Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 3 trường tiểu học Phương Hưng năm 2011 - 2012
Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 3
Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 3 trường tiểu học Phương Hưng năm 2011 - 2012 có đáp án được VnDoc.com sưu tầm và đăng tải không chỉ là tài liệu hữu ích dành cho các em học sinh lớp 3 mà quý giáo viên cũng có thể sử dụng để làm đề ôn tập cho các em. Mời quý thầy cô, quý giáo viên và các em tham khảo.
Đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 3 năm 2012 - 2013 trường Tiểu học Yên Hưng, Ninh Bình
Trường Tiểu học Phương Hưng Lớp: 3... Họ và tên:....................................... | BÀI KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA HỌC KÌ I NĂM HỌC: 2011 - 2012 MÔN TIẾNG VIỆT - LỚP 3 |
Thời gian: 55 phút (Không kể thời gian đọc thành tiếng và giao đề )
A. KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)
1. Đọc thành tiếng: (5 điểm)
Bài đọc: .................................................................................................
2. Đọc thầm và làm bài tập: (5 đ) - 15 phút
Chú sẻ và bông hoa bằng lăng
Ở gần tổ của một chú sẻ non đang tập bay có một cây bằng lăng. Mùa hoa này, bằng lăng nở hoa mà không biết vui vì bé Thơ, bạn của cây, phải nằm viện. Sẻ non biết bằng lăng đã giữ lại một bông hoa cuối cùng để đợi bé Thơ.
Sáng hôm ấy, bé Thơ về, bông bằng lăng cuối cùng đã nở. Nhưng bông hoa lại nở cao hơn cửa sổ nên bé không nhìn thấy nó. Bé cứ ngỡ là mùa hoa đã qua.
Sẻ non rất yêu bằng lăng và bé Thơ. Nó muốn giúp bông hoa. Nó chắp cánh, bay vù về phía cành bằng lăng mảnh mai. Nó nhìn kĩ cành hoa rồi đáp xuống. Cành hoa chao qua, chao lại. Sẻ non cố đứng vững. Thế là bông hoa chúc hẳn xuống, lọt vào khuôn cửa sổ.
Lập tức, sẻ nghe thấy tiếng reo từ gian phòng tràn ngập ánh nắng:
- Ôi, đẹp quá! Sao lại có bông bằng lăng nở muộn thế kia?
Theo Phạm Hổ
* Khoanh vào chữ cái đặt trước ý em cho là đúng trong các câu hỏi sau và hoàn thành tiếp các bài tập:
Câu 1. Bằng lăng muốn giữ lại bông hoa cuối cùng để làm gì?
a. Để tặng cho sẻ non.
b. Để trang điểm cho ngôi nhà của bé Thơ.
c. Để dành tặng bé Thơ vì bé Thơ bị ốm phải nằm viện chưa được nhìn thấy hoa nở.
Câu 2. Vì sao khi bông hoa bằng lăng cuối cùng nở, bé Thơ vẫn không nhìn thấy và nghĩ rằng mùa hoa đã qua?
a. Vì hoa chóng tàn quá bé Thơ chưa kịp ngắm.
b. Vì bông hoa nở cao hơn cửa sổ nên bé không nhìn thấy.
c. Vì bé Thơ mệt không chú ý đến hoa.
Câu 3. Sẻ non đã làm gì để giúp bằng lăng và bé Thơ?
a. Sẻ non hót vang để bé Thơ thức dậy ngắm hoa bằng lăng.
b. Sẻ non hái bông hoa bằng lăng bay vào buồng tặng bé Thơ.
c. Sẻ non đậu vào cành hoa bằng lăng làm cho nó chúc xuống để bông hoa lọt vào khung cửa sổ.
Câu 4. Câu văn có hình ảnh so sánh là:
a. Bé Thơ cười tươi như một bông hoa.
b. Sẻ non rất yêu bằng lăng và bé Thơ.
c. Bé cứ nghĩ là mùa hoa đã qua.
Câu 5. Điền tiếp bộ phận còn thiếu để tạo câu theo mẫu Ai là gì?
Bằng lăng và sẻ non là .......................................................................................
II. KIỂM TRA VIẾT (10 điểm)
1. Chính tả: (Nghe - viết) – 15 phút
a) Bài viết: Nhớ lại buổi đầu đi học. (Sách Tiếng Việt 3 - Tập I, trang 51)
Giáo viên đọc " Cũng như tôi đến hết" (5 điểm)
2. Tập làm văn: (5 điểm) - 25 phút
Em hãy chọn một trong các đề văn sau:
1. Em hãy viết một đoạn văn ngắn (từ 5 đến 7 câu) kể lại buổi đầu em đi học.
2. Viết một đoạn văn ngắn (từ 5 đến 7 câu) kể về tình cảm của bố mẹ hoặc người thân của em đối với em.
Đáp án đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 3
A. Đọc thầm và làm bài tập: 5 điểm - Mỗi ý đúng được 1 điểm
Câu 1: c Câu 2: b Câu 3: c Câu 4: a
Câu 5: HS điền đúng: 1 điểm (Cuối câu không có dấu chấm trừ 0,25 điểm)
B. 1. Chính tả: 5 điểm
Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng đoạn văn: 5 điểm.
Học sinh viết sai, lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh, không viết hoa đúng quy định cứ 2 lỗi trừ 1 điểm.
* Lưu ý: Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao khoảng cách - kiểu chữa hoặc trình bày bẩn ... bị trừ 1 điểm toàn bài.
2. Tập làm văn: 5 điểm
* Đoạn văn đảm bảo được các yêu cầu sau được 5 điểm:
- Viết được đoạn văn đủ các phần mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn đúng yêu cầu đã học; độ dài bài viết khoảng từ 5 - 7 câu;
- Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả;
- Chữ viết rõ ràng, trình bày bài viết sạch sẽ.