Đề thi giữa học kì 2 lớp 7 môn Sinh học - Đề 9
Đề kiểm tra giữa kì 2 Sinh học 7
Đề thi giữa học kì 2 lớp 7 môn Sinh học - Đề 9 là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho học sinh trong quá trình củng cố kiến thức đã học và làm quen với các câu hỏi lý thuyết kết hợp bài tập trắc nghiệm Sinh khác nhau trong đề thi giữa kì 2 lớp 7.
Đề kiểm tra 1 tiết Sinh học 7 học kì 2 - Đề 9
I. Trắc nghiệm
Câu 1. Đa dạng sinh học thể hiện rõ nhất ở
A. số lượng loài.
B. hình thái loài.
C. tập tính thích nghi với môi trường sống.
D. nơi ở của loài.
Câu 2. Những động vật sống ở môi trường hoang mạc đới nóng thường có màu lông như thế nào?
A. Màu lông sặc sỡ.
B. Màu lông xanh lục, giống màu thực vật.
C. Màu lông trắng, giống băng tuyết.
D. Màu lông nhạt, giống màu cát.
Câu 3. Theo Sách Đỏ Việt Nam hiện nay, voi là động vật quý hiếm và được xếp vào
A. cấp độ nguy cấp (EN)
B. cấp độ sẽ nguy cấp (VU)
C. cấp độ rất nguy cấp (CR)
D. cấp độ ít nguy cấp (LR)
Câu 4. Quan sát hình ảnh dưới đây và cho biết bộ phận nào của não bồ câu chiếm thể tích lớn nhất?
A. não giữa.
B. tiểu não.
C. não trước.
D. hành tủy.
Câu 5. Đâu không phải là biện pháp giúp bảo vệ đa dạng sinh học?
A. cấm đốt, phá, khai thác rừng bừa bãi.
B. cấm săn bắt, buôn bán động vật hoang dã.
C. tuyên truyền, giáo dục người dân nhằm nâng cao ý thức cộng đồng về bảo vệ môi trường và bảo vệ đa dạng sinh học.
D. thay thế dần các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn Quốc gia bằng các trang trại chăn nuôi, vườn bách thú.
II. Tự luận
Câu 1. Trình bày những cấu tạo cơ bản của thằn lằn thích nghi với đời sống trên cạn.
Câu 2. Hãy nối nội dung của cột A với nội dung của cột B sao cho phù hợp:
Đại diện (A) | Đặc điểm của hệ tuần hoàn (B) |
1. Châu chấu | a. Chưa phân hóa |
2. Thủy tức | b. Tim có tâm thất và tâm nhĩ, hệ tuần hoàn kín |
3. Giun đất | c. Tim chưa có tâm thất và tâm nhĩ, hệ tuần hoàn hở. |
4. Ếch đồng | d. Tim chưa có tâm thất và tâm nhĩ, hệ tuần hoàn kín. |
Câu 3. Vì sao dơi không được xếp vào lớp Chim mà xếp vào lớp Thú?
Đáp án đề kiểm tra Sinh học 7
I. Trắc nghiệm
Câu 1: A
Câu 2: D
Câu 3: C
Câu 4: C
Câu 5: D
II. Tự luận
Câu 1.
Cấu tạo trong của thằn lằn thích nghi hoàn toàn với đời sống ở cạn là:
- Hô hấp bằng phổi nhờ sự co dãn của cơ liên sườn.
- Tâm thất có vách ngăn hụt, máu nuôi cơ thể ít pha trộn.
- Thằn lằn là động vật biến nhiệt.
- Cơ thể giữ nước nhờ lớp vảy sừng và hấp thụ lại nước trong phân, nước tiểu.
- Hệ thần kinh và giác quan tương đối phát triển.
Câu 2.
Đáp án: 1c, 2a, 3d, 4b
Câu 3.
- Có lông mao.
- Có tuyến sữa.