Đề thi và đáp án cuộc thi “An toàn giao thông cho nụ cười trẻ thơ” năm học 2016 - 2017 (Dành cho học sinh lớp 5)
Đề thi cuộc thi An toàn giao thông cho nụ cười trẻ thơ
Được sự đồng ý của Lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban An toàn Giao thông Quốc Gia,Vụ Giáo dục Tiểu học và Công ty Honda Việt Nam phối hợp tổ chức Giao lưu tìm hiểu “An toàn giao thông cho nụ cười trẻ thơ” dành cho học sinh và giáo viên tiểu học của 15 Sở Giáo dục và Đào tạo các tỉnh, thành phố. Dưới đây là Đề thi cuộc thi “An toàn giao thông cho nụ cười trẻ thơ” năm học 2016 - 2017 (Dành cho học sinh lớp 5). Mời các bạn cùng tham khảo.
Đáp án và đề thi An toàn giao thông nụ cười trẻ thơ lớp 5 năm 2020 mới nhất: Giao lưu tìm hiểu an toàn giao thông cho nụ cười trẻ thơ lớp 5 năm 2020
Cuộc thi An toàn giao thông dành cho học sinh – Đề thi dành cho học sinh khối 5
Năm học 2016-2017
Họ và tên: …………………………………………….……………..……….
Ngày sinh: …………………………………………….……………..……….
Lớp: …………………………………………….……………..……….
Trường: ……………………………………..….…..………………….......
Địa chỉ nhà trường (Xã/phường; Quận/huyện; Tỉnh/T.phố): ………………………..…...….
……………...…………………….……………………………………………………………….
Số điện thoại nhà riêng (nếu có): ………………………..….………………………………..
PHẦN A: CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
(Em hãy khoanh tròn vào 1 đáp án đúng nhất trong số các phương án trả lời)
1. Theo em, hành vi đi bộ qua đường nào sau đây là không an toàn?
A. Chú ý quan sát khi đi qua đường tại nơi không có cầu vượt, hầm và vạch kẻ đường dành cho người đi bộ.
B. Đi bộ cùng người lớn qua đường.
C. Leo qua dải phân cách để sang đường nhanh hơn.
2. Khi qua đường tại nơi đường giao nhau có đèn tín hiệu dành cho người đi bộ, em cần phải làm gì để đảm bảo an toàn?
A. Quan sát => Đi qua đường trên vạch kẻ đường dành cho người đi bộ, giơ cao tay để các xe nhận biết và vẫn cần quan sát an toàn.
B. Chờ tín hiệu đèn dành cho người đi bộ chuyển sang màu xanh => Đi sát vào mép đường bên phải => Đi qua đường trên vạch kẻ đường dành cho người đi bộ, giơ cao tay để các xe nhận biết và vẫn cần quan sát an toàn => Quan sát bên trái, bên phải và bên trái một lần nữa cho đến khi chắc chắn không có chiếc xe nào đang đến gần => Tiếp tục đi tiếp.
C. Dừng lại trên hè phố, lề đường hoặc sát mép đường => Chờ tín hiệu đèn xanh dành cho người đi bộ chuyển sang màu xanh => Quan sát bên trái, bên phải và bên trái một lần nữa cho đến khi chắc chắc không có chiếc xe nào đang đến gần => Đi qua đường trên vạch kẻ đường dành cho người đi bộ, giơ cao tay để các xe nhận biết và vẫn cần quan sát an toàn.
3. Để đảm bảo an toàn khi vui chơi, em nên chơi đùa ở đâu?
A. Trên hè phố hoặc gần đường sắt.
B. Trong công viên.
C. Bất cứ nơi nào ít phương tiện qua lại.
4. Em hãy cho biết biển báo nào chỉ dẫn “đường người đi bộ sang ngang”?
A. Biển 1 B. Biển 2 C. Biển 3 D. Biển 4
5. Khi đi xe đạp tới ngã ba, ngã tư mà gặp đèn vàng, em sẽ hành động như thế nào?
A. Nhanh chóng đi qua ngã ba, ngã tư trước khi chuyển sang đèn đỏ.
B. Dừng lại trước vạch dừng và chờ cho đến khi đèn xanh mới đi tiếp.
C. Đi chậm qua ngã ba, ngã tư và chú ý quan sát an toàn.
6. Những sự vật nào có thể gây ra khuất tầm nhìn cho em khi đi xe đạp trên đường?
A. Xe bus dừng đón khách tại điểm dừng.
B. Em nhỏ đang đi bộ qua đường.
C. Cả 2 đáp án trên.
7. Khi đi từ ngoài đường vào trong ngõ có bờ tường lớn che khuất tầm nhìn, em phải xử lý như thế nào?
A. Chú ý quan sát xung quanh, lắng nghe tiếng còi xe để nhận biết các xe đang đi tới.
B. Đi chậm, quan sát an toàn và kịp thời xử lý khi gặp chướng ngại vật.
C. Cả 2 đáp án trên.
8. Khi đạp xe ngang qua khu vực chợ, em cần xử lý như thế nào để đảm bảo an toàn?
A. Nhanh chóng tăng tốc để vượt qua khu vực chợ.
B. Quan sát nếu phía trước vắng thì tăng tốc để vượt qua khu vực chợ.
C. Giảm tốc độ, đi chậm và chú ý quan sát vì có thể có những xe lao ra bất ngờ gây nguy hiểm.
9. Khi ngồi sau xe máy, em có được đứng lên phía sau người lái xe không?
A. Có, khi xe đi chậm.
B. Có, khi đi trên đường vắng người.
C. Không được đứng lên phía sau người lái xe vì dễ gây mất thăng bằng và bị ngã ra ngoài khi xe phanh lại hoặc chuyển hướng.
10. Khi ngồi trong xe ô tô em cần chú ý điều gì để đảm bảo an toàn?
A. Đứng lên ghế và bám chặt vào tựa đầu của ghế.
B. Thò tay hoặc đầu ra ngoài cửa kính của xe.
C. Ngồi yên trong xe, thắt dây an toàn và lên xuống xe theo sự hướng dẫn của người lớn.
PHẦN B: VIẾT (Từ 10 đến 15 dòng):
Sau khi học giáo trình “An toàn giao thông cho nụ cười trẻ thơ”, em đã làm gì để bản thân vận dụng những kiến thức đã học và giúp người thân, bạn bè tham gia giao thông an toàn?
Gợi ý trả lời
Sau khi học giáo trình An toàn giao thông cho nụ cười trẻ thơ, Em đã luôn thực hiện theo những lời hướng dẫn từ sách cũng như những quy định về quá trình tham gia giao thông một cách nghiêm ngặt như:
Đi bên tay phải, đi sát lề đường, nhường đường cho xe cơ giới.
Đi đúng đường, phần đường của mình.
Khi chuyển hướng (rẽ trái, phải) đều giơ tay xin đường.
Khi đi từ đường nhỏ ra đường chính đều đi chậm và quan sát thật kĩ, nhường đường cho xe ưu tiên.
Không lạng lách đánh võng cũng như chở nhiều người trên cùng một chiếc xe.
Thường xuyên nói chuyện và thảo luận với bạn bè và người thân về các tình huống tham gia giao thông để hiểu rõ hơn và chấp hành tốt hơn.
Chia sẻ với các em nhỏ tuổi hơn để các em ấy cũng hiểu biết được những quy định tham gia giao thông để các em ấy có thể tránh và không gián tiếp gây ra tai nạn đáng tiếc.
Đăng ký tham gia các cuộc thi về an toàn giao thông ở trường, lớp để thực hành và tích lũy thêm kiến thức về an toàn giao thông.
Thực hiện đội mũ bảo hiểm mỗi khi đi xe máy cùng người lớn.
Tại các nơi có đèn giao thông, em luôn chấp hành đúng tín hiệu giao thông.
Chỉ qua đường khi thấy đèn giao thông chuyển sang màu đỏ với phần sang đường của mình.
Không tụ tập tại cổng trường mỗi khi tan học để tránh gây ảnh hưởng đến các phương tiện khác đang tham gia lưu thông trên đường.
Bên cạnh đó em cũng luôn nhắc nhở bản thân phải nắm rõ các quy định và thực hiện thật tốt để trở thành một tấm gương tốt, để tác động được đến những người xung quanh cùng thực hiện như mình.