Phan Bội Châu)

Dàn ý:

a. Mở bài:

- Giới thiệu ngắn gọn về Phan Bội Châu, bài thơ Lưu biệt khi xuất dương ( Hoàn cảnh sáng tác: Năm 1905, trước lúc lên đường sang Nhật Bản, ông làm bài thơ này để từ giã bạn bè, đồng chí. Thể thơ: thất ngôn bát cú Đường luật…)

- Nêu vấn đề cần nghị luận: bài thơ thể hiện vẻ đẹp hình tượng người chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu.

b. Thân bài:

Thí sinh có thể cảm nhận bằng nhiều cách khác nhau nhưng cần thể hiện được các ý như sau:

- Về nội dung vẻ đẹp hình tượng người chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu:

+ Hai câu đề: Người chí sĩ yêu nước có quan niệm về chí làm trai cao đẹp

++ Tác giả nêu lên quan niệm mới: là đấng nam nhi phải sống với khát vọng, mong muốn làm nên điều kì lạ: “ yếu hi kì”, không cam chịu để cho trời đất xoay chuyển mình. Đó là tư thế, một tâm thế đẹp về chí nam nhi phải tin tưởng ở mức độ và tài năng của mình, là tuyên ngôn về chí làm trai.

++ Ý nghĩa: Ý tưởng lớn lao, mới mẻ này đã giúp Phan Bội Châu thể hiện cái tôi đầy trách nhiệm của mình trong những câu thơ tiếp theo.

+ Hai câu thực: Người chí sĩ yêu nước khẳng định ý thức trách nhiệm của cá nhân trước thời cuộc

++ Câu 3: “Tu hữu ngã” (phải có trong cuộc đời): ý thức trách nhiệm của cái tôi cá nhân trước thời cuộc, ý thức rõ vai trò, tầm quan trọng của cá nhân đối với vận mệnh trăm năm. Điều này đối lập với sự tự cao cá nhân.

++ Câu 4: Tác giả lại chuyển giọng nghi vấn “cánh vô thuỳ” (há không ai?) nhằm khẳng định cương quyết hơn khát vọng sống hiển hách, phi thường, phát huy hết tài năng trí tuệ dâng hiến cho đời.

++ Ý nghĩa: Ý thức sâu sắc thể hiện vai trò cá nhân trong lịch sử: sẵn sàng gánh vác mọi trách nhiệm mà lịch sử giao phó.

+ Hai câu luận: Người chí sĩ yêu nước quan niệm về nguyên tắc hành xử mới trước vận mệnh đất nước

++ Tình cảnh đất nước: “Non sống đã chết”, đất nước đã rơi vào tay giặc;

++ Quan niệm mới mẻ, đối lập với các tín điều xưa cũ: ý thức về lẽ vinh nhục gắn với sự tồn vong của đất nước: “sống thêm nhục: “Hiền thánh còn đâu cũng học hoài”;

++ Ý nghĩa: Người cách mạng cảm nhận sự tồn vong của mình trong mối quan hệ trực tiếp với sự tồn vong của dân tộc. Đó là hành động cởi mở, luôn tiếp thu những tư tưởng mới mẻ, đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu, đối lập với quan điểm cứu nước trì trệ, lạc hậu của các nhà Nho đương thời.

+ Hai câu kết: Người chí sĩ yêu nước với tư thế và khát vọng buổi lên đường:

++ Tư thế lên đường của người chí sĩ thật sự hoành tráng: Những hình tượng kì vĩ được sử dụng: “trường phong”- ngọn gió dài, lớn; “Thiên trùng bạch lãng” (ngàn lớp sóng bạc) gợi tư thế hiên ngang, mong muốn lớn lao mang tầm vũ trụ của người cách mạng.

++Ý nghĩa: Hình ảnh đầy lãng mạn hào hùng, đưa nhân vật trữ tình vào tư thế vượt lên thực tại đen tối với đôi cánh thiên thần, vươn ngang tầm vũ trụ. Đồng thời thể hiện khát vọng lên đường của bậc đại trượng phu hào kiệt sẵn sàng ra khơi giữa muôn trùng sóng bạc tìm đường cứu sống giang sơn đất nước.

- Về nghệ thuật:

+ Ngôn ngữ khoáng đạt: hình ảnh kì vĩ sánh ngang tầm vũ trụ, thể hiện chí khí, quyết tâm, khát vọng.

+ Giọng thơ tâm huyết sâu lắng mà sục sôi, hào hùng; động từ mạnh, ngắt nhịp dứt khoát, câu khẳng định, từ tình thái; lời thơ rắn rỏi, cảm xúc mãnh liệt.

c. Kết bài:

- Khái quát về những nét đặc sắc nghệ thuật đem lại thành công cho tác phẩm, đó là vẻ đẹp hình tượng người chí sĩ yêu nước qua bài thơ: thể hiện lí tưởng cứu nước cao cả, nhiệt huyết sôi sục, tư thế đẹp đẽ và khát vọng lên đường cháy bỏng của nhà chí sĩ cách mạng trong buổi đầu ra đi tìm đường cứu nước.

- Liên hệ ý nghĩa lý tưởng sống đối với thanh niên ngày nay được rút ra từ hình tượng trong bài thơ.

D) THỜI GIAN, HÌNH THỨC:

- Thời gian làm bài: 90 phút

- Hình thức: Tự luận

Bắc Ninh, ngày 21 / 04 /2021

----------------------------------

Trên đây VnDoc.com vừa giới thiệu tới các bạn bài viết Đề cương ôn tập cuối học kì 2 lớp 11 môn Ngữ văn trường THPT Hàn Thuyên, Bắc Ninh năm 2020 - 2021. Mong rằng qua bài viết này các bạn có thể học tập tốt hơn môn Ngữ văn 11. Mời các bạn cùng tham khảo thêm các môn Toán 11, Tiếng Anh 11, đề thi học kì 1 lớp 11, đề thi học kì 2 lớp 11...

Đánh giá bài viết
1 342
Sắp xếp theo

    Đề thi học kì 2 lớp 11 môn Văn

    Xem thêm