Đề thi giữa kì 1 Vật lý 7 Phòng GD&ĐT Ninh Giang, Hải Dương năm học 2021 - 2022

Đề thi giữa kì 1 Vật lý 7 năm 2021 - 2022

Mời thầy cô và các em tham khảo Đề thi giữa kì 1 Vật lý 7 Phòng GD&ĐT Ninh Giang, Hải Dương năm học 2021 - 2022 do VnDoc sưu tầm và đăng tải sau đây. Tài liệu bao gồm cả trắc nghiệm và tự luận có đáp án và ma trận, hệ thống kiến thức được học trong nửa đầu kì 1 Vật lý 7. Đây là tài liệu hay cho thầy cô tham khảo ra đề và các em học sinh ôn tập, chuẩn bị cho kì thi giữa học kì 1 lớp 7 sắp tới đạt kết quả cao.

I. Phần trắc nghiệm: (3 điểm). Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước phương án trả lời đúng nhất trong mỗi câu sau:

Câu 1: Ta nhìn thấy một vật khi nào?

A.Khi vật phát ra ánh sáng.

B.Khi vật được chiếu sáng.

C.Khi có ánh sáng từ mắt ta chiếu sáng vật.

D.Khi có ánh sáng từ vật truyền vào mắt ta.

Câu 2: Hãy chỉ ra vật nào dưới đây không phải là nguồn sáng?

A. Tờ giấy trắng.

B. Mặt trời.

C. Tia sét.

D. Ngọn đèn đang sáng.

Câu 3: Khi nào có nguyệt thực xảy ra?

A.Khi Mặt Trăng nằm trong bóng tối của Trái Đất.

B.Khi Mặt Trăng bị mây đen che khuất.

C.Khi Trái Đất nằm trong bóng tối của Mặt Trăng.

D.Khi Mặt Trời bị Mặt Trăng che khuất một phần.

Câu 4: Trong một thí nghiệm, người ta đo được góc tạo bởi tia tới và đường pháp tuyến của mặt gương bằng 400. Tìm giá trị góc tạo bởi tia tới và tia phản xạ?

A.400 

B.800 

C.500 

D.200

Câu 5: Chọn câu phát biểu đúng trong các câu sau đây?

A.Ảnh ảo tạo bởi gương cầu lõm nhỏ hơn vật.

B.Ảnh ảo tạo bởi gương cầu lõm bằng vật.

C.Gương cầu lõm có tác dụng biến đổi một chùm tia tới song song thành một chùm tia phản xạ hội tụ tại một điểm.

D.Gương cầu lõm có tác dụng biến đổi mọi chùm tia tới hội tụ thành một chùm tia phản xạ song song.

Câu 6: Ở vị trí nào quan sát thấy nhật thực toàn phần?

A.Ở mọi điểm trên trái đất.

B.Ở vùng ban ngày trên trái đất.

C. Ở vùng ban ngày và vùng nửa tối mà mặt trăng tạo ra trên trái đất.

D. Ở vùng ban ngày và vùng bóng tối mà mặt trăng tạo ra trên trái đất.

II. Phần tự luận: (7 điểm)

Câu 7. (1 điểm). Cho hình vẽ bên, vẽ tia sáng SI chiếu tới một gương phẳng. Góc tạo bởi tia SI với mặt gương là 400. Hãy vẽ tiếp tia phản xạ và góc phản xạ?

Vật lý 7

Câu 8: (2 điểm). Hãy so sánh tính chất của ảnh tạo bởi gương phẳng và gương cầu lồi có cùng kích thước?

Câu 9: (2 điểm). Một người lái xe ô tô muốn đặt một cái gương ở trước mặt để quan sát hành khách ngồi ở phía sau lưng. Tại sao người đó dùng gương cầu lồi mà không dùng gương cầu lõm hay gương phẳng?

Câu 10: (2 điểm). Hãy vẽ ảnh của một vật như hình vẽ sau:

Vật lý 7

Mời các bạn xem đáp án trong file tải về.

-----------HẾT ------------

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Đề thi giữa kì 1 Vật lý 7 Phòng GD&ĐT Ninh Giang, Hải Dương năm học 2021 - 2022. Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm các tài liệu lớp 7 khác như: Vật Lý lớp 7, Giải bài tập Vật lý lớp 7, Giải Vở BT Vật Lý 7, Lý thuyết Vật lý 7... cũng được cập nhật liên tục trên VnDoc.com.

Để có thể đạt điểm cao trong kì thi giữa học kì 1 lớp 7 sắp tới, bên cạnh việc ghi nhớ lý thuyết, các em học sinh cần thực hành làm các đề thi giữa kì 1 để làm quen với cấu trúc đề thi, cũng như các dạng câu hỏi thường xuất hiện trong bài. Mời các em tham khảo thêm các Đề thi giữa kì 1 lớp 7 trên VnDoc với đầy đủ các môn, do đội ngũ giáo viên VnDoc biên soạn hoặc sưu tầm từ nhiều trường THCS trên cả. Đây là tài liệu hay cho thầy cô tham khảo ra đề, cũng là nguồn tài liệu để các em học sinh ôn luyện trước kì thi. Mời thầy cô và các em tham khảo.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 7, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 7 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 7. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

Đánh giá bài viết
6 492
Sắp xếp theo

Đề thi giữa kì 1 lớp 7

Xem thêm