Đề kiểm tra 1 tiết phần Thơ Văn lớp 9 học kì 2 - Đề 1

Đề kiểm tra 1 tiết phần Thơ Văn lớp 9 học kì 2 - Đề 1 được VnDoc sưu tầm và đăng tải. Đây là đề thi dành cho các bạn tự luyện tại nhà trong thời gian nghỉ dịch Covid - 19. Đề thi giúp các bạn nắm chắc kiến thức Ngữ văn lớp 9. Mời các bạn tham khảo

I. Trắc nghiệm (3 điểm)

1. Nối tên tác phẩm ở cột A với nội dung ở cột B sao cho phù hợp

A

B

1. Con cò

a. Tình cảm của người cha đối với con; ngợi ca truyền thống cần cù, sức sống mạnh mẽ, vẻ đẹp tâm hồn của người dân miền núi.

2. Mùa xuân nho nhỏ

b. Ngợi ca tình mẹ và ý nghĩa lời ru đối với cuộc sống mỗi con người.

3. Nói với con

c. Niềm xúc động thành kính của nhà thơ và mọi người đối với Bác khi vào viếng lăng Bác.

4. Viếng lăng Bác

d. Tiếng lòng tha thiết yêu mến và gắn bó với đất nước và cuộc đời; thể hiện ước nguyện chân thành của nhà thơ được cống hiến cho đất nước.

2. Đức tính cao đẹp của “người đồng mình” trong câu thơ: “Người đồng mình thô sơ da thịt – Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con” mà người cha nói với con trong bài thơ “Nói với con” là:

a. Dễ thương, giàu tình cảm

b. Hồn nhiên, mạnh mẽ

c. Mộc mạc, chân chất mà to lớn, kiêu hãnh

d. Bản lĩnh, bền bỉ

3. Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong hai câu thơ: “Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng/ Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ” là:

a. So sánh và nhân hóa

b. Ẩn dụ và nhân hóa

c. Hoán dụ và so sánh

d. Hoán dụ và ẩn dụ

4. Ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh con cò trong bài thơ “Con cò” của Chế Lan Viên là gì?

a. Cuộc sống đầy đủ của đứa con

b. Cuộc sống lam lũ nhưng thanh bình ở làng quê

c. Tấm lòng của người mẹ và ý nghĩa của những lời hát ru

d. Tình cảm và phẩm chất cao quý của người mẹ

5. Hình ảnh “Hàng cây đứng tuổi” trong bài thơ Sang thu có ý nghĩa biểu tượng nào?

a. Hình ảnh hàng cây già đi theo năm tháng

b. Hàng cây qua bao mùa thay lá

c. Con người từng trải đã đi qua nhiều giông bão của cuộc đời nay trở nên vững chãi, chín chắn.

II. Tự luận (7 điểm)

1. Trong bài thơ “Viếng lăng Bác”, tác giả Viễn Phương đã viết hai câu thơ có sử dụng hình ảnh mặt trời.

a. Em hãy chép lại chính xác hai câu thơ ấy. (1đ)

b. Nêu cảm nhận của em về hình ảnh đó. (1đ)

2. Đọc khổ thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

“Vẫn còn bao nhiêu nắng

Đã vơi dần cơn mưa

Sấm cũng bớt bất ngờ

Trên hàng cây đứng tuổi”

a. Đoạn thơ trên được trích từ tác phẩm nào? Ai là tác giả? (1đ)

b. Chỉ ra tính ẩn dụ của hai hình ảnh “sấm” và “hàng cây đứng tuổi” (2đ)

c. Viết đoạn văn từ 7 - 10 câu nêu cảm nhận của em về đoạn thơ trên. (4đ)

Đáp án và thang điểm đề kiểm tra 1 tiết phần Thơ Văn

I. Phần trắc nghiệm

1

2

3

4

5

1 – b, 2 – d, 3 – a, 4 -c

c

b

c

c

II. Phần tự luận

1.

Trong bài thơ “Viếng lăng Bác”, tác giả Viễn Phương đã viết hai câu thơ có sử dụng hình ảnh mặt trời.

a. Em hãy chép lại chính xác hai câu thơ:

Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ. (1đ)

b. Nêu cảm nhận của em về hình ảnh đó.

- Câu thơ thể hiện niềm tôn trọng, thành kính của tác giả, cũng như là của dân tộc đối với Bác.

- Câu thơ có 2 hình ảnh mặt trời: một mặt trời thực tế trong cuộc sống, một mặt trời mang ý nghĩa ẩn dụ.

+ Mặt trời thực tế: mặt trời đi qua trên lăng trong câu thơ thứ nhất. Đây là hình ảnh mặt trời tự nhiên, mang ánh sáng, sự sống đến cho muôn loài. Nghệ thuật nhân hóa “đi”, “thấy” chan chứa niềm tôn kính.

+ Mặt trời trong lăng: hình ảnh ẩn dụ cho Bác Hồ - người mang lại ánh sáng, ấm no, xua tan đêm trường nô lệ cho dân tộc Việt Nam (1đ)

2.

Đọc khổ thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

“Vẫn còn bao nhiêu nắng

Đã vơi dần cơn mưa

Sấm cũng bớt bất ngờ

Trên hàng cây đứng tuổi”

a. Đoạn thơ trên được trích từ tác phẩm Sang thu của nhà thơ Hữu Thỉnh. (1đ)

b. Tính ẩn dụ của hình ảnh

- “sấm”: hiện tượng tự nhiên, ẩn dụ cho những giông bão, thăng trầm, biến thiên của cuộc đời (1đ)

- “hàng cây đứng tuổi”: hàng cây đi qua nhiều năm tháng, ẩn dụ cho lớp người trải qua nhiều thăng trầm của cuộc sống. (1đ)

c. Viết đoạn văn từ 7 - 10 câu nêu cảm nhận của em về đoạn thơ trên. (4đ)

HS nêu cảm nhận về đoạn thơ đó, về cơ bản phải nêu được những nét sau:

- Vẻ đẹp của sự giao mùa, của tâm hồn con người giao cảm với thiên nhiên và mang đầy dự cảm, thể hiện sự chiêm nghiệm và suy tư của nhà thơ. (1đ)

- Những tia nắng hạ vẫn còn, cơn mưa ồ ạt cũng vơi dần đi. Nắng – mưa là hai hình ảnh tương phản chuyển giao của đất trời trước thời khắc giao mùa. (1đ)

- Hai dòng thơ cuối vừa mang nét nghĩa tả thực, vừa là hình ảnh ẩn dụ:

+ Ý nghĩa tả thực: sấm gắn với cơn mưa mùa hạ cũng đã bớt dần. (1đ)

+ Ý nghĩa ẩn dụ: Sấm - những gì bất thường dữ dội trong cuộc sống, hàng cây đứng tuổi - người từng trải. Con người từng trải sẽ bình thản hơn, trưởng thành hơn, điềm đạm chín chắn hơn với những bão tố của cuộc đời. (1đ)

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 9, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 9 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 9. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

Đề kiểm tra 1 tiết phần Thơ Văn lớp 9 học kì 2 - Đề 1 được VnDoc chia sẻ trên đây. Đây là đề cương hay giúp các bạn học sinh củng cố kiến thức Ngữ văn lớp 9 trong thời gian nghỉ dịch Covid - 19 này, đồng thời là giúp các bạn chuẩn bị tốt kiến thức cho kì thi giữa HK 2 sắp tới. Mời các bạn tham khảo tài liệu trên

.............................................

Ngoài Đề kiểm tra 1 tiết phần Thơ Văn lớp 9 học kì 2 - Đề 1. Mời các bạn học sinh còn có thể tham khảo các đề thi học kì 2 lớp 9 các môn Toán, Văn, Anh, Lý, Địa, Sinh mà chúng tôi đã sưu tầm và chọn lọc. Với đề thi học kì 2 lớp 9 này giúp các bạn rèn luyện thêm kỹ năng giải đề và làm bài tốt hơn. Chúc các bạn ôn thi tốt

Đánh giá bài viết
1 1.170
Sắp xếp theo

Soạn Văn 9 - Văn 9

Xem thêm