Đề thi giải toán trên Máy tính cầm tay tỉnh Vĩnh Phúc năm 2010 - 2011 môn Hóa THPT
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO | KỲ THI GIẢI TOÁN TRÊN MTCT BẬC TRUNG HỌC |
Câu 1:
Hợp chất X được tạo thành từ 7 nguyên tử của 3 nguyên tố. Tổng số proton của X bằng 18. Trong X có hai nguyên tố thuộc cùng một chu kì và thuộc hai phân nhóm chính liên tiếp trong hệ thống tuần hoàn. Tổng số nguyên tử của nguyên tố có số điện tích hạt nhân nhỏ nhất bằng 5/2 tổng số nguyên tử của hai nguyên tố còn lại.
1. Xác định công thức cấu tạo của X.
2. Viết phương trình phản ứng xảy ra nếu có khi cho X tác dụng lần lượt với: dung dịch HNO3; dung dịch BaCl2; dung dịch AlCl3; dung dịch Fe(NO3)3
Câu 2:
Một chất A phân hủy có thời gian bán hủy là 100 giây, và không phụ thuộc vào nồng độ đầu của chất A. Tính thời gian để 80% chất A bị phân hủy
Câu 3:
Một khoáng chất có chứa 20,93% Nhôm; 21,7%Silic và còn lại là oxi và Hidro (về khối lượng). Hãy xác định công thức của khoáng chất này.
Câu 4:
Phân tử CuCl kết tinh dưới dạng lập phương mặt tâm.
a) Hãy biểu diễn ô mạng cơ sở của tinh thể này.
b) Tính số ion Cu+ và Cl- rồi suy ra số phân tử CuCl chứa trong ô mạng cơ sở.
c) Xác định bán kính ion của Cu+.
Cho dNaCl = 4,136 g/cm3; rCl-= 1,84Ao; MCu = 63,5gam/mol, MCl = 35,5 gam/mol Biết N= 6,02.1023.
Câu 5:
a) Tính pH của dung dịch HCl nồng độ 0,5.10-7 mol/lít.
b) Tính pH của dung dịch X được tạo thành khi trộn 200ml dung dịch HA 0,1M (Ka = 10-3.75) với 200ml dung dịch KOH 0.05M; pH của dung dịch X thay đổi như thế nào khi thêm 10-3 mol HCl vào dung dịch X.
Câu 6:
Biết CH4 có cấu trúc tứ diện đều, ở tâm là nguyên tử cacbon và 4 đỉnh là 4 nguyên tử hidro. Tính góc liên kết HCH của phân tử CH4 (lấy 2 số sau dấu phảy trong đáp án cuối cùng).
Câu 7:
Cho 11,2 gam hỗn hợp Cu và kim loai M tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 3,136 lít khí (đktc). Cũng lượng hỗn hợp này cho tác dụng hết với dung dịch HNO3 loãng, dư thu được 3,92 lít khí NO (đktc, sản phẩm khử duy nhất). Xác định kim loại M.
Câu 8:
Ở 378K hằng số cân bằng Kp của phản ứng: C2H5OH (k) ↔ CH3CHO (k) + H2 (k) . Kp = 6,4.10-9 và ΔH0 = 71Kj. Tính Kp của phản ứng ở 403K
Câu 9:
Cho 23,52 gam hỗn hợp 3 kim loại Mg, Fe, Cu vào 200 ml dung dịch HNO3 3,4M khuấy đều thấy thoát ra một khí duy nhất hơi nặng hơn không khí, trong dung dịch còn dư một kim loại chưa tan hết, đổ tiếp từ từ dung dịch H2SO4 5M vào, chất khí trên lại thoát ra cho dến khi kim loại vừa tan hết thì mất đúng 44 ml, thu được dd A. Lấy 1/2 dung dịch A, cho dd NaOH cho đến dư vào, lọc kết tủa, rửa rồi nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi thu được chất rắn B nặng 15,6 gam.
a) Tính % số mol mỗi kim loại trong hỗn hợp.
b) Tính nồng độ các ion (trừ ion H+, OH-) trong dung dịch A.
Câu 10:
Hỗn hợp A gồm 3 este đơn chức, mạch thẳng, tạo thành từ cùng một rượu B với 3 axit hữu cơ, trong đó có hai axit no là đồng đẳng kế tiếp nhau và một axit không no chứa một liên kết đôi. Xà phòng hoá hoàn toàn 14,7 gam A bằng dung dịch NaOH, thu được hỗn hợp muối và p gam rượu B. Cho p gam rượu B đó vào bình đựng natri dư, sau phản ứng có 2,24 lít khí thoát ra và khối lượng bình đựng natri tăng 6,2 gam. Mặt khác đốt cháy hoàn toàn 14,7 gam A, thu được 13,44 lít CO2 và 9,9 gam H2O. Xác định công thức cấu tạo của từng este trong A. (Các thể tích khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn).