Đề kiểm tra học kì 1 lớp 7 môn Sinh học năm học 2017 - 2018
Đề kiểm tra học kì 1 lớp 7 môn Sinh học
Đề kiểm tra học kì 1 lớp 7 môn Sinh học năm học 2017 - 2018 gồm 2 phần trắc nghiệm và tự luận có đầy đủ đáp án. Đây là đề thi học kì 1 được VnDoc sưu tầm và giới thiệu tới các bạn học sinh và quý thầy cô tham khảo hữu ích giúp các bạn ôn tập hiệu quả.
Mời các bạn làm bài Online tại: Đề kiểm tra học kì 1 lớp 7 môn Sinh học năm học 2017 - 2018
Tham khảo thêm:
- Đề cương ôn tập học kì 1 môn Sinh học 7 năm học 2019 - 2020
- Đề thi học kì 1 môn Sinh học 7 trường THCS Việt Mỹ, Bà Rịa Vũng Tàu năm học 2019 - 2020
- Bộ đề thi học kì 1 lớp 7 môn Sinh học năm 2019 - 2020 có đáp án
- Đề kiểm tra học kì 1 môn Sinh học lớp 7 có đáp án năm học 2019 - 2020
- Đề thi học kì 1 môn Sinh học 7 có đáp án năm học 2019 - 2020
- Đề thi Sinh học 7 học kì 1 có đáp án trường THCS Ba Điền, Quảng Ngãi năm học 2019 - 2020
ĐỀ KIỂM TRA HK1 MÔN SINH 7 NĂM HỌC 2017 - 2018
A/ TRẮC NGHIỆM (4đ)
BÀI 1: Em hãy khoanh vào đáp án em cho là đúng nhất (2đ)
Câu 1: Động vật nguyên sinh nào có khả năng sống tự dưỡng và dị dưỡng?
A. Trùng biến hình B. Trùng roi xanh C. Trùng giày D. Trùng sốt rét
Câu 2: Máu giun đất có màu như thế nào? Vì sao?
A. Không màu vì chưa có huyết sắc tố B. Có màu đỏ vì có huyết sắc tố
C. Có màu vàng vì giun đất sống trong đất nên ít O2 C. Cả A, B, C theo từng điều kiện
Câu 3: Bộ phận nào của nhện có chức năng hô hấp?
A. Núm tuyến tơ B. Lỗ sinh dục C. Khe hở D. Miệng
Câu 4: Hệ thần kinh của châu chấu dưới dạng nào?
A. Chuỗi B. Lưới C. Tế bào rải rác D. Không có hệ thần kinh
Câu 5: Loài sán nào sống kí sinh trong ruột người?
A. Sán lá gan B. Sán lá máu C. Sán bã trầu D. Sán dây
Câu 6: Bộ phận nào của giun đũa phát triển giúp hút chất dinh dưỡng nhanh và nhiều?
A. Hầu B. Cơ quan sinh dục C. Miệng D. Giác bám
Câu 7: Hải quỳ miệng ở phía:
A. Dưới B. Trên C. Sau D. Không có miệng
Câu 8: Hình thức dinh dưỡng của trùng biến hình
A. Tự dưỡng B. Dị dưỡng C. Tự dưỡng và dị dưỡng D. Cộng sinh
BÀI 2: Điền từ thích hợp vào ô trống: (1đ)
Tôm sống trong nước, thở.................., có vỏ giáp cứng bao bọc. Cơ thể tôm có 2 phần:................ và bụng. Phần đầu - ngực có:....................., miệng với các chân hàm xung quanh và .........
BÀI 3: Hãy lựa chọn và ghép các thông tin ở cột B sao cho phù hợp với các thông tin ở cột A(1đ)
A (Đại diện) | B (Đặc điểm) | Kết quả |
1. Thủy tức | a. Gồm một tế bào có chất nguyên sinh, nhân lớn, nhân bé, không bào co bóp,.... | 1+..... |
2. Nhện | b. Cơ thể đối xứng tỏa tròn, thành cơ thể có 2 lớp, ruột dạng túi | 2+..... |
3. Trùng giày | c. Cơ thể dẹp, đối xứng hai bên và ruột phân nhánh. | 3+ ..... |
4. Trai | d. Cơ thể có 2 phần: Đầu-ngực và bụng, hoạt động chủ yếu về ban đêm,..... | 4+..... |
e. Cơ thể bên ngoài là áo có ống hút, ông thoát, trong là thân, thân rìu,...... |
B/ TỰ LUẬN (6đ)
Câu 1: Trình bày cấu tạo ngoài của tôm. Tại sao khi chín vỏ tôm có màu hồng? (2đ)
Câu 2: Vì sao nói giun đất là bạn của nhà nông? Chúng ta cần làm gì để bảo vệ giun đất. (1.5đ)
Câu 3: Trình bày đặc điểm chung của ngành ruột khoang. (1đ)
Câu 4: Tại sao trẻ em hay mắc bệnh giun đũa? Cần làm gì để phòng chống bệnh giun đũa ở trẻ em? (1.5đ)
BÀI LÀM:
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... .
ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA HK1 MÔN SINH 7 NĂM HỌC 2017 - 2018
A/ TRẮC NGHIỆM (4đ)
BÀI 1: Em hãy khoanh vào đáp án em cho là đúng nhất (2đ)
1 câu đúng 0.25 đ
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 |
Đáp án | B | B | C | A | D | A | B | B |
BÀI 2: Điền từ thích hợp vào ô trống : (1đ)
1 câu đúng 0.25đ
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 |
Đáp án | Bằng mang | Đầu – ngực | Giác quan | Chân bò |
BÀI 3: Hãy lựa chọn và ghép các thông tin ở cột B sao cho phù hợp với các thông tin ở cột A(1đ)
1 câu đúng 0.25đ
Kết quả | 1+b | 2+d | 3+ a | 4+e |
B/ TỰ LUẬN (6đ)
Câu 1: Trình bày cấu tạo ngoài của tôm. Tại sao khi chín vỏ tôm có màu hồng?(2đ)
*Cấu tạo ngoài của tôm: (1đ) (sai hoặc thiếu 1 ý trừ 0.25đ)
- Vỏ được cấu tạo bằng kitin, có ngấm thêm canxi nên cứng cáp (bộ xương ngoài)
- Cơ thể gồm 2 phần: Đầu - ngực và bụng
- Phần đầu - ngực: Mắt kép, râu, chân hàm, chân ngực
- Phần bụng: Các chân bụng và tấm lái
* Khi chín vỏ tôm có màu hồng vì: Vỏ của tôm có chứa sắc tố nên màu sắc của tôm thay đổi theo màu sắc của môi trường, khi bị chín (dưới sự tác động nhiệt độ khi rang, nấu) sắc tố của nó sẽ bị phá hủy nên có màu hồng.(1đ)
Câu 2: Vì sao nói giun đất là bạn của nhà nông? Chúng ta cần làm gì để bảo vệ giun đất.(1.5đ)
* Nói giun đất là bạn của nhà nông vì giun đất trong quá trình đào hang làm đất tơi xốp, tăng độ phì nhiêu cho đất, tiết chất nhầy làm mềm đất, phân giun đất có cấu trúc hạt tròn làm đất tăng độ tơi xốp và thoáng khí.(1đ)
*Để bảo vệ giun đất cần: (0.5đ)
- Bảo vệ môi trường đất
- Hạn chế thuốc trừ sâu.......v................v
Câu 3: Trình bày đặc điểm chung của ngành ruột khoang.(1đ)
Tuy rất khác nhau về lối sống, hình dạng, kích thước nhưng loài ruột khoang đều có đặc điểm chung:
- Đối xứng tỏa tròn
- Ruột dạng túi
- Thành cơ thể gồm 2 lớp tế bào
- Đều có tế bào gai để tự vệ và tấn công.
Câu 4: Tại sao trẻ em hay mắc bệnh giun đũa? Cần làm gì để phòng chống bệnh giun đũa ở trẻ em?(1.5đ)
*Vì: (1đ)
- Trẻ em có thói quen chơi dưới sàn nhà, ở những môi trường thiếu vệ sinh ngậm các đồ chơi bẩn
- Khi bị ngứa hậu môn trẻ thường lấy tay gãi (hậu môn nơi có giun đũa) rồi bỏ tay vào miệng nên khép kín vòng đời giun đũa
* Phòng chống bệnh giun đũa ở trẻ em (0.5đ)
- Cho trẻ chơi ở những nơi sạch sẽ hoặc lau sàn trước khi cho trẻ chơi
Ngoài Đề kiểm tra học kì 1 lớp 7 môn Sinh học năm học 2017 - 2018, các bạn có thể tham khảo thêm các tài liệu lớp 7 khác như: Giải bài tập Sinh học 7, Giải bài tập Sinh học 7 ngắn nhất, Trắc nghiệm Sinh học 7 và các dạng đề thi học kì 1 lớp 7, Đề thi học kì 2 lớp 7 ... cũng được cập nhật liên tục trên VnDoc.com.