Đề kiểm tra 1 tiết môn Sinh học lớp 8 Chương II: Vận động
Đề kiểm tra 1 tiết môn Sinh lớp 8 Chương II: Vận động
Đề kiểm tra 1 tiết môn Sinh học lớp 8 Chương II: Vận động được VnDoc sưu tầm và đăng tải. Đề kiểm tra gồm 30 câu hỏi trắc nghiệm kèm đáp án, nằm trong chương trình SGK môn Sinh lớp 8. Hy vọng sẽ giúp các bạn ôn tập cũng như củng cố lại bài học. Mời các bạn tải về làm bài
- Đề kiểm tra 1 tiết môn Sinh học lớp 8 Chương VII: Bài tiết
- Đề kiểm tra 1 tiết môn Sinh học lớp 8 Chương VIII: Da
- Đề kiểm tra 1 tiết môn Sinh học lớp 8 Chương IV: Thần kinh và giác quan
- Đề kiểm tra 1 tiết môn Sinh học lớp 8 Chương X: Nội tiết
1. Rèn luyện hệ vận động của cơ thể dựa theo nguyên tắc nào?
A. Thường xuyên, bền bỉ, vừa sức.
B. Bền bỉ, nghỉ ngơi hợp lí.
C. Thường xuyên, gắng sức.
D. Xoa bóp, vừa sức.
2. Vai trò của khoang xương trẻ em là
A. nuôi dưỡng xương.
B. chứa tủy đỏ.
C. giúp xương lớn lên về chiều ngang.
D. giúp xương dài ra.
3. Chức năng của sụn tăng trưởng là
A. giúp cho xương lớn lên về chiều ngang.
B. giúp cho xương dài ra.
C. chịu lực, đảm bảo vững chắc.
D. làm giảm ma sát trong khớp xương.
4. Hiện tượng mỏi cơ biểu hiện ở những điểm nào?
A. Mệt mỏi.
B. Đau đầu, đau xương khớp.
C. Buồn ngủ, chán ăn.
D. Mệt mỏi, nhức đầu, buồn ngủ.
5. Tìm từ thích hợp để hoàn thành câu sau:
Khi cơ...(1)... tạo một lực tác động vào vật, làm vật di chuyển, tức là sinh ra ...(2)...
(1), (2) lần lượt là:
A. dãn, một công
B. dãn, lực hút
C. co, lực đẩy
D. co, một công
6. Xương duy nhất của đầu còn cử động được là
A. xương mũi.
B. xương bướm.
C. xương hàm trên.
D. xương hàm dưới.
7. Vì sao phải kết hợp thể dục thể thao với lao động vừa sức?
A. Thể dục thể thao và lao động vừa sức làm cho hệ cơ phát triển cân đối.
B. Thể dục thể thao và lao động vừa sức làm cho hệ cơ phát triển cân đối, tăng cường sức co của cơ.
C. Tăng cường sức co của cơ.
D. Làm cho cơ to ra, sức co cơ mạnh lên.
8. Nguồn năng lượng cung cấp cho cơ lấy từ:
A. Các tơ cơ.
B. Nguồn ôxi do máu mang đến.
C. Nguồn khí CO2 tạo ra từ hoạt động của cơ.
D. Sự ôxi hóa chất dinh dưỡng trong cơ.
9. Chức năng của mạch máu là
A. nuôi dưỡng xương.
B. sinh hồng cầu, chứa mỡ ở người già, chứa tủy đỏ ở trẻ em, chứa tủy vàng ở người lớn.
C. giúp cho xương lớn lên về chiều ngang.
D. làm giảm ma sát trong khớp xương.
10. Thế nào là sai khớp?
A. Là hiện tượng xương trật ra khỏi khớp xương.
B. Là hiện tượng dây chằng bị dãn và đầu xương không trật khỏi khớp.
C. Là hiện tượng dây chằng bị đứt và đầu xương không trật khỏi khớp.
D. Là hiện tượng đầu xương và dây chằng bị thay đổi.
11. Ở người, số lượng cơ tham gia vận động bàn tay là
A. 15 cơ.
B. 22 cơ.
C. 10 cơ.
D. 18 cơ.
12. Bộ xương người tiến hoá theo hướng nào?
A. Thích nghi với việc ăn thức ăn chín.
B. Thích nghi với đời sống xã hội.
C. Thích nghi với tư thế đứng thẳng và lao động.
D. Thích nghi với khả năng tư duy trừu tượng.
13. Nguyên nhân chủ yếu của sự mỏi cơ?
A. Do dinh dưỡng thiếu hụt.
B. Lượng ôxy trong máu thiếu nên tích tụ lượng axit trong cơ.
C. Do lượng cacbonic quá cao.
D. Lượng nhiệt sinh ra nhiều.
14. Cơ chi dưới phân hoá theo hướng nào? thể hiện ở những điểm nào?
A. Thích nghi với tư thế vận động; thể hiện ở số lượng cơ nhiều, cử động chủ yếu là gấp, duỗi.
B. Thích nghi với tư thế đứng thẳng; thể hiện ở số lượng cơ nhiều, thực hiện nhiều động tác phức tạp.
C. Thích nghi với tư thế đứng thẳng; cơ chân lớn, khoẻ, cử động chủ yếu là gấp, duỗi.
D. Thích nghi với tư thế vận động; thể hiện ở số lượng cơ nhiều, phân hoá thành nhiều nhóm, thực hiện nhiều động tác phức tạp.
15. Đặc điểm của cột sống của người là
A. được cấu tạo từ các xương ngắn.
B. có dạng chữ S.
C. có 2 đoạn cong trước và 2 đoạn cong sau.
D. có dạng chữ S, có 2 đoạn cong trước và 2 đoạn cong sau, được cấu tạo từ các xương ngắn.
16. Đặc điểm nào dưới đây về hoạt động của các cơ là đúng?
A. Cơ gấp và cơ duỗi của người bị liệt không bao giờ duỗi tối đa.
B. Không khi nào cả hai cơ gấp và duỗi của một bộ phận cơ thể đều co tối đa.
C. Chỉ có cơ trơn và cơ vân có khả năng co, duỗi tối đa.
D. Khi bị kích thích, các cơ đều co tối đa.
17. Nguyên nhân nào dẫn đến sự khác nhau giữa bộ xương người và bộ xương thú?
A. Có tư duy trừu tượng.
B. Đứng thẳng và lao động.
C. Sống thành xã hội.
D. Ăn thịt, ăn chín.
18. Bộ xương người giống bộ xương thú ở những điểm căn bản nào?
A. Đều gồm các phần giống nhau: xương đầu, xương mình, xương chân tay.
B. Thành phần hoá học của xương.
C. Hình dạng, cấu trúc các loại khớp.
D. Hình dạng, cấu trúc các loại khớp, thành phần hoá học của xương và đều gồm các phần giống nhau: xương đầu, xương mình, xương chân tay.
19. Xương có tính đàn hồi và rắn chắc vì
A. xương có tủy xương và muối khoáng.
B. cấu trúc có sự kết hợp giữa chất hữu cơ và muối khoáng.
C. xương có mô xương cứng và cấu tạo từ chất hữu cơ.
D. xương có chất hữu cơ và có màng xương.
20. Đặc điểm nào dưới đây về hoạt động của các cơ là sai?
A. Cơ gấp và cơ duỗi của một bộ phận cơ thể cùng duỗi tối đa khi các cơ này mất khả năng tiếp nhận kích thích.
B. Không khi nào cả hai cơ gấp và duỗi của một bộ phận cơ thể đều co tối đa.
C. Cơ gấp và cơ duỗi của người bị liệt không bao giờ duỗi tối đa.
D. Cơ co khi có kích thích của môi trường và chịu ảnh hưởng của hệ thần kinh.
21. Xương to ra là nhờ
A. sự phân chia của tế bào màng xương.
B. sự phân chia của tế bào khoang xương.
C. sự phân chia của tế bào sụn tăng trưởng.
D. sự phân chia của tế bào mô xương cứng.
22. Vì sao có sự khác nhau giữa xương tay và xương chân?
A. Chân phải nâng đỡ trọng lượng toàn bộ cơ thể, tay hoạt động nhẹ nhàng hơn.
B. Tay có cấu tạo thích nghi với quá trình lao động, chân có cấu tạo thích nghi với quá trình đi thẳng mình.
C. Cơ ở chân phát triển hơn cơ ở tay, mà xương là nơi bám của các cơ.
D. Các khớp tay cử động nhiều hơn, các khớp chân ít cử động hơn.
23. Gây nên những vẻ mặt khác nhau của con người là tác dụng của
A. nhóm cơ lưng.
B. nhóm cơ bụng.
C. nhóm cơ nét mặt.
D. nhóm cơ ngực.
24. Đặc điểm cấu tạo xương đầu người là gì?
A. Tỉ lệ sọ nhỏ hơn tỉ lệ mặt.
B. Tỉ lệ sọ và tỉ lệ mặt thay đổi theo từng độ tuổi.
C. Tỉ lệ sọ và mặt bằng nhau.
D. Tỉ lệ sọ lớn hơn tỉ lệ mặt.
25. Vai trò của nhóm cơ bụng là
A. cho phép gập thân phía trước, uốn mình về bên.
B. tham gia vào các động tác hô hấp, ngửa lưng.
C. dang và gập các cánh tay.
D. nâng và hạ lồng ngực trong động tác thở.
26. Công sinh ra lớn nhất và cơ hoạt động lâu mỏi nhất không đúng với điều kiện nào sau đây?
A. Khối lượng thích hợp.
B. Sức khoẻ tốt.
C. Nhịp co cơ thích hợp.
D. Thời gian làm việc kéo dài 10 - 12 giờ.
27. Trong các xương dưới đây, xương nào không phải xương dẹt?
A. Xương cánh chậu.
B. Các xương sọ.
C. Xương bả.
D. Xương đùi.
28. Vai trò của nhóm cơ ngực là
A. cho phép gập thân phía trước, uốn mình về bên.
B. tham gia vào các động tác hô hấp, ngửa lưng.
C. nâng và hạ lồng ngực trong động tác thở.
D. dang và gập các cánh tay.
29. Các xương hộp sọ bao gồm:
A. xương đỉnh, xương thái dương, xương trán, xương chẩm.
B. 2 xương đỉnh, 2 xương thái dương, xương trán, xương chẩm, xương bướm và xương sàng.
C. xương đỉnh, xương thái dương, xương trán, xương sàng.
D. 2 xương thái dương, xương trán, xương chẩm, xương sàng.
30. Ý nào sau đây không phải là nguyên nhân gây ra sự mỏi cơ?
A. Ngủ nhiều.
B. Thiếu năng lượng.
C. Thiếu ôxi.
D. Axit lactic ứ đọng trong cơ sẽ dẫn đến độc cơ làm cơ co rút yếu.
Đáp án kiểm tra 1 tiết môn Sinh học lớp 8 Chương II: Vận động
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
A | B | B | D | D | D | B | D | A | A |
11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 |
D | C | B | C | D | B | B | D | B | C |
21 | 22 | 23 | 24 | 25 | 26 | 27 | 28 | 29 | 30 |
A | B | C | D | A | D | D | C | B | A |
............................................
Ngoài Đề kiểm tra 1 tiết môn Sinh học lớp 8 Chương II: Vận động. Mời các bạn học sinh còn có thể tham khảo các đề thi học kì 1 lớp 8, đề thi học kì 2 lớp 8 các môn Toán, Văn, Anh, Lý, Địa, Sinh mà chúng tôi đã sưu tầm và chọn lọc. Với tài liệu lớp 8 sẽ giúp các bạn ôn tập tốt hơn. Chúc các bạn học tập tốt