Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề thi giữa học kì 1 năm 2020 môn Văn 9 Đề 4

Đề thi giữa học kì 1 năm 2020 môn Văn 9 Đề 4 do VnDoc biên soạn, bám sát chương trình học sẽ giúp các em học sinh lớp 9 trong quá trình ôn thi giữa học kì 1 luyện thêm đề môn Ngữ văn có đáp án.

Đề thi giữa học kì 1 lớp 9 môn Ngữ văn bao gồm đầy đủ các phần thiết yếu sau:

  • Phần Đọc hiểu văn bản được chọn lọc bám sát chương trình học.
  • Phần Làm văn giúp các em học sinh hình thành kĩ năng làm văn của mình cũng như phục vụ quá trình ôn thi học kì môn Ngữ văn lớp 9.

Để tham khảo thêm nhiều đề thi và tài liệu học tập hay khác, trao đổi với thầy cô và giáo viên, mời các bạn tham gia nhóm: Tài liệu học tập lớp 9.

Bản quyền tài liệu thuộc về VnDoc.
Nghiêm cấm mọi hành vi sao chép nhằm mục đích thương mại.

Đề thi giữa học kì 1 năm 2020 môn Văn 9

I. Đọc hiểu văn bản (4đ):

Đọc đoạn văn sau và trả lời những câu hỏi:

Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng
Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá.
Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang
Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió…

(Quê hương - Tế Hanh)

Câu 1 (1đ): Cảnh con thuyền ra khơi đánh cá được miêu tả như thế nào?

Câu 2 (1đ): Đoạn thơ sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào? Nên tác dụng.

Câu 3 (2đ): Viết đoạn văn nêu suy nghĩ của em về vẻ đẹp lao động của những con người Việt Nam.

II. Làm văn (6đ):

Đóng vai Trương Sinh để kể lại truyện Chuyện người con gái Nam Xương.

Hướng dẫn giải Đề thi giữa học kì 1 năm 2020 môn văn 9

Đọc hiểu văn bản

Câu 1 (1đ):

Cảnh con thuyền ra khơi đánh cá được miêu tả: dân trai tráng hăng hái phăng mái chèo, cả con thuyền hăng như con tuấn mã, cánh buồm giương to như linh hồn của làng chài rướn thân hòa mình cùng thiên nhiên.

Câu 2 (1đ):

Biện pháp nghệ thuật được sử dụng: so sánh (Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã; Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng), nhân hóa (Rướn thân trắng, góp).

Tác dụng: làm cho bức tranh ra khơi thêm sinh động hơn, sự vật như có hồn hơn.

Câu 3 (2đ):

Học sinh hình thành đoạn văn dựa vào gợi ý sau:

Nét đẹp lao động của con người Việt Nam được biểu hiện như thế nào? (cần cù, chăm chỉ, vượt khó…).

Thành quả họ đã nhận lại là gì?

Em học được bài học gì từ những nét đẹp đó.

II. Làm văn (6đ):

Dàn ý Đóng vai Trương Sinh để kể lại truyện Chuyện người con gái Nam Xương

1. Mở bài

Giới thiệu vào tình huống câu chuyện.

2. Thân bài

a. Khái quát bối cảnh

Là con trai duy nhất của một gia đình khá giả, được cha mẹ yêu thương, cưng chiều.

Phải lòng một cô gái có dung nhan xinh đẹp và phẩm chất đoan trang, đầy đủ công dung ngôn hạnh.

Sau khi lập gia đình có một cuộc sống hạnh phúc: có một cậu con trai mới chào đời kháu khỉnh.

→ Cuộc sống viên mãn, được nhiều người ngưỡng mộ và mơ ước.

b. Tình huống truyện

Cuộc sống đang êm ả thì bị gọi đi lính tuy trong lòng không đành nhưng vẫn dứt áo lên đường.

Ngày chia tay buồn bã, bịn rịn không muốn rời.

Khi nghe những lời dặn dò đầy yêu thương của vợ thì đã vô cùng cảm động và yên tâm ra đi đánh giặc.

Ở chiến trường vẫn luôn giữ vững niềm tin yêu và hướng về gia đình, hướng về vợ con với tấm lòng thủy chung.

c. Khi đi lính về

Khi trở về nghe tin mẹ đã qua đời thì vô cùng đau lòng. Khi bế con ra thăm mộ mẹ, đứng trầm ngâm nhớ về mẹ thì con quấy khóc; cố gắng vỗ về nó thì nó không nhận mình là cha và nói rằng cha nó thường xuyên đến thăm nó khi đêm về → trong lòng vô cùng tức tối, nghĩ rằng vợ đã phản bội mình và có người đàn ông khác nên đã rất bức xúc.

Lúc về nhà đã lãm rõ sự việc, vợ ra sức thanh minh nhưng đó chỉ là những lời biện minh vô nghĩa. Không thể chịu đựng được người phụ nữ này, quá thất vọng nên đã đuổi cô ta đi.

Khi nghe tin cô vợ mất tích vẫn không mảy may suy nghĩ và cho rằng đó là những điều cô ta phải chịu.

d. Tâm trạng ăn năn, hối lỗi

Một buổi tối, khi tôi thắp ngọn đèn dầu thấy cái bóng của mình, con trai tôi reo lên và chỉ đấy là bố nó mà đêm nào cũng đến như nó đã kể. → Sự thật được phơi bày và cảm thấy ăn năn, hối hận vì đã không nghe vợ giải thích mà ra sức nhiếc móc và đuổi vợ đi.

Đi tìm vợ nhưng không thấy nàng ở đâu → đau buồn, tâm trạng nặng nề ngày này qua ngày khác.

Một thời gian sau, người trong làng tên là Phan Lang đến kể với tôi về chuyện của nàng, về cuộc sống hiện tại của nàng ở nơi thủy cung rằng nàng tự vẫn nhưng được cứu về đó và sống yên bình. Tôi không tin nhưng Phan Lang đưa cho tôi kỉ vật của nàng thì tôi giật mình và tin những gì anh ta nói.

Tôi lập đàn theo lời Phan Lang dặn và quả nhiên vợ tôi trở về. Nàng hiện lên giữa sông trên chiếc kiệu xinh đẹp. Tôi vô cùng xúc động, van xin nàng và mong nàng trở về dân gian sống cùng tôi nhưng nàng không còn trở về được nữa.

Khi nàng trở về thủy cung nơi lòng sông, tôi vô cùng buồn bã và đau khổ nhưng bất lực.

3. Kết bài

Khái quát lại giá trị tác phẩm và bài học cho nhân vật.

---------------------------

Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết dưới đây của chúng tôi:

Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các em Đề thi giữa học kì 1 năm 2020 môn Văn 9 Đề 4. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các em học sinh tài liệu Giải bài tập Toán lớp 9, Trắc nghiệm Tiếng Anh 9, Lý thuyết môn Vật lí lớp 9, Giải Tập bản đồ Lịch Sử lớp 9 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Chúc các em học tập thật tốt.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Đề thi giữa kì 1 lớp 9

    Xem thêm