Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề thi giữa học kì 2 lớp 7 môn Sinh học - Đề 7

Đề kiểm tra giữa kì 2 Sinh học 7

Đề thi giữa học kì 2 lớp 7 môn Sinh học - Đề 7 với các câu hỏi lý thuyết kết hợp bài tập trắc nghiệm Sinh khác nhau nhằm hỗ trợ quá trình ôn luyện kiến thức cũng như nâng cao kết quả dạy và học.

Đề kiểm tra 1 tiết Sinh học 7 học kì 2 - Đề 7

I. Trắc nghiệm

Câu 1. Động vật nào dưới đây hô hấp chủ yếu bằng da?

A. Cá chép.

B. Thằn lằn bóng đuôi dài

C. Ếch đồng

D. Châu chấu.

Câu 2. Động vật nào dưới đây không sinh sản bằng hình thức mọc chồi?

A. Thủy tức

B. San hô

C. Trùng giày

D. Bọt biển

Câu 3. Động vật nào trong hình dưới đây không phải là đại diện của bộ Gặm nhấm?

Đề kiểm tra Sinh học 7

Câu 4. Thứ tự đúng thể hiện sự phức tạp dần về cấu tạo hệ thần kinh ở động vật là

A. thần kinh ống - thần kinh chuỗi hạch -thần kinh lưới - chưa phân hóa.

B. chưa phân hóa -thần kinh lưới - thần kinh chuỗi hạch - thần kinh ống.

C. thần kinh ống - thần kinh chuỗi hạch -thần kinh lưới.

D. thần kinh lưới - thần kinh ống - thần kinh chuỗi hạch.

Câu 5. Cho các loài động vật sau đây, có bao nhiêu loài có hai vòng tuần hoàn?

(1) Cá

(2) Ếch

(3) Bò sát

(4) Chim

(5) Thú

(6) Chân khớp

(7) Ruột khoang

A. 4

B. 5

C. 6

D. 7

II. Tự luận

Câu 1. So với ếch nhái thì thằn lằn đẻ ít trứng hơn, vậy có thể nói thằn lằn kém tiến hóa so với ếch nhái không?

Câu 2. Hãy nêu đặc điểm đặc trưng của thú móng guốc. Phân biệt thú Guốc chẵn và thú Guốc lẻ.

Câu 3. Rắn độc có thể gây hại cho con người vì nếu bị rắn độc cắn có thể dẫn đến tử vong, vậy theo em có nên giết hết rắn hay không?

Đáp án đề kiểm tra Sinh học 7

I. Trắc nghiệm

Câu 1: C

Câu 2: C

Câu 3: D

Câu 4: B

Câu 5: A

II. Tự luận

Câu 1.

- Thằn lằn không đẻ nhiều trứng vì quá trình thụ tinh xảy ra ở trong cơ thể con cái, trứng đẻ ra được chôn dưới hốc đất nên ít bị tấn công. Con non có thể tự kiếm ăn sau khi nở. Còn ếch thụ tinh ngoài nên cần đẻ nhiều trứng để tăng khả năng cá thể con được sinh ra.

- So với ếch nhái thì thằn lằn tiến hóa hơn vì tỉ lệ trứng được thụ tinh và nở thành con cao hơn.

Câu 2.

- Đặc điểm đặc trưng của thú móng guốc

  • Thú móng guốc có số lượng ngón chân tiêu giảm, đốt cuối của mỗi ngón có bao sừng bao bọc, được gọi là guốc.
  • Thú móng guốc di chuyển nhanh, vì thường có chân cao, trục ống chân, cổ chân, bàn và ngón chân gần như thẳng hàng và chỉ có những đốt cuối của ngón chân có guốc bao bọc mới chạm đất, nên diện tích tiếp xúc với đất hẹp.

Bộ Guốc chẵn Bộ Guốc lẻ

- Đại diện: Lợn, bò, hươu

Gồm thú móng guốc có hai ngón chân giữa phát triển bằng nhau, đa số sống đàn, có loài ăn tạp (lợn), ăn thực vật, nhiều loại nhai lại có dạ dày túi như trâu, bò.

- Đại diện: Tê giác, ngựa

Gồm thú móng guốc có 3 ngón chân giữa phát triển hơn cả, ăn thực vật không nhai lại, không có sừng, sống đàn (ngựa), có sừng, sống đơn độc (tê giác có 3 ngón).

Câu 3.

Rắn độc có thể gây hại cho con người nhưng chúng ta không nên giết hết rắn vì rắn là loài thiên địch có lợi cho nhà nông. Rắn bắt chuột giữ mùa màng không bị chuột phá hại.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Đề thi giữa kì 2 lớp 7

    Xem thêm